Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Sỏi thận có nguy hiểm không? Khi nào cần mổ sỏi thận?

Sỏi thận là một bệnh lý đường tiết niệu mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, thậm chí là cả trẻ em. Sỏi là các khối tinh thể rắn được tạo thành từ các chất khoáng và muối hình thành bên trong thận. Căn bệnh này thường gây nên chứng đau lưng, tiểu buốt, tiểu rắt rất khó chịu ở người bệnh. Hiện nay có không ít người bị sỏi thận chưa thực sự hiểu biết cặn kẽ về căn bệnh này và băn khoản không biết sỏi thận có nguy hiểm không, liệu có phát triển thành biến chứng nghiêm trọng và khi nào thì cần mổ sỏi thận. Để trả lời cho những thắc mắc này, mời bạn tham khảo chi tiết về bệnh sỏi thận ở bài viết dưới đây.


 
I. Sỏi thận có nguy hiểm không?

- Thông thường, người bị sỏi thận phát hiện ra mình mắc bệnh khi có những triệu chứng kể trên hoặc vô tình phát hiện khi tiến hành khám sức khỏe định kỳ. Một điều may mắn là sỏi thận không gây ảnh hưởng kéo dài cho người bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, bạn không nên bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
 
- Tùy vào kích thước và vị trí của viên sỏi, người bệnh có thể chỉ cần uống thuốc, uống nhiều nước để tống sỏi ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu sỏi quá lớn hay bị kẹt trong đường tiết niệu, gây ra nhiễm trùng tiết niệu hoặc gây biến chứng khác, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nếu nhận thấy người bệnh có nguy cơ tái phát sỏi sau quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều trị dự phòng.
 
- Vì vậy, sỏi thận có nguy hiểm không tùy thuộc vào việc bạn có phát hiện sớm và được điều trị đúng cách, kịp thời hay không. Nếu như chủ quan, bạn có thể phải gánh chịu các biến chứng của bệnh này hoặc gặp tình trạng sỏi tái phát nhiều lần. Hậu quả của bệnh sỏi thận có thể bao gồm:

1. Tắc nghẽn đường tiết niệu                 

- Sỏi thận thường xuất hiện ở đài thận, bể thận nhưng chúng sẽ không cố định ở vị trí này mà có thể dần di chuyển theo dòng chảy của nước tiểu rồi đi vào các đường ống hẹp hơn như niệu quản, niệu đạo gây tắc nghẽn đường tiết niệu. Tình trạng này có thể khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận và các vị trí khác gây nên tình trạng thận ứ nước, giãn đài thận, bể thận, niệu quản ứ nước… Đây là những nguyên nhân chính làm cho bệnh nhân thường xuyên bị những cơn đau quặn thận dữ dội tấn công kèm theo tình trạng tiểu rắt, bí tiểu dai dẳng.
 
2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Sỏi thận tồn tại lâu ngày trong cơ thể có thể trở thành nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn gây hại. Những vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng thận và lan sang các vị trí khác (đường tiết niệu, bàng quang). Ngoài ra, những viên sỏi kích thước lớn, có cạnh sắc nhọn khi di chuyển sẽ cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây tổn thương thận, niệu quản, gây viêm bể thận, xơ thận, teo thận… Nên nếu hỏi bệnh sỏi thận có nguy hiểm không thì phải hết sức lưu ý đến biến chứng này.
 
- Dấu hiệu cảnh báo bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là đau bụng dưới, cảm giác nóng buốt mỗi lần đi tiểu, màu sắc nước tiểu bất thường (hồng, nâu, đỏ) kèm theo váng và mùi hôi khó chịu.
 
3. Suy thận cấp tính, mạn tính
 
- Tình trạng thận bị ứ nước mức độ nặng (độ 2, độ 3) kèm theo bị nhiễm trùng sẽ hủy hoại dần các nhu mô thận, làm suy giảm chức năng thận. Nếu bị suy thận nặng biểu hiện qua chỉ số lọc cầu thận là dưới 10ml/phút đồng nghĩa với chức năng thận không thể hồi phục, lúc này người bệnh cần phải lọc máu nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
 
- Người bị suy thận sẽ có các triệu chứng sau: tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu có bọt và có lẫn máu, sưng phù chân tay, thay đổi vị giác…
 
4. Sỏi thận có nguy hiểm không khi làm tăng nguy cơ vỡ thận

- Vỡ thận là một biến chứng sỏi thận rất hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Thực tế, vách thận rất mỏng nên nếu tình trạng ứ nước kéo dài kèm theo sưng viêm, phù nề sẽ làm tăng áp lực thận quá mức gây vỡ thận đột ngột. Người bị vỡ thận cần mổ cấp cứu ngay lập tức.

