Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng

Khớp háng nhân tạo gồm hai thành phần chính: ổ chảo và chỏm xương đùi, dùng để thay thế cho khớp háng bị hư do thoái hóa, hoại tử xương đùi hoặc gãy cổ xương đùi cũ. Phẫu thuật thay khớp háng giúp cho bệnh nhân bớt đau, phục hồi lại một số động tác sinh hoạt hoặc lao động. Việc phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng như nào là nỗi băn khoăn cả rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn về phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng.
 

Phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng

I. Phục hồi chức năng sau thay khớp háng
 
Sau khi tiến hành thay khớp háng, người bệnh nên tiến hành các biện pháp phục hồi chức năng để nhanh chóng quay trở lại các hoạt động thường ngày. Tham khảo một số biện pháp phục hồi chức năng sau thay khớp háng như sau:
 
1. Ngay sau khi phẫu thuật
 
- Sau khi kết thúc phẫu thuật vài giờ, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp phục hồi khác nhau. Thông thường, bác sĩ trị liệu vật lý có thể giúp đỡ người bệnh xuống giường để luyện tập di chuyển với xe tập đi hoặc nạn.
 
- Người bệnh cũng cần học cách ngồi xuống ghế và đứng lên đúng cách để không gây ảnh hưởng đến khớp háng. Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng yêu cầu người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp ở chân.
 
- Tùy theo tình trạng hồi phục và sức khỏe của người bệnh mà thời gian, cường độ tập luyện có thể không giống nhau.
 
2. Sau khi xuất viện
 
- Sau khi thay khớp háng, người bệnh có thể cần nằm viện trong 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu thời gian nhập viện lâu hơn (đến vài tuần) nếu tình trạng nghiêm trọng. Nếu quá trình hồi phục chậm hoặc kết quả phẫu thuật không như mong đợi, bác sĩ có thể giữ người bệnh luyện tập vật lý trị liệu tại bệnh viện trong khoảng 1 tháng trước khi xuất viện.
 
- Trong các trường hợp hồi phục tốt, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tái khám 3 lần mỗi tuần. Các bài tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng cần được hướng dẫn tại phòng khám hoặc dưới sự giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu.
 
- Trong lần tái khám đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khớp háng nhân tạo. Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi về việc di chuyển hoặc kết nối của khớp gối. Sau đó bác sĩ có thể lập một kế hoạch luyện tập phục hồi chức năng phù hợp và đáp ứng nhu cầu cá nhân của người bệnh. Các buổi luyện tập đầu tiên có thể kéo dài khoảng 1 tiếng cho mỗi lần.
 
3. Vật lý trị liệu
 
- Các bài tập vật lý trị liệu có thể phục hồi chức năng khớp háng và tăng phạm vị chuyển động của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng sau phẫu thuật khớp háng. Các biến chứng phổ biến bao gồm sưng đau ở hông và kéo dài đến 2 chân. Việc này có thể gây một vài khó khăn nhất định khi luyện tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng.
 
- Mức độ thành công của việc phục hồi chức năng lâu dài phụ thuộc phần lớn vào việc tuân thủ thói quen vật lý trị liệu và không gây căng thẳng cho khớp dẫn đến nguy cơ chấn thương. Dưới sự giám sát của chuyên gia trị liệu vật lý, bệnh nhân sẽ học các bài tập để tăng cường sự linh hoạt của khớp và cơ bắp.
 
Khoảng 6 tuần sau khi phẫu thuật, người thể thực hiện vật lý phục hồi chức năng như:
 
- Ép cơ đùi có tác dụng nâng đỡ, hỗ trợ và kiểm soát khớp hông.
 
- Siết cơ hông về phía sau để kiểm soát lực tác động lên khớp hông mà không gây áp lực lên khớp háng nhân tạo.
 
Luyện tập sức mạnh mắt cá chân để cải thiện lưu thông máu và giảm áp lực cho khớp háng.
 
Mở rộng đầu gối để tăng cường cải thiện sự linh hoạt của khớp gối và khớp háng. Ngoài ra, bài tập này cũng giúp người bệnh có tư thế ngồi đúng.
 
- Trên thực tế bác sĩ có thể chỉ định các bài tập và hướng dẫn cụ thể nhất. Không được thực hiện luyện tập phục hồi chức năng sau khi thay khớp háng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
 
4. Tăng sức mạnh cơ bắp
 
- Sau khi phẫu thuật thay khớp háng người bệnh cần tăng cường phục hồi sức mạnh cơ bắp để tăng khả năng hồi phục. Trong thời gian đầu, bác sĩ trị liệu có thể đề nghị bệnh nhân duỗi thẳng chân khi đứng, ngồi hoặc nằm.
 
