Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Khi bị suy thận, các chức năng của thận sẽ bị suy kiệt dần khiến việc đào thải chất độc ra ngoài cơ thể bị ngưng trệ. Vậy suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị suy thận như nào? Hẳn là thắc mắc và lo lắng của rất nhiều người bệnh. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho mọi người về bệnh suy thận.

Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

I. Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Biến chứng suy thận
 
- Bệnh suy thận nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời tình trạng bệnh ngày càng nặng sẽ khiến thận mất hoàn toàn các chức năng làm cho nguy cơ tử vong lúc này của người bệnh là rất cao.

Bệnh thận nếu để di căn sang mãn tính sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan liên quan trong cơ thể nhất là với hệ bài tiết và tim mạch với các biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

Gây giữ nước, tích dịch làm tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận hoặc xuất hiện dịch trong phổi gây phù phổi

Sự gia tăng đột ngột của lưu lượng Kali trong máu (tăng Kali máu) có thể làm giảm khả năng đào thải độc, các hoạt động của tim mạch và đe dọa đến tính mạng

Bệnh tim và mạch máu tim mạch

Khuếch tán mạch lượng canxi trong xương, vitamin D trong máu làm tăng nguy cơ loãng xương khiến người bệnh mắc phải các bệnh viêm xương khớp, xương dễ gãy

Giảm chức năng tình dục ở cả nam và nữ, gây rối loạn cương dương hoặc giảm khả năng sinh sản

Gây tổn hại mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến khó tập trung, hay cáu gắt, thay đổi tính cách hoặc co giật

Biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển

Gây tổn hại đến tính mạng đối với bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối, muốn kéo dài sự sống cần phải gắn liền với bệnh viện và máy móc y tế hỗ trợ

Khẳng định một lần nữa bệnh suy thận cực kỳ nguy hiểm. Bởi vậy, mọi người cần thường xuyên theo dõi sức khỏe của bản thân để kiểm soát tình trạng thận và điều trị kịp thời, đúng hướng nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.

II. Suy thận có chữa được không? Các cách điều trị?

- Trên thực tế, suy thận dù ở cấp tính hay mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, do chức năng thận không thể thể phục hồi được. Song điều trị suy thận có thể giúp bệnh không tiến triển nặng hơn và cải thiện, bổ trợ chức năng thận hoạt động trơn tru hơn.

- Ngoài ra, các bệnh về thận có chữa được hay không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện ra bệnh sớm hay muộn, sử dụng phương pháp chữa trị nào và mức độ tuân thủ theo chỉ định bác sĩ của người bệnh.

- Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu (suy thận cấp độ 1, 2, 3) thì việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, hiệu quả cũng cao hơn. Nếu bệnh phát triển đến các giai đoạn mạn nặng hơn thì việc chữa trị sẽ khó khăn và kết quả mang lại không thể đạt được như mong muốn.

- Đặc biệt khi để bệnh suy thận tiến đến giai đoạn cuối, người bệnh buộc phải tiến hành lọc máu hoặc chạy thận để kiểm soát bệnh duy trì sự sống. Và việc kéo dài tuổi thọ đối với bệnh nhân trong các phương pháp này rất khó nói vì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức khỏe, cơ địa của người bệnh, tỉ lệ tương thích, mức độ đáp ứng điều trị,…

Vì vậy, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn các rủi ro từ bệnh.
Để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm cũng như việc phát triển thành suy thận mạn giai đoạn cuối, người bị suy thận mãn có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

 
Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

1. Sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ chức năng thận

Với các đối tượng suy thận cấp, bệnh còn nhẹ, bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc như sau:

Suy thận kèm triệu chứng tăng huyết áp: sử dụng thuốc điều hòa huyết áp và thuốc lợi tiểu

Điều trị suy thận kèm triệu chứng thiếu máu: sử dụng Erythropoietin tiêm dưới da và bổ sung sắt, axit folic cho cơ thể

Kiểm soát rối loạn lipid máu: Sử dụng nhóm thuốc giảm nồng độ cholesterol xấu như statin, gemfibrozil

Điều trị suy thận với biến chứng loãng xương: bổ sung vitamin D, canxi và hạn chế lượng phốt pho trong khẩu phần ăn hằng ngày

2. Phương pháp lọc máu

Khi chức năng của thận suy giảm trầm trọng, bệnh thận tiến sang giai đoạn cuối thuốc điều trị bệnh sẽ không còn tác dụng. Người bệnh lúc này cần chuyển sang thực hiện biện pháp lọc máu chạy thận.
Lọc máu bao gồm 2 phương pháp lọc chính là lọc thẩm phân phúc mạc và chạy thận nhân tạo. Trong đó:

Thẩm phân phúc mạc: Lợi dụng khả năng lọc bán dẫn của lớp màng bụng, màng phúc mạc tại ổ bụng để lọc sạch các chất cặn bã, chất thải, nước thừa thay thế cho chức năng thận. Phương pháp này thích hợp cho nhiều đối tượng, có thể thực hiện tại nhà mà không cần đến trực tiếp các cơ sở y tế để lọc máu. Tuy nhiên, hiệu quả lọc của thẩm phân phúc mạc không tốt bằng chạy thận nhân tạo.

