Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh

Động kinh được định nghĩa là bệnh rối loạn mãn tính và là bệnh lý thần kinh hay gặp, xảy ra
ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên động kinh ở trẻ em nếu không được xử trí có thể để lại di chứng thần kinh. Vậy chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ bị dộng kinh như nào? Dưới đây ta cùng tìm hiểu chi tiết.

Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh
 
I. Các biện pháp phục hồi điều trị bệnh động kinh ở trẻ em
 
Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em có thể bao gồm việc điều trị thuốc lâu dài, kiên nhẫn thực hiện các phương pháp phục hồi chức năng để hạn chế việc xảy ra các cơn động kinh liên tiếp
 
1. Phục hồi chức năng điều trị
 
  • Nguyên tắc phục hồi cho trẻ bị động kinh
     
- Nguyên tắc phục hồi cho trẻ bị động kinh đầu tiên đó là phải can thiệp sớm, ngay khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ, dùng thuốc kháng động kinh phối hợp với phục hồi chức năng, giáo dục mẫu giáo, tiểu học.
 
- Khám đánh giá về sự phát triển vận động, giao tiếp ngôn ngữ, cá nhân xã hội, trí tuệ định kỳ 6 tháng/lần tại các khoa phục hồi chức năng hoặc các trung tâm phục hồi chức năng tại địa phương.
Mục tiêu can thiệp
 
+ Kích thích sự phát triển của trẻ về khả năng vận động của hai bàn tay.
 
+ Kích thích sự phát triển kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.
 
+ Kích thích kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ.
 
+ Kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ.
 
2. Các biện pháp can thiệp sớm
 
- Về mặt y tế:  Xử trí cơn co giật của trẻ, thuốc kháng động kinh

- Về mặt vận động:  Xoa bóp và các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi

- Hoạt động trị liệu:  Huấn luyện kỹ năng vận động bàn tay và huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.

-  Ngôn ngữ trị liệu:  Kích thích kỹ năng giao tiếp sớm và huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ ở trẻ.

3. Xử trí cơn động kinh ở trẻ
 
  •  Cơn động kinh có thể gây nên:
 
          - Trẻ ngã, chấn thương, tai nạn.
 
          - Có thể cắn phải lưỡi, đái, ỉa ra quần.
 
          - Có thể nghẹn, sặc, ngạt thở.
 
          - Làm cho bố mẹ, gia đình hốt hoảng, sợ hãi.
 
          - Trạng thái động kinh có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
 
Do đó, cơn động kinh ở trẻ, kể cả cơn co giật sốt là một cấp cứu nhi khoa. Xử trí tất nhiên là phải nhanh chóng.
 
  • Trước cơn:
 
- Rất khó lường trước, cần chú ý chăm sóc theo dõi sức khoẻ tốt cho trẻ: ở nhà, ở nhà trẻ, ở lớp, ở trường.
 
  •  Trong cơn:
 
- Giữ bình tĩnh cho gia đình
 
- Nới lỏng quần áo, tã lót
 
- Giữ trẻ nằm nghiêng ở chỗ an toàn
 
- Thực hiện 5 không:
 
+ Không nhét vật gì vào mồm trẻ
 
+ Không cho ăn, uống
 
+ Không cho uống thuốc
 
+ Không đè giữ
 
+ Không cho tiếp xúc các đồ vật trên da, trên người của trẻ
 
-  Có thể: chườm đá, chườm khăn ướt để hạ sốt, xoa dầu nóng bàn chân, bàn tay,..
 
  •  Sau cơn:
 
- Lau đờm rãi, rửa chỗ xây xước, băng sạch, thay quần áo tã lót.
 
- Đưa ngay trẻ đi khám bệnh viện.
 
Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh

4. Sử dụng thuốc kháng động kinh
 
- Thuốc kháng động kinh phải do bác sĩ chỉ định ngay sau khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ nhỏ.
 
- Liều lượng thuốc kháng động kinh phải tuân thủ nghiêm túc theo bác sĩ chỉ định.
 
- Gia đình không được tự động dừng thuốc kháng động kinh cho trẻ.
 
- Khám đánh giá bệnh động kinh phải được tiến hành thường quy theo lịch hẹn của bác sĩ tại trạm tâm thần, bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần/ thần kinh của các bệnh viện nhi tại địa phương.
 
- Uống thuốc đúng liều, đúng giờ, nếu phải uống vào giờ học thì phải liên hệ nhờ giáo viên và y tế nhà trường cho uống.
 
- Phải ghi sổ theo dõi cơn, tốt nhất là sổ lịch, ghi rõ số cơn, loại cơn, ngày giờ lên cơn, …
 
- Định kỳ khám chuyên khoa theo hướng dẫn.
 
- Xác định phải uống thuốc lâu dài (nhiều tháng, nhiều năm).
 
5. Hướng dẫn phục hồi cho trẻ bị động kinh
 
- Trẻ bị động kinh phải làm được những việc thông thường mà các trẻ em cùng lứa tuổi có thể thực hiện được: trẻ được vui chơi, đi học, tự chăm sóc bản thân...
 
