Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết
Tiểu đường là căn bệnh thuộc nhóm không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Theo kết quả điều tra STEPwise do Bộ Y Tế thực hiện năm 2015, tỷ lệ người mắc toàn quốc là 4.1%, trong đó tiểu đường type 2 chiếm đến khoảng 90 đến 95% các trường hợp. Bệnh có diễn tiến âm ỉ, không có triệu chứng rõ ràng và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng của tiểu đường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và có thể trở thành mối nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường mà bạn cần biết
1. Bệnh tim mạch
Bệnh đái tháo đường thường gây nhiều biến chứng cho người bệnh, trong đó tim mạch và đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, đây là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người bị đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường có thể gây ra xơ vữa động mạch gây hẹp tắc mạch máu dẫn đến các biến chứng tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.
2. Biến chứng ở da ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể, không ngoại trừ da. Trên thực tế, những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người mắc tiểu đường.
May mắn là hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm. Các biến chứng ở da có thể là những vấn đề thông thường mà tất cả mọi người đều có thể bị. Tuy nhiên, người bị tiểu đường thì dễ dàng mắc các triệu chứng đó hơn. Đó có thể là các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm và ngứa ngoài da. Ngoài ra còn một số bệnh nữa điển hình ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Bệnh gai đen, da vàng, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước,...
3. Các bệnh về huyết áp
Tăng huyết áp rất thường gặp ở người bị đái tháo đường, và người bệnh có thể gặp các biến chứng liên quan đến bệnh tăng huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,… Biện pháp điều trị quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường kèm tăng huyết áp là cần phải vừa đảm bảo bình ổn cả chỉ số đường huyết lẫn chỉ số huyết áp, như vậy mới giảm được các biến chứng tim mạch và tỉ lệ tử vong.
4. Tổn thương về thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường
Khoảng một nửa bệnh nhân tiểu đường sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng tới thần kinh. Việc giữ lượng đường máu ổn định, có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình phá hủy. Trong trường hợp bạn đã có những tổn thương thần kinh thì việc kiểm soát đường máu có thể làm chậm lại tiến triển của bệnh. Ngoài ra còn những điều trị khác có thể hỗ trợ.
5. Vết thương dễ bị nhiễm trùng
Các vết thương trên cơ thể người bệnh đái tháo đường thường lâu lành hơn người bình thường không bị đái tháo đường. Đó là do khi lượng đường cao trong máu làm cơ thể người bệnh giảm sức đề kháng, từ đó vết thương dễ nhiễm trùng và khó lành hơn . Hơn nữa, đái tháo đường kiểm soát kém có thể dẫn đến biến chứng thần kinh gây ra mất cảm giác, bệnh nhân dễ bị vết thương hơn từ đó nhiễm trùng xâm nhập và lan rộng. Hậu quả có thể bị cắt chân nếu hoại tử nhiễm trùng nặng nếu điều trị không đúng cách.
6. Bệnh về mắt
Bệnh đái tháo đường còn gây các biến chứng về mắt như tổn thương các mạch máu nhỏ ở đáy mắt và có thể chảy máu gây ra mù loà. Ngoài ra còn một số biến chứng mắt khác như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp cũng là nguyên nhân làm giảm thị lực của người bệnh. Vì vậy người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc mắt cẩn thận và đi khám mắt định kỳ hàng năm.
7. Biến chứng ở bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có thể có những vấn đề ở bàn chân. Các vấn đề về chân thường xảy ra khi có biến chứng tổn thương thần kinh. Nó có thể gây ngứa ran, đau (rát hoặc cảm giác như kim châm) hoặc yếu chân. Nó cũng có thể gây mất cảm giác ở bàn chân. Lưu lượng máu đến chân kém hoặc biến dạng bàn chân hoặc ngón chân cũng có thể gây ra vấn đề về bàn chân.
8. Suy thận
Biến chứng thận cũng thường gặp ở người bị bệnh đái tháo đường nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu cao kéo dài. Hậu quả của suy thận có thể tiến triển xấu tới mức thận không hoạt động và cơ thể ứ đọng nhiều chất gây hại cho cơ thể. Ở giai đoạn bệnh thận nặng, bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng để duy trì sự sống, điều này rất tốn kém và làm chất lượng sống giảm nhiều. Để phòng ngừa bệnh thận, người bệnh đái tháo đường cần trao đổi với bác sĩ để có thể chẩn đoán và điều trị sớm bệnh.
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Mách bạn : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Punsemin giúp ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin. Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Punsemin có tác dụng gì ?
Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên và bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường type II.
Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phìCải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
>>> Chi Tiết Sản Phẩm Xem Tại : Punsemin Ổn định đường huyết phòng biến chứng tiểu đường
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm :
- CÁCH PHÒNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG SỚM AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
- BỆNH TIỂU ĐƯỜNG - KIẾN THỨC TỪ A - Z CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN PHẢI BIẾT
- TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC MẬT ONG KHÔNG? {LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BỆNH TIỂU ĐƯỜNG}