- Để tăng cường sức mạnh cơ bắp ở đầu gối người bệnh có thể được yêu cầu tập cơ chân. Cụ thể người bệnh nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng và siết cơ bắp xung quanh đầu gối lại bằng cách đẩy căng hai chân và nghiêng hai đầu gối vào trong.
 
- Các bài tập khác có thể bao gồm nâng chân lên xuống và mở rộng đầu gối sang hai bên.
 
- Ngoài ra, người bệnh có thể tăng cường khả năng hồi phục bằng cách đi bộ hoặc luyện tập dưỡng sinh, thái cực quyền.
 
5. Phục hồi các chức năng
 
- Thời gian phục hồi ở từng cá nhân là khác nhau, tùy vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp trị liệu phục hồi chức năng khớp háng sau phẫu thuật sẽ kết thúc trong 6 – 8 tuần. Sau đó, người bệnh có thể quay trở lại hoạt động và sinh hoạt bình thường.

- Tuy nhiên, ngay khi quá trình phục hồi thành công thì khớp háng nhân tạo sẽ không linh hoạt như khớp tự nhiên. Do đó, người bệnh nên cẩn thận trọng các hoạt động nặng như chơi thể thao hoặc luyện tập thể hình.
 
Phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng

- Thông báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy các cơn đau, trật khớp hoặc bất cứ vấn đề nào khác làm bạn cảm thấy lo lắng.
 
II. Cần chuẩn bị gì trước khi tập phục hồi sau mổ thay khớp háng?
 
Phục hồi chức năng là một hành trình dài, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân, gia đình và cán bộ y tế. Người bệnh cần nắm được các thông tin cơ bản liên quan đến nội dung tập luyện, bao gồm cả những điều nên và không nên. Bác sĩ cần thảo luận với người bệnh và gia đình, đưa ra các mục tiêu cần đạt được. Trong đó vấn đề cải thiện tổng trạng sau một phẫu thuật lớn như thay khớp háng cần được ưu tiên, người bệnh cần:
 
- Không sử dụng thuốc lá và rượu bia, làm chậm quá trình liền xương
 
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng
 
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân hay béo phì
 
- Tránh các căng thẳng về mặt tâm lý
 
- Vận động thường xuyên, không bất động lâu tại chỗ
 
- Tập các bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ
 
- Không tham gia vào các môn thể thao va chạm mạnh hay gắng sức.
 
Môi trường sống xung quanh người bệnh cũng cần được thay đổi thích nghi với khả năng vận động hạn chế của họ trong thời gian đầu sau phẫu thuật. Trước khi tiến hành tập sau thay khớp háng, gia đình bệnh nhân cần lưu ý các đặc điểm sau:
 
- Ngưng sử dụng các tấm thảm trải sàn vì nguy cơ trơn trượt
 
- Luôn giữ sàn nhà vệ sinh khô ráo
 
- Loại bỏ các đồ dùng không cần thiết
 
- Tránh để nhiều đồ đạc trang trí giữa nhà vì chúng chính là chướng ngại vật cho người bệnh
 
- Thiết kế kệ nấu ăn phù hợp với tầm của người bệnh
 
- Dành phòng ngủ ở tầng trệt cho người bệnh, tránh vận động lên xuống cầu thang nhiều lần.
 
Tuân thủ tốt những điều trên giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng.
 
III. Chăm sóc bệnh nhân thay khớp háng
 
Sau khi phẫu thuật thay khớp háng người bệnh và người nhà cần thực hiện một số lưu ý để ngăn chặn các tổn thương. Việc chăm sóc bệnh nhân thay khớp háng bao gồm:
 
- Sau phẫu thuật người bệnh và người nhà cần có kế hoạch chăm sóc đúng đắn để tăng khả năng hồi phục
 
- Chăm sóc vết mổ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Luôn giữ vết mổ sạch và khô. Thông báo cho bác sĩ ngay khi vết mổ sưng, đau, nóng, đỏ hoặc xuất hiện mủ.
 
- Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng và nhiều khoáng chất. Bổ sung sắt, vitamin để tăng khả năng phục hồi. Uống nhiều nước và hạn chế cà phê, rượu hoặc các chất kích thích khác.
 
- Hoạt động nhẹ nhàng tránh ảnh hưởng đến khu vực háng. Không nên leo cầu thang trong 1 tuần đầu sau khi phẫu thuật.
 
- Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc chống đông máu, thuốc mềm phần và thuốc chống buồn nôn.

- Luyện tập vật ly trị liệu đúng hẹn, đều đặn.
 
