Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

Viêm loét dạ dày là một căn bệnh không hiếm gặp trong thời buổi hiện nay, thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể khỏi hẳn, ngược lại, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy triệu chứng thường gặp là gì? Cách điều trị như nào? Cùng tìm hiểu những thông tin ở bài viết dưới đây để biết cách phòng bệnh hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

1. Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
 

Bệnh viêm loét dạ dày sẽ sở hữu những triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên đối với các trường hợp mắc bệnh nhẹ, bệnh vừa khởi phát thì rất khó để nhận biết. Bởi vì, triệu chứng cơ bản và đầu tiên nhất của hiện tượng viêm và loét tại dạ dày là những cơ đau âm ỉ ở phần ruột non. 
 

Đây cũng là nguyên do mà nhiều người thường lầm tưởng giữa viêm loét dạ dày và đau bụng thông thường. Để có cái nhìn rõ nét hơn về triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hãy cùng theo dõi một số thông tin sau đây:
 

Đầy hơi, không tiêu, hay buồn nôn:

Do dạ dày tiết ra nhiều axit nên dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày, buồn nôn ở người bệnh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày đồng thời cũng cảm thấy khó chịu, đầy hơi và khó tiêu hóa thức ăn. Điều này gây ra các hiện tượng đi kèm như ợ hơi, biếng ăn, ăn không ngon miệng.

 

Đau phần trên rốn:

Hay còn gọi là phần thượng vị, là dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Cơn đau thường âm ỉ và cực kỳ khó chịu.

 

Khó ngủ, ngủ không ngon giấc:

Khi bị viêm loét dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Do bị đầy bụng, đau bụng và hay đói vào lúc nửa đêm nên người bệnh rất khó vào giấc.

 

Ợ hơi thường xuyên, nóng rát ở phần dạ dày:

Đây là một trong những triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến ở các bệnh nhân. Cụ thể, gặp nhiều nhất là ở những bệnh nhân mới khởi phát bệnh.

 

Rối loạn các chức năng tiêu hóa:

Triệu chứng này khá dễ thấy thông qua các hiện tượng đau bụng liên tục, tiêu chảy hoặc táo bón. Do khả năng tiêu hóa của bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không còn hoạt động bình thường nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa xảy ra là điều dễ hiểu.

 

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị


2. Điều trị
 

Diệt H. pylori
 

Thuốc ức chế acid
 

Điều trị loét dạ dày và tá tràng cần Diệt H. pylori nếu phát hiện (xem thêm phần tổng quan của Cochrane: Antibiotics for people with peptic ulcers caused by Helicobacter pylori infection) và giảm axit dạ dày. Đối với loét tá tràng, điều đặc biệt quan trọng là ngăn chặn sự bài tiết axit về đêm.
 

Các phương pháp giảm axit bao gồm một số loại thuốc, tất cả đều có hiệu quả nhưng khác nhau về chi phí, thời gian điều trị, và sự thuận tiện của liều lượng. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc bảo vệ niêm mạc (ví dụ sucralfat) và các thủ thuật, phẫu thuật giảm acid. Liệu pháp dùng thuốc được thảo luận ở phần khác (xem Thuốc điều trị axit dịch vị).
 

  • Bổ trợ
     

Nên ngừng hút thuốc và ngừng sử dụng rượu hoặc hạn chế (dùng một lượng nhỏ rượu pha loãng). Không có bằng chứng nào cho thấy việc thay đổi chế độ ăn uống làm giảm thời gian lành vết loét hoặc ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy, nhiều bác sĩ khuyên bạn chỉ nên loại bỏ các thực phẩm gây khó chịu.
 

  • Phẫu thuật
     

Với liệu pháp dùng thuốc hiện tại, số bệnh nhân cần phẫu thuật đã giảm đáng kể. Chỉ định bao gồm thủng, tắc nghẽn, chảy máu không kiểm soát hoặc chảy máu tái phát, và hiếm gặp là các triệu chứng không đáp ứng với liệu pháp dùng thuốc.
 

