Bệnh xơ gan nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng?
Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Đối với những người mắc bệnh xơ gan thì việc cải thiện tình trạng bệnh là rất quan trọng, Vậy người bị xơ gan nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng? Dưới đây là chế độ ăn hợp lý mà người bệnh xơ gan không nên bỏ qua.

I. Người bị xơ gan nên ăn gì?
Sau khi bạn được chẩn đoán xơ gan, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn áp dụng chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan càng sớm càng tốt, kể cả khi bạn thấy cơ thể mình vẫn khỏe mạnh.
Điều này là do vào giai đoạn đầu của bệnh (còn gọi là xơ gan còn bù), hầu hết triệu chứng xơ gan đều không bộc lộ rõ ràng. Những dấu hiệu của bệnh gan này cần nhiều năm để thể hiện rõ. Thông thường, bạn sẽ bắt gặp chúng khi tình trạng tổn thương ở gan đã trở nên nghiêm trọng. Lúc đó, bệnh đã chuyển sang giai đoạn xơ gan mất bù.
Thực tế, tuy chú trọng vấn đề dinh dưỡng có khả năng phòng ngừa gan nhận thêm thương tổn, nhưng nó lại không thể chữa lành các mô sẹo đã hình thành tại đây. Do đó, bạn có thể sẽ cần áp dụng chế độ ăn uống này suốt đời.
Một chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan tốt thường bao gồm:
1. Trái cây và rau củ quả
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên lựa chọn thực phẩm tươi mới nếu có thể. Đối với các sản phẩm đóng hộp như trái cây ngâm, nước ép rau củ… bạn nên hạn chế sử dụng. Hàm lượng natri (muối) và đường trong những sản phẩm này không tốt cho sức khỏe gan vốn đã suy yếu.
Ngoài ra, bạn có thể phối hợp trái cây với các món ăn khác. Ví dụ như ăn kèm trái cây với ngũ cốc hoặc yến mạch không chỉ tăng thêm giá trị dinh dưỡng của món ăn mà còn giúp bạn ngon miệng hơn nhờ vị ngọt tự nhiên.
Thêm vào đó, những loại trái cây giàu chất xơ như táo cũng có thể trở thành một bữa ăn nhẹ lành mạnh.
2. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Ở những người mắc bệnh gan, các sản phẩm làm từ sữa thông thường có thể khiến họ gặp vấn đề với việc tiêu hóa do hàm lượng chất béo dồi dào. Do đó, để ngăn chặn tình huống này, bạn nên ưu tiên dùng các sản phẩm sữa ít béo hoặc sữa làm từ thực vật như sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân.
Mặt khác, các món ngọt tuyệt hảo như bánh pudding, bánh kem… cũng cần được hạn chế. Nếu nhận thấy cơ thể gặp khó khăn trong việc xử lý chất béo và đường, bạn có thể sẽ cần loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn dinh dưỡng cho người bị xơ gan.
3. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là thành phần luôn góp mặt trong nhiều chế độ ăn uống, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan, gồm:
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt
- Gạo lứt
- Mì ống
Ngoài ra, granola (một dạng ngũ cốc ăn liền) cũng có thể được dùng nếu bạn đang vội. Tuy nhiên, hãy đảm bảo lượng đường và natri trong sản phẩm này thấp trước khi sử dụng nhé.
4. Các món ngọt tráng miệng
Bánh bích quy, bánh crepe, bánh rán hay bánh quế đều chứa một lượng đường, muối và chất béo khiến gan trong quá trình xơ hóa nhận thêm thương tổn. Do đó, lúc này, bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ những món ưa thích như trên.
Tuy nhiên, nếu bạn tự làm bánh tại nhà và đảm bảo được hàm lượng ba yếu tố trên đều nằm trong phạm vi cho phép, bạn có thể thêm món ngọt vào thực đơn dinh dưỡng cho người bị xơ gan hàng ngày.