Chạy thận nhân tạo: Máu của người bệnh sẽ được truyền tới máy thẩm phân để tiến hành lọc các chất thải, chất độc cùng lượng nước thừa ra khỏi máu nhờ hệ thống ống dẫn. Lúc này, máy thẩm phân có chức năng thay thế cho một quả thận bình thường. Sau khi được làm sạch, máu sẽ được truyền lại cơ thể cũng qua hệ thống ống dẫn. Phương pháp này rất hiệu quả, tuy nhiên, người bệnh sẽ phải đến bệnh viện khoảng 3 lần mỗi tuần để tiến hành lọc máu  và phải thực hiện tiểu phẫu tạo vị trí nối động – tĩnh mạch (AV) trước phẫu thuật.

3. Phương pháp ghép thận

- Khi bị suy thận giai đoạn cuối, cơ thể không còn có khả năng đào thải độc tố và điều hòa chất điện giải, ổn định huyết áp, người bệnh ghép thận nếu không muốn tiến hành lọc máu.

- Nguyên lý của ghép thận là thay thế thận đã mất chức năng bằng thận mới vẫn hoạt động tốt. Thận ghép thường được tuyển chọn từ ngân hàng thận từ các bệnh viện, hoặc do người thân của bệnh nhân hiến tặng. Với các trường hợp thận tương thích và không bị đào thải sau phẫu thuật, người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ đến 10 – 20 năm thậm chí là hơn nữa.
 
III. Những điều cần chú ý khi điều trị suy thận

Khi điều trị suy thận, người bệnh cần chú ý một số các vấn đề như sau:

Xác định nguyên nhân gây bệnh suy thận và loại bỏ bệnh từ gốc. Ví dụ như: Nếu nguyên nhân suy thận xuất phát từ bệnh lý huyết áp cao thì điều trị chính là ổn định huyết áp; nếu do tiểu đường thì điều trị chính là ổn định đường huyết; nếu do giảm chức năng lọc cầu thận thì tránh những độc tố từ thuốc, thực phẩm gây hại cho chức năng thận
 
Kiểm tra thường xuyên lưu lượng protein trong nước tiểu và nồng độ creatinin huyết thanh từ đó có cách biện pháp duy trì chúng ở mức độ ổn định

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học dành riêng cho người suy thận, bao gồm: nhiều ngũ cốc (đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt); trái cây tươi và rau củ quả tươi; nạp ít chất béo no và cholesterol; hạn chế các thực phẩm tinh chế chứa nhiều đường; ăn nhạt, ít muối,… Đồng thời, kiểm soát lượng vitamin  protein, Kali, Phốt pho và khoáng chất đưa vào cơ thể theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thận,…

Giữ huyết áp, lượng đường trong máu ở mức ổn định, phù hợp

Dùng thuốc theo quy định, chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh đó, cần kết hợp tập  luyện các bài thể dục vừa sức, đều đặn, bỏ thuốc lá, rượu bia để tăng sức đề kháng cho cơ thể
 
IV. Nguyên nhân bệnh Suy thận
 
1. Nguyên nhân suy thận cấp
 
  • Có ba cơ chế chính

- Thiếu lưu lượng máu đến thận

- Những bệnh lý tại thận gây ra

- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận
 
  • Nguyên nhân thường gặp bao gồm:

- Chấn thương gây mất máu

- Mất nước

- Tổn thương thận từ nhiễm trùng huyết

- Phì đại tuyến tiền liệt

- Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc

- Biến chứng trong thai kỳ, như sản giật và tiền sản giật hoặc liên quan đến hội chứng HELLP
 
Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

2. Nguyên nhân gây suy thận mạn:

- Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

- Viêm cầu thận

- Viêm ống thận mô kẽ

- Bệnh thận đa nang

- Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

- Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận

- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

V. Triệu chứng bệnh Suy thận

Triệu chứng suy thận phát triển theo thời gian nếu tổn thương thận tiến triển chậm và thường không đặc hiệu. Vì thận có khả năng bù trừ rất tốt, nên ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng. Đến khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã ở giai đoạn trễ.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Buồn nôn, nôn

Chán ăn

Mệt mỏi, ớn lạnh

Rối loạn giấc ngủ

Thay đổi khi đi tiểu: tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có màu nhạt hơn hay đậm hơn bình thường, nước tiểu có máu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn, ...

Giảm sút tinh thần, hoa mắt, chóng mặt

Co giật cơ bắp và chuột rút

Nấc

Phù chân, tay, mặt, cổ

Ngứa dai dẳng

Đau ngực (nếu có tràn dịch màng tim)

Khó thở (nếu có phù phổi)

Tăng huyết áp khó kiểm soát

Hơi thở có mùi hôi

Đau hông lưng

Vi. Đối tượng nguy cơ bệnh Suy thận

- Suy thận cấp đa số đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận cấp bao gồm:

Tình trạng bệnh cần nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt

Tuổi cao

Bệnh động mạch ngoại vi làm tắc nghẽn mạch máu ở tay chân

Bệnh đái tháo đường

Bệnh tăng huyết áp

Bệnh suy tim

Bệnh thận khác

Bệnh gan

Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ suy thận mạn bao gồm:

Bệnh đái tháo đường

Bệnh tăng huyết áp

Bệnh tim

Hút thuốc lá

Béo phì

Có nồng độ cholesterol trong máu cao

Chủng tộc: là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á

Tiền sử gia đình mắc bệnh thận

Từ 65 tuổi trở lên
 
Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào? Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho người bệnh, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 
Mách bạn : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
 
Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

Tác dụng của Super Power UriClean

Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...


 
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Các tin khác