Phẫu thuật bao gồm một thủ thuật để giảm tiết acid và thường kết hợp với một thủ thuật đảm bảo lưu thông dạ dày. Các phẫu thuật được khuyến cáo cho loét tá tràng tính chọn lọc cao, hoặc tế bào vách hoặc cắt dây X (chỉ giới hạn ở thần kinh thân vị dạ dày và không cần cho hang vị, do đó không cần thiết phải làm thủ thuật đặt sonde dạ dày). Thủ thuật này có tỷ lệ tử vong rất thấp và tránh được bệnh lý liên quan đến phẫu thuật cắt dây X kinh điển. Các thủ thuật ngoại khoa làm giảm axit khác bao gồm phẫu thuật cắt bỏ hang vị, phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, phẫu thuật cắt một phần dạ dày và cắt gần toàn bộ dạ dày (tức là cắt bỏ 30 đến 90% dạ dày đoạn xa). Các thủ thuật này thường là kết hợp với phương pháp cắt dây X. Những bệnh nhân được phẫu thuật cắt dạ dày hoặc bị hẹp tắc cần dẫn lưu dạ dày bằng phẫu thuật nối thông dạ dày tá tràng (Billroth I) hoặc dạ dày hỗng tràng (Billroth II).
 

Tỉ lệ và các triệu chứng sau phẫu thuật thay đổi tùy theo loại phẫu thuật. Sau phẫu thuật, có đến 30% bệnh nhân có các triệu chứng bao gồm sút cân, suy nhược, thiếu máu, hội chứng dumping, hạ đường huyết phản ứng, nôn ra mật, các vấn đề cơ học và tái phát loét.
 

- Sút cân phổ biến sau khi cắt bỏ một phần dạ dày; bệnh nhân có thể ăn ít vì cảm giác no sớm (vì túi dạ dày còn nhỏ) hoặc để ngăn hội chứng dumping và các hội chứng sau ăn khác. Với dạ dày nhỏ, chướng bụng hoặc khó chịu có thể xảy ra thậm chí sau bữa ăn vừa; nên khuyến khích bệnh nhân ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn.

- Tiêu hóa kém và đi ngoài phân mỡ gây ra bởi nối tắt mật tụy, đặc biệt là với Billroth II, góp phần làm giảm cân.
​​
- Thiếu máu là phổ biến (thường là do thiếu sắt, nhưng đôi khi do thiếu vitamin B12 gây ra bởi mất yếu tố nội hoặc tăng trưởng quá mức của vi khuẩn) ở đầu chi, và nhuyễn xương có thể xảy ra. Tiêm bắp nổ sung vitamin B12 được khuyến cáo cho tất cả các bệnh nhân phẫu thuật cắt dạ dày toàn bộ, nhưng cũng có thể được cung cấp cho bệnh nhân cắt dạ dày không toàn bộ nếu nghi ngờ thiếu.

- Hội chứng Dumping có thể xảy ra sau các phẫu thuật dạ dày, đặc biệt là cắt dạ dày. Mệt, chóng mặt, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn, và đánh trống ngực xảy ra ngay sau khi ăn, đặc biệt là các thức ăn ưu trương. Hiện tượng này được gọi là dumping sớm, nguyên nhân vẫn còn chưa rõ ràng nhưng có thể liên quan đến phản xạ thần kinh tự động, giảm thể tích nội mạch, và phóng thích các peptide từ ruột non. Thay đổi chế độ ăn uống với các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn và giảm lượng carbohydrate thường giúp cải thiện.

 

- Hạ đường huyết phản ứng hoặc là dumping muộn (một dạng khác của hội chứng này) là kết quả của việc hết nhanh carbohydrate trong túi dạ dày. Đạt đỉnh glucose máu sớm kích thích sự phóng thích quá mức insulin, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết triệu chứng một vài giờ sau bữa ăn. Khuyến khích sử dụng chế độ ăn giàu chất đạm, ít carbohydrate và lượng caloric thích hợp.

 

- Vấn đề cơ học (bao gồm liệt dạ dày và hình thành khối bít tắc dạ dày) có thể xảy ra thứ phát do giảm nhu động dạ dày giai đoạn III, những thay đổi này xảy ra sau phẫu thuật cắt hang vị và cắt dây X. Tiêu chảy đặc biệt phổ biến sau khi cắt dây X, thậm chí cả khi không cắt (tạo hình môn vị).

