Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chuyên gia khoa mắt giải đáp: Viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi?

Chào bác sĩ, cháu tên là Hoa năm nay 19 tuổi. Bác sĩ tư vấn cho cháu bị viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi ạ? Cách đây 2 ngày, cháu thấy mắt có dấu hiệu mắt bị sưng, đỏ, chảy nước mắt và ngứa nữa. Cháu đi khám và được chẩn đoán là cháu bị viêm kết mạc cấp ạ. Cho cháu hỏi luôn cách điều trị viêm kết mạc như thế nào cho hiệu quả ạ? Cháu cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Chảy nước mắt, đau mắt, đỏ mắt là những triệu chứng cho thấy bạn đã bị viêm kết mạc cấp. Bệnh viêm kết mạc cấp thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và học tập, không những vậy, lại nằm trong nhóm bệnh về mắt phổ biến nhất. Chính vì vậy bệnh viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi là một trong những vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm. Bạn cần biết những gì để có thể nhanh chóng loại bỏ căn bệnh này ?

Viêm kết mạc cấp hay còn được biết đến với tên gọi đau mắt đỏ. Đây là tình trạng lớp màng trong suốt ở nhãn cầu bị viêm, kết mạc mi. Bệnh viêm kết mạc thường gặp ở mọi lứa tuổi và hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị dễ dàng. Viêm kết mạc nếu không được phát hiện sớm rất dễ gây nên biến chứng nguy hiểm và thậm chí lan rộng thành dịch.

Viêm kết mạc cấp hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ
Viêm kết mạc cấp hay còn được gọi là đau mắt đỏ

► Nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc cấp

Có một số nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp thường gặp như:

- Viêm kết mạc cấp do virus: Có thể gặp sau khi bị sốt virus, viêm phổi cấp hoặc sau sởi, hoặc bị nhiễm virus simplex hoặc herpes zoster.

- Viêm kết mạc cấp do vi khuẩn: gây ra như liên cầu, tụ cầu, phế cầu. Đặc biệt, viêm kết mạc cấp do lậu thường gặp ở trẻ sơ sinh, là do lây truyền từ mẹ sang con là một bệnh rất nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

► Các triệu chứng viêm kết mạc cấp là gì?

Các triệu chứng đau mắt đỏ khác nhau dựa trên nguyên nhân gây viêm kết mạc cấp, nhưng có thể bao gồm:

- Mắt đỏ trong mắt hoặc mí mắt trong
 
- Tăng lượng nước mắt
 
- Láng màu vàng xám quấn quanh lông mi, đặc biệt là sau khi ngủ
 
- Xả xanh hoặc trắng ra khỏi mắt

- Đôi mắt ngứa, nóng mắt

- Mờ tầm nhìn

- Tăng độ nhạy sáng
Triệu chứng của viêm kết mạc cấp
 
Triệu chứng của viêm kết mạc cấp

► Bệnh viêm kết mạc cấp có nguy hiểm không?

Hiện nay, đa số bệnh nhân mắc chứng viêm kết mạc đều có khả năng tự khỏi nhất là bệnh do virus gây nên. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan mà cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời trước khi có các biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng của viêm kết mạc cấp gây ra như:

– Người bị viêm kết mạc do cầu khuẩn lậu gây ra rất dễ chuyển thành viêm loét giác mạc và biến chứng dẫn đến thủng nhãn cầu.

– Với người mắc viêm giác mạc do Adenovirus gây nên thì viêm kết mạc rất dễ xuất hiện chấm nông

– Nếu không điều trị tận gốc viêm kết mạc có thể hình thành lông quặm, sẹo giác mạc, bệnh có thể gây mù, khô mắt và biến dạng bờ mi…

Ngoài ra, viêm kết mạc là một bệnh dễ lây lan. Viêm kết mạc xảy ra do virus, vi khuẩn nên có khả năng lây lan cao thậm chí bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm viêm kết mạc chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hay dịch tiết ở mắt, qua các vật dụng trung gian như khăn mặt, kính, chậu rửa mặt…

Bệnh cũng lây qua đường hơi thở và đường nước bọt như khi nói chuyện gân, ho, hôn… Do vậy, cần cách ly người bệnh đau mắt đỏ và có các biện pháp dự phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm như đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, không dùng chung các vật dụng cá nhân…

Đau mắt đỏ không lây khi nhìn trực tiếp vào bệnh nhân như quan niệm trước đây. Thực chất, đeo kính chỉ giúp hạn chế tiếp xúc với khó bụi để giảm bớt khó chịu ở người bệnh.


