Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ nội độ 1? Cách điều trị bệnh như nào?

Trĩ nội là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại và trĩ nội độ 1 là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Trĩ nội độ 1 là hậu quả của việc trực tràng phải chịu những áp lực lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Do đó để nắm được cách phòng tránh cũng như cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1 thì trước hết phải biết được nguyên nhân gây nên bệnh trĩ nội độ 1. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh trĩ nội độ 1.

Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ nội độ 1? Cách điều trị bệnh như nào?

I. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội độ 1

1. Nguyên nhân bên trong:

– Nguyên nhân bên trong gây bệnh trĩ là do các đám rối tĩnh mạch trĩ trong giãn quá mức và liên tục trong thời gian dài gây ra. Điều này tạo áp lực lên dây chằng Park – có nhiệm vụ chặn đỡ và ngăn cách đám rối tĩnh mạch trĩ, dần làm hình thành búi trĩ nội trên đường lược. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các búi trĩ nội sẽ nhanh chóng phát triển to dần và gây ra chứng sa búi trĩ nội cấp độ 2, 3 và 4.

2. Các yếu tố bên ngoài:

Do thói quen ăn uống hàng ngày chưa hợp lí: Người bệnh không thường xuyên bổ sung chất sơ, các loại rau xanh, hoa quả… trong thực phẩm ăn uống hàng ngày làm cơ thể dễ mắc bệnh táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây lên bệnh trĩ nội.

Do thói quen uống ít nước, lười cung cấp nước cho cơ thể (nhất là vào mùa đông).

Thói quen ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích, rượu bia thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ.

Do đặc thù công việc: Theo nghiên cứu, những người ngồi làm việc quá lâu khiến đám rối tĩnh mạch trĩ trong phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài làm rất dễ gây nên bệnh trĩ.

Do áp lực công việc, stress kéo dài

Người bệnh không có thói quen đi đại tiện hàng ngày.

II. Cách điều trị bệnh trĩ nội độ 1

Trĩ nội cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất ở bệnh trĩ nên việc điều trị bệnh trĩ cấp độ 1 khá dễ dàng, bệnh nhanh chuyển biến và tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn, không tái phát chiếm phần cao hơn so với điều trị bệnh trĩ ở các giai đoạn sau. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ cấp độ 1:

1. Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá

– Trong dân gian từ lâu rau diếp cá đã được biết đến như một “khắc tinh” của bệnh trĩ. Các nghiên cứu cho thấy trong rau diếp cá có chứa hoạt chất Quercetin có tác dụng bảo vệ và làm bền thành mạch trĩ, hạn chế sự giãn nở các tĩnh mạch trĩ hiệu quả.

– Trong tinh dầu rau diếp cá cũng có chứa một chất kháng sinh tự nhiên decanonyl acetaldehyde rất mạnh có khả năng phòng ngừa viêm nhiễm vùng hậu môn và búi trĩ, hỗ trợ làm teo nhỏ dần kích thước búi trĩ nội độ 1.

Cách 1: Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng detox rau diếp cá:

Chuẩn bị:

– 500g lá rau diếp cá (đã nhặt bỏ cuộng và lá già), rửa sạch, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 25 – 30 phút để rau được đảm bảo hơn.

Cách làm:

– Cho rau diếp cá vào giã nát, chắt lấy nước uống hàng ngày.

– Có thể pha thêm chút nước lọc ấm và mật ong (hoặc đường) để dễ uống hơn.

– Ngày thực hiện 1 – 2 lần. Hoặc bạn có thể ăn sống lá rau diếp cá hàng ngày nếu ưa thích vị mát và mùi tanh đặc trưng của loại rau này.

Cách 2: Cách chữa bệnh trĩ nội bằng cách ăn sống rau diếp cá:

Chuẩn bị:

– Chuẩn bị rau diếp cá (tùy thuộc vào khả năng ăn của người bệnh để chuẩn bị ít hoặc nhiều)

Cách làm:

– Nhặt sạch rau diếp cá, đem rửa sạch với nước và tiến hành ngâm muối pha loãng (giống như cách 1). Sau đó vớt rau và để ráo nước. Dùng rau diếp cá ăn sống trực tiếp hàng ngày.

2. Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng quả sung

– Sung là loại quả có chứa hàm lượng chất sơ cao cùng một số hoạt tính có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm chứng sa búi trĩ giúp điều trị bệnh trĩ giai đoạn đầu. Đây cũng là loại quả dân gian dễ tìm, khá phổ biến ở nước ta. Vì vậy, điều trị bệnh trĩ nội độ 1 bằng sung quả là một phương pháp dân gian người bệnh trĩ có thể tham khảo thêm.

Cách 1: Ăn sống sung quả

Chuẩn bị:

– 15 – 20 quả sung xanh, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.

Cách dùng:

Ăn trực tiếp hàng ngày. Lưu ý, ngày chỉ nên ăn khoảng 20 – 40 quả, không nên ăn quá nhiều. Có thể dùng thêm muối chấm thành món ăn vặt.
 
Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ nội độ 1? Cách điều trị bệnh như nào?

Cách 2: Dùng lá sung ngâm hậu môn chữa trị trĩ nội:

Chuẩn bị: 

– Lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung: mỗi loại 300g và 1 củ nghệ tươi.

Cách làm:

– Rửa sạch các loại lá và nghệ tươi (đã thái lát) đã chuẩn bị, sau đó cho vào nồi to đun cùng 3 lit nước sạch.

– Khi nồi sôi, bắc ra và tiến hành xông hơi búi trĩ và vùng hậu môn.

– Khi nồi nước xông chỉ còn ấm nóng đem chắt nước rau chậu nhựa.

– Để nước lắng xuống và gạn lấy nước trong. Sau đó tiến hành ngâm vùng hậu môn trong khoảng 15 – 20 phút. 

3. Uống nước sắc lá bỏng và rau sam chữa bệnh trĩ nội độ 1

– Rau sam là cây thuốc dân gian có khả năng hoạt huyết, cầm máu, làm giảm tình trạng đi ngoài ra máu do bệnh trĩ gây ra khá hiệu quả. Bên cạnh đó, rau sam cũng là loại rau giúp nhuận tràng, cải thiện chứng táo bón – tác nhân bên ngoài hàng đầu gây chứng đi ngoài ra máu hiệu quả.

– Để hiệu quả chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng rau sam hiệu quả hơn, có thể kết hợp thêm lá bỏng trong quá trình điều trị.

Cách làm:

Chuẩn bị: 100g lá bỏng tươi, 15g – 20g rau sam mang rửa sạch.

Cách làm:

 Cho nguyên liệu vào nồi đun cùng 1lit nước sạch.

– Khi nồi sôi vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng 20 – 25 phút. Để nguội và dùng nước uống hết trong ngày.

4. Điều trị trĩ nội độ 1 bằng nhựa đu đủ xanh

– Đu đủ là loại hoa quả được nhiều người ưa thích không chỉ vì có vị thơm đặc biệt, vị ngọt thanh, dễ ăn mà đây có là loại hoa quả làm đẹp da của nhiều chị em phụ nữ với nhiều vitamin và khoáng chất như: canxi, magie, sắt, photpho, kali, vitamin A, C, E, D… Theo Đông y, nhựa đu đủ xanh có khả năng sát khuẩn, làm co các mạch máu ở búi trĩ, từ đó hỗ trợ làm teo nhỏ kích thước búi trĩ nội khá hiệu quả.

Dùng nhựa đu đủ xanh chữa trĩ nội:

Chuẩn bị:

– Một quả đu đủ xanh và còn nguyên cuống, tốt nhất là vừa hái từ trên cây xuống.

Cách làm: 

– Trước khi đi ngủ tiến hành vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối ấm pha loãng.

Sau đó dùng dao bổ làm đôi trái đu đủ xanh. Tiến hành buộc 2 nửa đu đủ vào 2 bên cẳng chân (ở phía dưới đầu gối) và để qua đêm.
 

5. Dùng cây thầu dầu tía điều trị trĩ nội độ 1

Lá thầu dầu tía hay còn gọi là đu đủ tía là một loại cây thuộc họ thầu dầu. Theo Đông y, lá và hạt thầu dầu tía có vị ngọt, cay, mang tính bình có tác dụng chủ yếu tiêu thũng bạt độc, làm giảm ngứa, chống viêm hiệu quả. Đây cũng là hai thành phần được người bệnh dùng nhiều trong điều trị trĩ nội độ 1.