II. Khi nào cần mổ và mổ sỏi thận có nguy hiểm không?

- Nếu thường xuyên phải chịu những cơn đau hay những bất tiện, khó chịu do sỏi thận gây ra, người bệnh thường có xu hướng muốn được phẫu thuật nhằm “trục xuất” sỏi ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Thực tế, không phải tất cả các trường hợp bị sỏi thận đều cần phải phẫu thuật mới có thể loại bỏ sỏi.

Nếu sỏi có kích thước nhỏ, nằm ở những vị trí thuận lợi thì khả năng thì người bệnh có khả năng dùng thuốc hoặc uống nhiều nước để đào thải sỏi ra ngoài qua nước tiểu. Tán/ mổ sỏi thận chỉ là giải pháp khi không thể lựa chọn các cách điều trị không xâm lấn, trong các trường hợp như:
 

Sỏi thận kích thước lớn hơn 20mm, không đáp ứng với phương pháp điều trị nội khoa, không thể đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Sỏi thận chỉ 10mm nhưng gây biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn đường tiết niệu, viêm đường tiết niệu, thận ứ nước (từ độ 2 trở lên).

Sỏi thận gây đau đớn dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày.
Tán hay mổ sỏi thận là kỹ thuật điều trị hiện đại nhưng vẫn có những rủi ro nhất định. Khoảng 5–9% người bệnh có thể gặp một số rủi ro sau mổ như tổn thương thận – niệu quản, sót vụn sỏi trong thận, niệu quản, rối loạn chức năng tiết niệu (tiểu són, tiểu không tự chủ), nhiễm trùng đường tiết niệu và nguy hiểm nhất là biến chứng nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng. Thực tế có rất nhiều trường hợp phải tán sỏi 2–3 lần mới hết, nhưng không có nghĩa là sỏi không tái phát lại, nhất là với những người có nguy cơ cao.

Do đó, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân điều trị sỏi thận theo phương pháp nội khoa tích cực nếu sỏi có kích thước nhỏ để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh không phải phẫu thuật gây tốn kém.

III. Nguyên nhân bệnh gây sỏi thận

Trong quá trình hoạt động, thay vì thải các chất độc hòa tan và nước tiểu ra ngoài thì lại để lắng đọng lại và tạo thành các viên sỏi trong thận. Với chức năng là cơ quan giữ cân bằng nước cho cơ thể đồng thời loại bỏ và đào thải các chất độc hại cho cơ thể qua đường nước tiểu, khi bị sỏi thận, chức năng đó không được thực hiện hiệu quả. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

- Sỏi thận hình thành, di chuyển đến bất kỳ vị trí nào trên đường đi của nước tiểu. Có thể kể đến các nguyên nhân sỏi thận như sau:

- Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

- Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.
Bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

- Nằm một chỗ một thời gian dài.

- Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

- Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C...

IV. Triệu chứng bệnh Sỏi thận

Triệu chứng sỏi thận có thể bao gồm:

- Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.

- Đau khi đi tiểu do sỏi thận di chuyển từ niệu quản tới bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo sẽ gây đau thậm chí đau buốt khi đi tiểu.

- Tiểu ra máu do sự cọ xát của sỏi khi di chuyển tới những tổn thương. Tuy nhiên, tùy vào những tổn thương mà biểu hiện tiểu ra máu có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc phải quan sát trên kính hiển vi mới thấy được.

- Tiểu dắt, tiểu són. Khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu.

- Cảm giác buồn nôn và nôn do khi bị sỏi thận gây ra những ảnh hưởng trong đường tiêu hóa dẫn đến cảm giác buồn nôn và nôn.

- Cảm giác sốt và ớn lạnh do khi bị sỏi thận rất dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Bệnh sỏi thận có rất nhiều các dấu hiệu nhận biết, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng nào cần kịp thời đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời tránh những tình huống xấu xảy ra.

V. Đối tượng nguy cơ bệnh Sỏi thận

- Khi gia đình có người mang gen này, sẽ có nguy cơ cao bị sỏi thận.

- Những người sống tại khu vực có khí hậu nhiệt đới, không uống đủ nước lại bị ra mồ hôi nhiều dẫn đến thiếu nước.

- Những người ăn quá nhiều protein, muối hoặc đường.

- Những người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi thận.

- Đã từng trải qua phẫu thuật hoặc sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ cao bị sỏi thận.


VI. Các cách chữa sỏi thận hiệu quả
 
Có rất nhiều cách chữa sỏi thận, tùy thuộc vào loại và nguyên nhân sỏi thận.
 

1. Sỏi thận nhỏ với các triệu chứng nhẹ

Hầu hết sỏi thận nhỏ sẽ không cần điều trị xâm lấn. Bạn có thể chữa sỏi thận nhỏ bằng cách:

Uống nhiều nước. Uống từ 2-3l nước mỗi ngày có thể giúp thải sỏi thận ra ngoài. Đặc biệt khi bạn bị sỏi thận cystin, bạn cần phải uống nhiều nước hơn nữa.