- Hướng dẫn trẻ tự chăm sóc: tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân, đi lại an toàn... nếu trẻ cảm thấy khó khăn khi thực hiện thì cần chia nhỏ thao tác thành từng bước chi tiết hơn, luôn động viên khen ngợi khi trẻ hoàn thành một bước, một thao tác nào đó.
 
- Hướng dẫn trẻ và gia đình biết khi lên cơn động kinh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do tính chất xảy ra đột ngột, trẻ có thể ngã ở bất cứ nơi nào... Nên yêu cầu trẻ thức và ngủ đúng giờ để não hoạt động theo nề nếp.
 
- Trẻ bị động kinh nên tránh các hoạt động trên cao, dưới nước, gần lửa, các hoạt động gây căng thẳng thần kinh.... Tránh ở ngoài nắng chói chang gây kích thích thị giác và mất mồ hôi dẫn đến mất nước và điện giải. Tránh để trẻ nhịn đói, tuyệt đối không cho trẻ uống rượu hoặc các chất có độ cồn cao.
 
6. Hỗ trợ về tâm lý cho trẻ bị động kinh
 
- Trẻ em hoặc người lớn bị động kinh kèm chậm phát triển trí tuệ không được phục hồi chức năng sớm có thể có những vấn đề về tâm lý cần được hỗ trợ
 
- Gia đình cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật để trẻ chấp nhận và vượt qua mặc cảm
 
- Nhà trường cần giải thích cho các học sinh khác hiểu về tình trạng bệnh của trẻ bị động kinh kèm chậm phát triển trí tuệ để có sự thông cảm và giúp đỡ.
 
Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh

II.  Nguyên nhân động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em xuất hiện có thể do rất nhiều nguyên nhân:

- Do di truyền:

Bệnh động kinh di truyền theo chiều hướng khác nhau, di truyền trội và di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường. Những nghiên cứu gần đây cho thấy động kinh sơ sinh có tính chất gia đình lành tính có thay đổi ở nhiễm sắc thể số 20.

- Do các yếu tố xảy ra trước khi sinh:

Mẹ bị chấn thương khi mang thai, ngộ độc thuốc ở mẹ và thai nhi (mẹ bị nhiễm độc chì nặng khi mang thai), hẹp hộp sọ thai nhi.

- Do các yếu tố xảy ra trong khi sinh:

Hạ đường máu sau sinh nặng kèm theo suy hô hấp nặng; đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới <2.500g, trẻ bị ngạt khi sinh. Thai phụ thực hiện can thiệp sản khoa như dùng kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy. Trẻ bị vàng da nhân não: vàng da sơ sinh sớm (ngày thứ 1 - 3) kèm theo dấu hiệu thần kinh như bỏ bú, tím tái, co giật, hôn mê.

- Do các yếu tố xảy ra sau khi sinh:

Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não do vi khuẩn/virus, di chứng tổn thương não thời sinh: chảy máu não-màng não; chấn thương sọ não; suy hô hấp nặng vì các nguyên nhân khác nhau. Bệnh chuyển hoá tiến triển.

- Không rõ nguyên nhân:

cũng có khá nhiều trường hợp động kinh nhưng không có nguyên nhân rõ ràng.

III. Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh động kinh có thể chữa được nhưng nếu không điều trị, biến chứng của bệnh vô cùng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

 
  • Đối với trẻ sơ sinh bị động kinh:

Trẻ có nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, giảm calci, giảm đường máu, rối loạn chuyển hóa.
  • Đối trẻ nhỏ bị động kinh:

Trẻ có thể phải đối mặt với những di chứng tổn thương não.
 
  • Thanh thiếu niên bị động kinh, đặc biệt là động kinh thể vắng:

Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội, hoặc ngã khi leo trèo và kết quả học tập sa sút nghiêm trọng do giảm khả năng tập trung.
 
  • Đối với những người trưởng thành:

Vô cùng nguy hiểm nếu bệnh nhân lên cơn động kinh khi đang lái xe hoặc điều khiển những loại máy móc ở trên cao… Những tình huống như vậy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Đặc biệt, đối với phụ nữ và người cao tuổi, động kinh là một căn bệnh đáng sợ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hằng ngày và thậm chí là thiên chức làm mẹ.

Bệnh động kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây áp lực tâm lý rất lớn cho người bệnh. Đối với nhiều bệnh nhân động kinh, chính thái độ tiêu cực của cộng đồng đã khiến cho họ luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti và khó hòa nhập với cuộc sống.
 
 
Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu về việc điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh . Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn đọc. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc !
 
Mách Bạn : Hàng ngày chúng ta nên bổ sung thực phẩm chức năng nhằm tăng cường chức năng não, giúp bảo vệ não
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện. 
 
 
Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

Bổ não Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

 
Điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh

buy

Công dụng của Super Power Neuro Max

-  Super Power Neuro Max chống suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

 - Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não  giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng

- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….

- Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não

- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy. 

- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.


 

Các tin khác