5. Thực phẩm giàu vitamin
Bệnh nhân xơ gan phải đảm bảo tiêu thụ lượng vitamin và khoáng chất cao. Rau và trái cây tươi được biết đến là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp giảm sự tiến triển của bệnh và cũng cải thiện sức khỏe tổng thể. Bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A, E, D, C, B1, B6, B9 và B12.
6. Thực phẩm giàu Beta-carotene
Củ cải đường và cà rốt được biết đến là những nguồn giàu beta-carotene. Chất chống oxy hóa này giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể, giúp bảo vệ gan chống lại các bệnh như xơ gan và gan nhiễm mỡ.
7. Thực phẩm giàu vitamin B, C và E
Cần lưu ý rằng thực phẩm giàu vitamin B, C và E đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của gan. Thực phẩm như cá, trứng và sữa giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do, đồng thời ngăn ngừa các bệnh khác và giữ cho gan sạch sẽ.
8. Thực phẩm giàu axit béo Omega-3
Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, rất hữu ích trong trường hợp điều trị tình trạng xơ gan. Những thực phẩm này được biết đến là rất tốt cho hệ tiêu hóa và bắt buộc phải có trong chế độ ăn của người bệnh xơ gan.
9. Uống nhiều nước
Những người bị xơ gan rất dễ bị mất nước. Uống 1,5 lít đến 2 lít nước mỗi ngày sẽ đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể, giúp làm mát gan và thải độc.
II. Người bị xơ gan kiêng ăn gì?
Thực tế, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, khi gan bị xơ hóa, bạn vẫn có thể duy trì chế độ ăn uống hàng ngày như bình thường. Tuy vậy, nhằm đảm bảo gan sẽ không chịu thêm thương tổn, bạn sẽ cần giảm bớt khối lượng công việc của cơ quan nội tạng này.
Vì vai trò của gan là góp phần hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, một số loại thực phẩm cũng như thức uống sẽ cần được hạn chế trong thời gian này.
Các món ngọt tráng miệng chứa hàm lượng đường rất cao. Khi gan suy yếu, khả năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng, bao gồm cả đường, cũng kém hẳn so với bình thường.
Do đó, nếu lúc này bạn hấp thụ một lượng lớn đường từ các món ngọt, chúng sẽ không thể được chuyển hóa hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến một loạt vấn đề liên quan đến đường huyết hay thậm chí là đái tháo đường.
1. Các món chiên xào, nhiều dầu mỡ
Cơ thể tiêu hóa chất béo bằng mật, một loại dịch được sản sinh tại gan. Khi cơ quan nội tạng lớn nhất này chịu thương tổn, quá trình sản xuất mật cũng sẽ chịu tác động liên lụy. Từ đó, khả năng hấp thụ các món giàu chất béo của cơ thể cũng suy giảm đáng kể.
2. Thực phẩm chế biến sẵn
Một loại thực phẩm khác cũng nằm trong danh mục “Người bị xơ gan kiêng ăn gì” là nhóm thực phẩm chế biến sẵn, ví dụ như đồ hộp, xúc xích xông khói, lạp xưởng…

Trong những thực phẩm trên, ngoài hàm lượng muối cao, nhà sản xuất còn cho thêm chất bảo quản và màu thực phẩm nhân tạo. Thực tế, các thành phần này thường tương đối an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, với trường hợp gan đang xơ hóa, chúng có nguy cơ khiến tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn nghiêm trọng hơn.
3. Thức uống chứa cồn
Cồn hay ethanol là tác nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Do đó, dù rượu vang có thể đem lại một số lợi ích về mặt sức khỏe cho bạn, việc sử dụng bất kỳ thức uống chứa cồn nào trong giai đoạn xơ gan đều có nguy cơ khiến bệnh trở nặng và phát sinh biến chứng.
4. Thức ăn mặn
Các phân tử natri trong muối có thể khiến dịch tích tụ ngày càng nhiều ở bụng (cổ trướng) và chân (phù nề). Đây là hai trong số các biến chứng xơ gan phổ biến.
Do đó, nếu bạn chưa biết bị xơ gan kiêng ăn gì, hãy bắt đầu bằng cách giảm lượng muối ăn hàng ngày. Bạn có thể sử dụng các loại gia vị làm từ thảo mộc như nghệ, tỏi, gừng… để nêm nếm món ăn của mình thay cho muối.