Chữa trị trĩ nội bằng thầu dầu tía và lá vông nem:

Chuẩn bị:

– Lấy lá thầu dầu tía và lá vông nem, mỗi loại khoảng 4 lá đem rửa sạch và để ráo nước + vài hạt muối tinh.

Cách làm:

– Cho 2 loại lá vào giã nát cùng với muối tinh.

– Dùng thành phẩm thu được đắp vào vùng hậu môn và búi trĩ.

– Dùng miếng băng gạc cố định để đảm bảo lá thầu dầu tía tiếp xúc trực tiếp được vào vùng hậu môn. Để khoảng 30 -40 phút có thể tháo ra và tiếp tục làm lần 2. Ngày thực hiện 2 lần sáng và tối. Kiên trì áp dụng đến khi bệnh có tiến triển tốt hơn.
 
6. Cách chữa trĩ nội cấp độ 1 với dầu dừa

– Dầu dừa có tính nhờn, trơn, giữu ẩm cao và có chứa các axit như: axit caproic, axit capric… ngoài khả năng kháng khuẩn, giảm ngứa rát hậu môn còn có thể giúp ức chế quá trình phát triển búi trĩ, sa búi trĩ và làm giảm các biểu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 hiệu quả.

– Đối với bệnh trĩ nội, nguyên nhân gây bệnh nằm bên trong hậu môn nên việc bôi dầu dừa ở bên ngoài hậu môn không thu được hiệu quả tốt. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo cách làm dầu dừa dạng viên đặt bên trong hậu môn.

• Chuẩn bị:

– Dầu dừa dạng lỏng + Khay đá nhỏ dạng viên thuốc có vách ngăn (để dễ dàng cho việc làm thuốc và quá trình sử dụng sau này). Người bệnh có thể tìm mua khay đá này trong các siêu thị hoặc các cửa hàng tạp hóa.

• Cách làm:

– Rửa sạch khay đá và để khô.

– Dùng dầu dừa lỏng đổ đầy vào các khuôn trong khay đá sau đó cho vào ngăn đá đến khi dầu dừa đông cứng lại thành hình viên thuốc.

• Cách dùng:

– Rửa sạch vùng hậu môn. Lấy dầu dừa dạng viên đã chuẩn bị ở trên đặt vào vùng hậu môn, đặt càng sâu càng tốt.

– Sau đó người bệnh nằm với tư thế nằm sấp người khoảng 60 – 90 phút. Hoặc có thể nằm ngửa và kê thêm chăn hoặc gối ở phần mông giúp phần mông cao hơn người nhằm mục đích: để dầu dừa tan chảy ngấm vào đường lược và vùng đám rối tĩnh mạch trĩ, giúp điều trị bệnh trĩ nội từ sâu bên trong hậu môn – trực tràng. Thực hiện ngày 2 lần sáng, tối.
 
Lưu ý: Đối với các cách ngâm rửa, xông hơi hậu môn hoặc các cách đắp lá thuốc vào búi trĩ, đặt dầu dừa bên trong hậu môn, người bệnh nên vệ sinh sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng trước khi áp dụng các biện pháp trên để có thể đạt được hiệu quả tốt hơn. 
 
Nguyên nhân nào gây bệnh trĩ nội độ 1? Cách điều trị bệnh như nào?

III. Triệu chứng bệnh trĩ nội độ 1

Nếu nhận biết sớm các dấu hiệu của trĩ nội độ 1, bệnh có thể được điều trị dễ dàng với chi phí thấp. Các triệu chứng của giai đoạn bệnh này bao gồm:

– Chảy máu khi đi đại tiện là biểu hiện thường gặp ở hầu hết trường hợp. Người bệnh có thể thấy máu đỏ tươi trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Tuy nhiên người bệnh sẽ khó nhận ra tình trạng này nếu chỉ bị chảy máu nhẹ.

– Người bệnh có thể cảm thấy ngứa rát vùng hậu môn, xuất hiện tình trạng táo bón.

– Các triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh lý khác như trĩ ngoại hay ung thư đại trực tràng. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám kịp thời để được chẩn đoán chuyên môn từ bác sĩ và có hướng điều trị phù hợp.
 