Xem ngay: Top thuốc bổ mắt hỗ trợ điều trị viêm kết mạc cấp hiệu quả nhất của mỹ ngăn ngừa biến chứng xảy ra 
 

► Viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi?

Quay lại câu hỏi của bạn hoa, Viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi? Trên thực tế, điều này tùy thuộc vào thể trạng mỗi người bệnh.  Nếu bệnh viêm kết mạc do virus gây nên thì hoàn toàn có thể tự khỏi và ít gây ra biến chứng. Thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài trong khoảng từ 3 – 14 ngày. Tuy nhiên, với bệnh nhân mắc viêm kết mạc do vi khuẩn thì thời gian điều trị sẽ tùy thuộc vào các tác nhân gây viêm kết mạc.

Bệnh thường xảy ra bất thình lình, có thể nói là dữ dằn lúc khởi phát. Nếu bệnh nhân bị nhiễm bệnh từ các vật dụng xung quanh thì bệnh sẽ khởi phát sau vài ngày đến 3 tuần. Đối với các bệnh nhân bị nhiễm bệnh, cần được cách ly khỏi trường học, cơ quan, ít nhất là 7 ngày sau khi bệnh khởi phát. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm sang người lành vẫn còn kéo dài đến tuần thứ 3. Lúc đầu thường là một mắt, thường sau 4-5 ngày sẽ lan sang mắt thứ 2.

Trong trường hợp mắc viêm kết mạc do lậu cầu thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh toàn thân. Thậm chí một số người bệnh còn phải điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch.
Thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài trong khoảng từ 3 – 14 ngày
Thời gian khỏi bệnh có thể kéo dài trong khoảng từ 3 – 14 ngày

► Cách chữa trị viêm kết mạc cấp

Người bị viêm kết mạc thường được chỉ định các phương pháp điều trị tập trung vào việc giảm triệu chứng. Bạn cũng hoàn toàn có thể chọn cách làm dịu bớt những triệu chứng và sự khó chịu của bệnh viêm kết mạc bằng cách dùng các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt EyeAid + , thường xuyên vệ sinh vùng mắt, nhẹ nhàng lau sạch đi những dịch tiết hay lớp ghèn cứng bằng một miếng vải hay bông sạch với nước ấm. Nếu bạn vẫn rất khó chịu, hãy thử đắp một miếng băng ấm trên mắt.

Dùng thuốc kháng sinh và thuốc sát trùng.

– Thuốc nước: Chloromicetin 4%o, Sulfat kẽm 1%, Sulfaxylum 10-20%,….Có thể dùng một hoặc phối hợp hai loại, rỏ luân phiên nhiều lần trong ngày (10-20 lần mỗi lần cách nhau 15 -20 phút).

– Thuốc mỡ: Tetraxyclin 1%, Gentamicin …Tra 1lần/ tối (trước khi đi ngủ).

– Khi có sốt, sưng hạch, viêm họng có thể dùng: erythromyxin, cephalexine,….

Chống viêm:

– Corticoid dùng dưới dạng thuốc rỏ mắt hoặc tiêm dưới kết mạc nhưng chỉ định phải hết sức thận trọng.

– Các thuốc tác dụng ổn định dưỡng bào như Lodoxamide, Olopatadin, Cromoglycate…hoặc kháng thụ cảm thể histamin như Antazoline, Emadastine hoặc kháng histamin như Naphazoline, Chlopheniramine, … có tác dụng tốt đối với những trường hợp viêm kết mạc dị ứng. Đặc biệt, loại này được dùng đối với viêm kết mạc mùa xuân do phải điêù trị kéo dài.

Tăng cường sức đề kháng, nâng đỡ cơ thể, tăng tái tạo biểu mô:

– Các vitamin A, B, C, dùng đường uống, rỏ mắt … băng che để mắt đỡ bị kích thích.