5. Hải sản hoặc thịt sống
Xơ gan phát sinh có khả năng kéo theo hệ lụy suy giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu. Điều này đồng nghĩa với việc rủi ro bạn nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ chế độ ăn uống tăng đáng kể. Do đó, lúc này, bạn nên áp dụng chế độ ăn chín uống sôi, tránh xa các món sống như nem chua, sashimi (món ăn làm từ hải sản sống)…
6. Protein (đạm)
Ngoài ra, người bị xơ gan không nên ăn các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt heo…) và thịt chế biến sẵn, ví dụ như xúc xích hay lạp xưởng.
Theo các chuyên gia, nguồn cung cấp protein tốt nhất cho cơ thể là thịt gia cầm nạc, cá và trứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nguồn đạm thực vật như các loại đậu và hạt hay đậu phụ.
7. Không lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng thuốc cũng là nguyên nhân dẫn đến xơ gan. Vì vậy cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc đông, tây y, nhất là những loại thuốc gây hại cho gan.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiêng hút thuốc lá hay các chất kích thích khác để cơ thể luôn khỏe mạnh tạo tiền đề điều trị bệnh hiệu quả.
III. Những hình ảnh thường thấy ở bệnh nhân xơ gan
- Thừa cân - thừa nước
- Teo cơ
- Phù chân, bàn tay, phù vùng thấp
- Cổ chướng, tràn dịch màng phổi
- Biến đổi màu sắc da (xạm da, vàng da)
- Mắt vàng
- Các chấm, mảng xuất huyết, nơi tiêm truyền, sao mạch
- Nổi các tĩnh mạch dưới da bụng
-
Mục tiêu dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan
- Phòng tránh bệnh não gan – hôn mê gan (do tăng amoniac máu);
- Không ăn các chất tăng gánh nặng xử lý cho gan hoặc độc với gan;
- Giảm thiểu tình trạng cổ chướng;
- Phòng ngừa hiện tượng teo cơ (sarcopenia), tích tụ mỡ;
- Cải thiện sự ngon miệng, chất lượng cuộc sống
-
Vì sao cần chú trọng dinh dưỡng cho người bị xơ gan?
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất với hơn 500 chức năng. Vì vậy, khi tình trạng xơ hóa diễn ra, các chức năng của gan sẽ dần suy giảm đáng kể, bao gồm cả việc hỗ trợ cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Do đó, mục tiêu hàng đầu của chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan sẽ gồm ba yếu tố như sau:
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể
- “Cắt giảm” khối lượng công việc mà gan phải gánh vác
Ngăn chặn tình huống gan phải chịu thêm thương tổn bằng cách phòng ngừa biến chứng phát sinh
Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng một chế độ dinh dưỡng cho người bị xơ gan không tốt cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của biến chứng xơ gan, bao gồm tử vong.
Thêm vào đó, xơ gan là căn bệnh không thể chữa lành. Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe tương lai của gan sau này.

IV. Chế độ chăm sóc người bệnh bị xơ gan
Người bệnh xơ gan cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu kèm theo đó là nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc người bệnh xơ gan cần lưu ý các vấn đề sau:
Khi có hiện tượng xơ gan, chức năng chuyển hóa thức ăn bị giảm, tiêu hóa kém khiến người bệnh gầy sút. Khi năng lượng tối thiểu không được bổ sung khiến người bệnh mệt mỏi hơn. Vậy khi chăm sóc người bệnh cần đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh đồng thời tăng cường chức năng gan.
Một chế độ ăn giàu calo, thành phần thức ăn phù hợp đầy đủ các chất... Nên dùng mỡ động vật thay thế bằng dầu thực vât. Tránh những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa.
Thức ăn chế biến chín đảm bảo vệ sinh và hợp khẩu vị, không nên ăn một món lặp lại gây cảm giác nhàm chán
Bổ sung vitamin bằng nước hoa quả ép, trái cây. Có thể thay nước uống hàng ngày bằng nước nhân trần, atiso. Nhân trần và atiso có tác dụng mát gan, lợi mật rất tốt cho người bệnh xơ gan.