 

- Loét tái phát:  theo các nghiên cứu trước đây, loét tái phát xuất hiện ở 5 đến 12% bệnh nhân sau khi cắt bỏ dây X và trong 2 đến 5% bệnh nhân cắt đoạn dạ dày. Loét tái phát được chẩn đoán bằng nội soi và thường đáp ứng với thuốc ức chế bơm proton hoặc chẹn H2. Đối với loét tiếp tục tái phát, cắt hoàn toàn dây X cần được kiểm tra lại bằng phân tích dịch vị, H. pylori nên được loại bỏ nếu có, và u gastrin nên được loại trừ bởi xét nghiệm gastrin huyết thanh.
 

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị


3. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng
 

Tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng xuất hiện khi mất cân bằng giữa hai yếu tố: phá hủy niêm mạc (HCl và Pepsin trong dịch vị dạ dày giúp tiêu hóa thức ăn) và bảo vệ (chất nhầy, HCO3 và niêm mạc dạ dày). Có rất nhiều tác nhân tác nhân gây ra sự mất cân bằng này, bao gồm:
 

- Căng thẳng thần kinh.
 

- Vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn Hp).
 

- Chế độ ăn uống không hợp lý.
 

- Sử dụng nhiều thuốc kháng viêm không chứa Steroid.
 

- Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
 

- Yếu tố thể tạng
 

4. Đối tượng dễ bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
 

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở cả nam và nữ. Tập trung ở người cao tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, bệnh này đang dần có xu hướng trẻ hóa, dễ mắc ở những đối tượng sau:
 

- Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác). Khói thuốc lá chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe con người. Đặc biệt là chất nicotine gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
 

- Căng thẳng thần kinh: Tình trạng căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày, tăng khả năng mắc bệnh.
 

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Thức khuya, thường xuyên bỏ bữa sáng, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn khuya, lười vận động… 
 

5. Phòng bệnh loét dạ dày tá tràng
 

Loét dạ dày tá tràng nếu không tuân thủ điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nên thay đổi thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống, tránh các yếu tố có hại cho dạ dày để phòng bệnh và điều trị bệnh tốt hơn, cải thiện triệu chứng và tránh các biến chứng có hại. Dưới đây là một số điều cần lưu ý để dự phòng bệnh loét dạ dày tá tràng:
 

- Nên tập thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: ăn chậm, nhai kĩ, ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa nhất là bữa sáng, không nên ăn khuya (không ăn trễ hơn 8 giờ tối), không để quá đói hoặc ăn quá no, tránh ăn các thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá lạnh, quá ngọt, quá khô, hạn chế thức ăn nhanh, đồ hộp, nhiều dầu mỡ,…
 

- Cần bổ sung vitamin A, D, K, B12, acid folic, canxi, Fe, Zn,..trứng, sữa giúp trung hòa acid dạ dày tốt hơn,..
 

- Tránh các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, trà, cà phê,…
 

- Hạn chế dùng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, các thuốc giảm đau, khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được sử dụng các thuốc thích hợp ít ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hoặc thêm các loại thuốc hỗ trợ dạ dày…
 

- Tái khám đúng hẹn, khi đi khám cần mang theo sổ khám bệnh và các loại thuốc hiện đang dùng.
 

- Vận động phù hợp, tập thể dục đều đặn và hợp lí, khoảng 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có sức khỏe tốt, tâm trạng thoải mái.
 

- Nghỉ ngơi hợp lí, ngủ đủ.
 

- Để tâm trạng thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress…

Trên đây chúng tôi đã giúp các bạn tìm hiểu về triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị. Hy vọng nhưng thông tin trên hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn : Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Prilosec OTC™ 20.6 mg là thuốc chữa dạ dày áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

 

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cách điều trị

 Công dụng của viên uống Prilosec OTC

 

- Trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng 

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả


- Chữa các chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 

 

>>> chi tiết sản phẩm xem tại :  Prilosec OTC 20.6 mg chữa đau dạ dày 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Các tin khác