Lưu ý: các bạn không nên tự ý mua thuốc sử dụng mà cần phải có hướng dẫn đơn thuốc của bác sĩ điều trị, tránh tình trạng chưa xác định đúng bệnh và tình trạng bệnh mà đã tự ý sử dụng thuốc khiến bệnh thể diễn tiến nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực về lâu dài của người bệnh thậm chí là mù lòa.

– Tuy nhiên, đa số bệnh nhân mắc viêm kết mạc đều không cần dùng thuốc nhỏ mắt chứa kháng sinh bởi bản thân viêm kết mạc do virus gây nên thì việc dùng khác sinh sẽ không có ích gì thậm chí còn rất dễ gây nên tình trạng phản ứng thuốc, kháng thuốc. Với người bệnh sử dụng kính áp tròng thì nên ngừng sử dụng kính.

– Khi bị viêm kết mạc, có thể áp dụng các biện pháp phụ trợ như:

+ Đắp khăn ấm lên mắt để giảm đau;

+ Rửa mặt hoặc gội đầu bằng các loại hóa chất ít kích thích, tránh để nước bẩn, hóa chất dính vào mắt;

Người bệnh nên tiến hành rửa sạch mắt bằng nước muối và tra kháng sinh khoảng từ 10 – 15 lần mỗi ngày nếu là viêm kết mạc do vi khuẩn gây nên. Nếu bệnh kéo dài và không có dấu hiệu khỏi bệnh thì nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Đắp khăn ấm lên mắt để giảm đau;
Đắp khăn ấm lên mắt để giảm đau;

► Hạn chế lây lan viêm kết mạc cấp trong gia đình như thế nào?

Bệnh rất dễ lây lan cho dù chúng ta đã tìm đủ biện pháp phòng ngừa: đeo kính, rửa tay, đeo khẩu trang. Vì sao vậy? Adenovirus thuộc nhóm virus chứa AND không có vỏ bọc. Điều này làm chúng đề kháng cực tốt ở môi trường ngoài tế bào, nhất là trên các vật dụng bằng nhựa và kim loại: tay nắm cửa, dụng cụ khám bệnh, bàn ghế... Hơn nữa, chúng không hề bị tổn hại gì trước cồn và éther.

- Trong gia đình thì nên kiêng đụng chạm trực tiếp lên da người bệnh, rửa tay thường xuyên, không dùng chung khăn mặt và kiêng quan hệ tình dục.

- Người bệnh cần đeo kính để hạn chế phát tán yếu tố gây bệnh, không dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, rửa sạch tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với mắt bị bệnh (sau khi tra thuốc, lau mắt...).

- Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh những thức ăn có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất cay... vì có thể làm tăng phản ứng viêm.

- Trong môi trường bệnh viện các nhân viên y tế nên kiêng bắt tay với bệnh nhân, việc khám bệnh nên dùng găng tay và các hộp dụng cụ riêng rẽ.

- Lý tưởng nhất là không để bệnh nhân sử dụng tay nắm cửa, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước sau mỗi lần khám bệnh.

- Sát trùng tất cả những vật dùng trong phòng khám có bề mặt gồ ghề, dùng các loại thuốc nhỏ loại một lần và hạn chế các thủ thuật hoặc đo đạc tối đa. Ngay cả khi tất cả những công việc phòng bệnh nghặt nghèo vừa nêu trên được thực hiên nghiêm chỉnh thì việc bị đau mắt dịch vẫn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Tuy có khả năng lây lan cao nhưng bệnh viêm kết mạc không cần phải điều trị tại bệnh viện hay cách ly. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt nhưng cần chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh lây bệnh cho những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.

Bài viết là lời giải đáp cho thắc mắc của bạn Hoa viêm kết mạc cấp bao lâu thì khỏi. Hi vọng qua bài viết này, bạn Hoàng lan cũng như các bạn đọc đang xem bài viết này có thêm kiến thức về bệnh viêm kết mạc. Chúc các bạn luôn có đôi mắt khỏe đẹp!

EyeAid+

______________________________________
Bài liên quan:
>>> Mách bạn cách trị nhức mắt khi nhìn máy tính cho dân văn phòng
>>> Ăn gì cho mắt sang khỏe? 10 món ăn bồi bổ dưỡng chất cho đôi mắt
>>> Cảnh báo về tình trạng: Mắt mờ khi nhìn điện thoại

Các tin khác