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh gây áp lực lên khớp háng mới.
 
- Massage đùi, bắp chân, hông để tăng lưu lượng máu và hạn chế tình trạng máu đông.
 
  • Chế độ dinh dưỡng:
     
- Để đẩy nhanh quá trình hồi phục ngoài áp dụng các bài tập vật lý trị liệu người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.
 
- Bổ sung các nhóm thức ăn giàu canxi, hoặc các thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin. Bổ sung thêm rau xanh và thực phẩm giàu protein để sức khỏe người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn.

- Kiêng tuyệt đối các loại rượu bia, thuốc lá và chất kích thích
 
- Hạn chế những thực phẩm cay nóng

- Để tăng độ bền cho khớp háng sau khi phẫu thuật người bệnh nên tiến hành phục hồi chức năng sau thay khớp háng. Bên cạnh đó để giảm thiểu các biến chứng và rủi ro, người bệnh cũng nên lưu ý các hoạt động sinh hoạt cũng như chăm sóc khớp háng nhân tạo. 
 
- Hạn chế sử dụng những thức ăn có mùi tanh, đặc biệt thịt gà, hải sản, rau muống, thịt bò. Những loại thực phẩm này làm quá trình hồi phục chậm hơn
 
Phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng

IV. Các yếu tố rủi ro, biến chứng sau phẫu thuật
 
Cũng như với bất kỳ phẫu thuật nào khác, thay khớp háng nhân tạo cũng có một số rủi ro nhất định. Vì thế, ở giai đoạn hậu phẫu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn có biểu hiện: 
 
- Sưng, nóng, đỏ, đau hoặc khó vận động ở chân trong những tuần đầu ngay sau khi phẫu thuật. Mặc dù đây có thể chỉ là những biểu hiện thông thường sau phẫu thuật, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các biến chứng nhiễm trùng, trật khớp nhân tạo.
 
- Đau ngực hoặc khó thở, mặc dù đây là triệu chứng rất hiếm, nhưng cục máu đông có thể di chuyển đến phổi (thuyên tắc phổi) và đây là tình huống cần được điều trị khẩn cấp. Để giảm nguy cơ rối loạn đông máu, bạn sẽ được bác sĩ cho dùng thuốc chống đông máu trong những tuần đầu và mang tất (vớ) áp lực sau mổ. Vận động chân và ngồi dậy càng sớm càng tốt sau khi phẫu thuật là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa cục máu đông. 
 
- Lỏng khớp nhân tạo: Biến chứng muộn này có thể xảy ra với tỷ lệ khoảng 5% các ca phẫu thuật. Các thành phần của khớp nhân tạo có thể bị mất kết nối với xương do chấn thương, nhiễm khuẩn hoặc do mật độ xương suy giảm theo thời gian. Tình trạng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào, tùy vào kỹ thuật thực hiện. Khi đó, phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể xem xét chỉ định thay lại khớp háng.
 
- Trật khớp háng: Trong một số ít trường hợp, chỏm của khớp háng nhân tạo có thể trật ra khỏi ổ cối. Điều này có thể xảy ra trong vài ngày đến vài tuần đầu sau phẫu thuật. Bác sĩ có thể xem xét dùng thủ thuật hoặc phải dùng biện pháp phẫu thuật để đưa khớp trở về vị trí cũ.
 
- Lệch chiều dài 2 chân: Chân đã phẫu thuật có thể ngắn hơn hoặc dài hơn chân còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch này bằng các tính toán, đo đạc trước mổ.
 
- Nhiễm trùng khớp nhân tạo: đây là tình trạng hiếm nhưng rất nặng nề có thể xảy ra sau thay khớp háng nhân tạo. Biến chứng này thường liên quan tới thể trạng bệnh nhân và điều kiện phẫu thuật.
 
V.  Những điều cần nhớ
 
Bệnh nhân sau khi thay khớp háng toàn phần cần được bố trí và thích nghi trở lại với điều kiện sinh hoạt ở nhà hay nơi làm việc.
 
  • Những điều nên làm và nên tránh:
     
1. Ở tư thế ngồi:
 
- Nên ngồi ghế dựa cao, hai đùi ở phía trước thân mình, chân dang nhẹ, háng và gối gấp tối đa 90 độ.
 
- Khi đi vệ sinh nên ngồi bàn cầu cao.
 
- Tránh ngồi xổm, ngồi xếp bằng, ngồi bắt chéo chân, không ngồi ghế quá thấp hoặc quá mềm, không ngồi hoặc nằm võng.
 
2. Ở tư thế đứng:
 
- Khi đứng nên đứng thẳng, chân hơi dạng, hai bàn chân xoay ngoài nhẹ.
 