Thuốc giảm đau. Khi sỏi thận di chuyển, bạn có thể cảm thấy khó chịu. Để giảm các cơn đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol hoặc naproxen natri.

Điều trị sỏi thận nội khoa. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn beta để giúp loại bỏ sỏi thận. Loại thuốc này giúp giãn các cơ trong niệu quản, do đó sỏi thận sẽ di chuyển nhanh và ít đau hơn.

2. Cách chữa sỏi thận lớn
 
Đối với các sỏi thận lớn không thể tự ra ngoài hoặc trường hợp sỏi gây chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể yêu cầu điều trị chuyên sâu.
 
Tán sỏi bằng sóng xung kích là cách chữa sỏi thận phổ biến. Đối với một số sỏi thận – tùy thuộc vào kích thước và vị trí – bác sĩ có thể đề nghị phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL). Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra các rung động mạnh (sóng xung kích) phá vỡ các viên sỏi thành những mảnh nhỏ có thể đi qua nước tiểu. Thủ thuật này kéo dài khoảng 45-60 phút và có thể gây đau vừa phải, vì vậy bác sĩ sẽ gây tê hoặc gây mê nhẹ để giúp bạn thoải mái. Tán sỏi ngoài cơ thể có thể gây máu trong nước tiểu, bầm tím ở lưng hoặc bụng, chảy máu quanh thận và các cơ quan lân cận khác. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy khó chịu khi các mảnh sỏi đi qua đường tiết niệu.

Phẫu thuật để loại bỏ sỏi rất lớn trong thận. Đây là phẫu thuật cắt bỏ sỏi thận bằng dụng cụ nhỏ như kính viễn vọng (telescope) và các dụng cụ chuyên biệt thông qua một vết mổ nhỏ ở lưng. Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật và ở trong bệnh viện từ 1-2 ngày trong khi hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật này nếu tán sỏi ngoài da không thành công.

Chữa sỏi thận bằng cách sử dụng dụng cụ nội soi để loại bỏ sỏi. Để loại bỏ một viên đá nhỏ hơn trong niệu quản hoặc thận, bác sĩ có thể đưa dụng cụ nội soi qua niệu đạo và bàng quang đến niệu quản. Sau khi định vị sỏi, bác sĩ có thể dùng thiết bị nội soi chuyên dụng để bọc sỏi hoặc phá vỡ nó thành những mảnh nhỏ. Sau đó, họ có thể đặt một ống nhỏ (stent) trong niệu quản để giảm sưng và thúc đẩy quá trình lành thương. Bạn có thể cần được gây mê toàn thân hoặc cục bộ khi làm thủ thuật này.

Phẫu thuật tuyến cận giáp. Một số sỏi canxi photphat là do tuyến cận giáp hoạt động quá mức gây ra. Khi các tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến cận giáp (cường tuyến cận giáp), nồng độ canxi có thể trở nên quá cao và dẫn đến hình thành sỏi thận. Bệnh cường tuyến cận giáp đôi khi xảy ra khi một khối u nhỏ lành tính hình thành ở một trong các tuyến cận giáp hoặc do một tình trạng khác dẫn đến các tuyến này sản xuất nhiều hormone tuyến cận giáp hơn. Do đó, phẫu thuật cắt bỏ khối u ở tuyến cận giáp sẽ giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận cũng là một cách chữa sỏi thận hiệu quả.

VII. Phòng ngừa bệnh Sỏi thận

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, có thể kể đến các biện pháp sau:

- Bỏ qua thói quen sinh hoạt xấu để ngừa bệnh với các cách như: giảm lượng natri trong chế độ ăn; hạn chế thịt đỏ, nên bổ sung các loại protein từ các loại gia cầm; tránh các loại nước ngọt, nước giải khát; không lựa chọn các thực phẩm chế biến sẵn như: bánh mì, khoai tây chiên,các loại phomat; giảm lượng đường trong các bữa ăn.

- Sử dụng những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh thận. Cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều canxi và các loại thực phẩm có hàm lượng axit oxalic tương đối cao như táo, tỏi, hành tây, cà phê, ca cao, nước chè, không nên uống rượu, cà phê.

- Cần duy trì chế độ tập luyện thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe để có sức khỏe tốt, loại trừ các nguy cơ gây bệnh.

 
Giải pháp cho người suy thận: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe thận hoàn toàn từ thảo dược.
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: 
 Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
 
Bỏ túi ngay 11 cách phòng ngừa suy thận không phải ai cũng biết


Công dụng của Super Powe Uriclean

- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...


 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Các tin khác