IV. Cách phòng tránh bệnh trĩ.
 
Như đã đề cập, nguyên nhân gây trĩ chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Chúng ta hoàn toàn có thể có những biện pháp phòng bệnh trĩ ngay tại nhà và nơi làm việc.

1. Tránh ngồi quá lâu

Thời gian ngồi quá nhiều là vấn đề phổ biến ở nhân viên văn phòng. Phòng bệnh trĩ cho dân văn phòng ưu tiên cần thay đổi thói quen làm việc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc trĩ ở những người ít vận động lên đến hơn 70%. Trung bình cứ ngồi khoảng 50 phút, bạn nên đứng dậy vận động 5-10 phút. Việc đứng dậy vận động giúp cho dòng máu lưu thông tốt hơn. Đồng thời giảm áp lực cho vùng hậu môn. Hạn chế sự hình thành búi trĩ.

2. Đi cầu vào một thời gian cố định

Thường rất ít người chú ý đến thói quen này. Tuy nhiên đây là một thói quen tốt để cân bằng chức năng của hệ tiêu hóa. Đi cầu vào một thời điểm cố định trong ngày có thể ngừa táo bón. Đặc biệt, bạn không nên nhịn đi cầu trừ những trường hợp không thể. Không nên dùng lực rặn mạnh khi đi vệ sinh. Có thể làm vùng hậu môn bị tổn thương.

3. Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ

Đừng để viêm nhiễm hậu môn gây trĩ cho bạn. Sử dụng các loại khăn giấy mềm để lau, tránh cọ xát gây xước vùng quanh hậu môn. Đó là cơ hội để cho vi khuẩn xâm nhập. Sau khi đi đại tiện nên rửa sạch lại với nước muối ấm.

4. Tập thể dục thường xuyên

Nguy cơ bị trĩ ở những người ít vận động cao gần gấp 2 lần. Chúng ta cần xây dựng một bảng biểu hoạt động thể lực để phòng bệnh trĩ.  Sau mỗi bữa ăn, nên vận động để cho thức ăn tiêu hóa tránh táo bón. Trung bình mỗi ngày bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút. Hoặc tham gia vào các hoạt động khác như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội,… Mục đích của vận động là giúp cho dòng máu lưu thông tốt. Tránh áp lực dồn nén vùng hậu môn.

5. Cách ăn uống phòng bệnh trĩ

• Táo bón là nguyên nhân gây trĩ phổ biến nhất. Chính vì vậy chế độ ăn ngừa táo bón cũng chính là biện pháp phòng bệnh trĩ hữu dụng nhất. Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên dung nạp từ 25-30 gram chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu đen, bí đỏ, súp lơ, các loại củ cải, rau cải, khoai tây, cà rốt, cam, chuối, dâu tây, bơ, táo,…

• Tránh xa các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, đồ uống có ga. Hạn chế các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chúng có thể phá hủy dạ dày, đồng thời khiến thức ăn không tiêu gây táo bón. Ngoài ra uống nhiều nước cũng là một cách phòng bệnh trĩ hiệu quả. Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước. Nước giúp đẹp da, thải độc và còn hạn chế tình trạng táo bón. Mỗi ngày nên uống một ly sinh tố hoa quả, vừa cung cấp vitamin, vừa ngừa táo bón.

• Trong quá trình mang thai, lượng máu tuần hoàn gia tăng để cung cấp cho cả thai kỳ khiến cho các tĩnh mạch giãn nở là nguyên nhân hình thành búi trĩ. Phòng bệnh trĩ cho bà bầu cũng cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống như trên. Đồng thời cần tăng cường các thực phẩm bổ sung sắt. Vận động nhẹ nhàng tránh ngồi hoặc đứng lâu.

• Đối với những người đã phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ càng cần lưu ý đến các biện pháp phòng bệnh trĩ tái phát. Nguy cơ tái phát trĩ rất cao nếu không có chế độ dinh dưỡng, biện pháp ngăn chặn phòng ngừa hợp lý. Nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi sát tình hình tiến triển bệnh.
 
Bệnh trĩ hoàn toàn có thể kiểm soát bởi chính bạn. Hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, khỏe mạnh ngay từ bây giờ. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 
 
Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Các tin khác