- Không đứng quá lâu, không xoay người bất thình lình, không mang nặng.
 
3. Ở tư thế nằm:
 
- Bệnh nhân nằm thoải mái, không để chân mổ xoay vào trong.
 
- Trường hợp bệnh nhân nằm nghiêng, kê gối giữa 2 đùi ít nhất trong vòng 3 tháng sau mổ.
 
4. Khi đi lại, lên xuống cầu thang:
 
- Phải đi từng bậc một, tay vịn vào lan can, chân lành bước lên trước, rồi đến chân mổ
 
- Cẩn thận khi bước qua bậc cửa cao hoặc sàn nhà có trải thảm hoặc sàn nhà trơn láng
 
5. Khi làm việc nhà:
 
- Làm việc nên sử dụng những dụng cụ trợ giúp như: làm tăng chiều dài của cán chổi, cán hốt rác dài hơn.. để tránh cúi nhiều.
 
- Không nên quá gắng sức, không nên với đồ vật ở cao hoặc ở xa, không nên ngồi hoặc quỳ.
 
6. Sinh hoạt cá nhân:
 
- Nên tập cách mặc quần áo cho thích hợp để tránh bị cúi hoặc gập háng quá mức (có thể dùng các loại nẹp vải để trợ giúp).
 
- Không nên nằm nghiêng về bên chân đau.
 
7. Di chuyển bằng xe:
 
- Phải cẩn thận khi lên xuống xe hơi hoặc xe bus. Khi tự đi xe đạp nên chọn loại xe nữ, không nên đi xe sườn ngang (xe nam)
 
8. Tái khám ngay khi có các triệu chứng sau:
 
- Đau sưng tại vết mổ
 
- Sốt
 
- Chân bên mổ có biến dạng bất thường hoặc đi lại cử động khó khăn.
 
- Tái khám định kỳ theo hẹn.
 
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc , chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc !

Mách bạn : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền côn nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
 
Phục hồi chức năng cho người bệnh sau phẫu thuật thay khớp háng


Bi-Jcare Max có tác dụng gì ?

Bi-Jcare Max là sản phẩm có chứa hơn 10 thành phần dưỡng chất thiết yếu quan trong trong hệ xương khớp nên Bi-Jcare Max có những tác dụng ưu việt như sau:

- Tái tạo Sụn Khớp phục hồi sụn hư tổn: Nhờ các hoạt chất sinh học Glucosamin, Chondroitin, Hydrolyzed Collagen Type-I  (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Hyaluronic Acid và MSM là những thành phần chính để cấu  tạo nên sụn khớp.


- Giúp Bổ Sung và Tái Tạo Chất Nhờn: Hyaluronic Acid  là thành phần chính, quan trọng trong chất nhờn bôi  trơn cho sức khỏe của sụn và khớp giúp bảo vệ sụn và tăng tính linh họa khi khớp vận động. Glucosamin,  Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan),Undenatured Collagen Type-II (UCII) cùng  Hyaluronic Acid tạo nên sự trẻ hoá, tái tạo chất nhờn,  sụn khớp và giúp khớp khoẻ mạnh.

- Giúp Chống lão hoá và Thoái Hoá Khớp: Hyaluronic Acid là thành phần không thể thiếu trong dịch khớp, nó có tác dụng chống oxy hoá và khử các gốc tự do giúp bảo vệ khớp, chống khô khớp, mòn sụn khớp, giúp xương khớp không bị thoái hóa, Chondroitin, MSM, Hydrolyzed Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.

- Giúp giảm đau và chống viêm: Bi-Jacer Max giúp giảm đau chống viêm trong các bệnh lý xương khớp mà không cần dùng thuốc kháng sinh giảm đau, chống viêm nhóm không steroid là nhờ các hoạt chất tự nhiên: Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext, Glucosamin, Chondroitin, MSM

- Giúp Chống Loãng Xương: Calcium, Vitamin D3 và Sodium Chondroitin, MSM, Hyaluronic Acid, Hydrolyzed  Collagen Type-I (Peptan), Undenatured Collagen Type-II (UCII), Boswellia Ext, Bromelain, Devils Claw Root, Ginger Root, Turmeric Root Ext.

=> Với những công dụng trên Bi-Jcare Max rất hiệu quả trong việc tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa, thoát vị đã đệm, khô khớp, gai xương khớp đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy... loãng xương ở người trẻ đến người cao tuổi.

 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Jcare Max Giải pháp toàn diện cho xương khớp chắc khỏe

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Nguyên nhân bị thoái hóa khớp gối và cách điều trị

>>>Top 10 bệnh lý xương khớp thường gặp

Các tin khác