Đối với người bệnh xơ gan giai đoạn muộn thì cần lưu ý hơn trong chế độ ăn, phải hạn chế các thực phẩm giàu đạm đề phòng hôn mê gan. Bên cạnh đó cần vệ sinh mũi miệng sạch sẽ đặc biệt là khi có hiện tượng chảy máu cam, chảy máu chân răng để đề phòng nhiễm khuẩn và tạo cho người bệnh cảm giác ngon miệng.
- Chăm sóc giảm phù và cổ trướng
Ở giai đoạn muộn của bệnh, hiện tượng phù càng có những biểu hiện rõ rệt hơn. Hai chân to hơn bình thường, đi lại nặng nề. Kèm theo đó, ăn uống kém, chức năng tổng hợp protein giảm dẫn đến lượng protein máu giảm làm cho nước thoát ra ngoài tế bào gây phù. Khi nằm, cần cho người bệnh kê cao chân (cao hơn so với tim)
.
Khi có cổ trướng, nước xuất hiện trong ổ bụng gây chèn ép các phủ tạng. Khi cổ trướng quá nhiều gây khó thở cho người bệnh, bác sĩ sẽ cho rút nước ra ngoài, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Người bệnh cần lưu ý hạn chế ăn muối hoặc ăn nhạt khi có hiện tượng phù và cổ trướng nhiều bởi lượng muối trong cơ thể nhiều gây tích nước trong tế bào, làm cho tình trạng phù càng tăng lên
Khuyến khích người bệnh ăn tăng cường thực phẩm giàu kali, sẽ bổ sung lượng kali đã mất. Theo dõi cân nặng của người bệnh hàng tuần là cách để kiểm tra xem tình trạng phù và cổ trướng của người bệnh có giảm hay không.
Biến chứng xuất huyết tiêu hóa hay gặp ở người bệnh xơ gan. Điều này rất nguy hiểm cho người bệnh khi mất máu nhiều mà không phát hiện kịp thời. Do đó, cần luôn ở bên người bệnh, khi thấy môi nhợt nhạt, niêm mạc mắt kém hồng thì cần báo ngay cho cán bộ y tế. Các chỉ định truyền dịch, truyền máu sẽ đựoc bác sĩ đưa ra để xử trí khi phát hiện có xuất huyết tiêu hóa.
Ngoài việc động viên tinh thần, thì điều quan trọng là theo dõi diễn biến bệnh. Người bệnh mệt mỏi nhiều hơn, cân nặng lại tăng, báo hiệu tình trạng phù và cổ trướng tăng lên.
Dấu hiệu tiền hôn mê gan như thay đổi bất thường về tinh thần của bệnh nhân có thể đang vui rồi lại buồn, thờ ơ; rối loạn về trí nhớ, mất định hướng về thời gian và không gian, mất khả năng tập trung tư tưởng; nếu đặt cẳng tay thẳng góc với cánh tay và mặt giường sẽ thấy bàn tay run không đều. Cần báo ngay với bác sĩ khi có hiện tượng này.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thêm về Bệnh xơ gan nên ăn gì và kiêng ăn gì để cải thiện tình trạng? Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc !
Mách bạn : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

Công dụng của Funadin
Tăng cường khả năng giải độc, phục hồi chức năng gan, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
Funadin hỗ trợ điều trị các chứng: vàng da, vàng mắt, trướng bụng, ngứa da do nóng gan, nổi mụn do nóng gan, nhiệt miệng, màu nước tiểu đậm, mệt mỏi kéo dài, ăn không ngon...Các bệnh lý về gan như: Nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, suy gan, men gan cao, ung thư gan....
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Funadin - Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi
______________
>>> Chế độ ăn hợp lý cho người bị men gan cao
>>> Các dấu hiệu cảnh báo ung thư gan giai đoạn đầu và cách điều trị>>> Các bệnh thường gặp ở gan và cách phòng tránh