Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

Huyết áp thấp thường gặp ở những người ăn rất ít, hay bỏ bữa, ăn thực phẩm không tốt với bệnh … Những  thói quen xấu này sẽ tác động làm giảm sự dẻo dai và đàn hồi của mạch máu, gây tụt huyết áp. Chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng trong việc khắc phục huyết áp thấp. Người bị huyết áp thấp nên ăn gì, không nên ăn gì? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về chế độ dinh dưỡng của người huyết áp thấp.

Người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

I. Thực phẩm tốt cho những người huyết áp thấp

– Chế độ ăn uống của bạn có vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng hạ huyết áp hiệu quả và giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. Tụt huyết áp là sự giảm huyết áp đột ngột – nguyên nhân chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.

– Thông thường, người mắc chứng huyết áp thấp nên giảm dùng các đồ uống có cồn và thức ăn giàu carbohydrate. Sau đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho những người mắc chứng huyết áp thấp.

1. Nho khô


Nho khô được xem là một loại thực phẩm tuyệt vời để điều trị chứng huyết áp thấp. Loại thực phẩm này giúp duy trì huyết áp trong giới hạn bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận – trung tâm điều hòa huyết áp của cơ thể.

Bạn có thể ngâm khoảng 30–40 quả nho khô trong một cốc nước qua đêm và ăn chúng vào buổi sáng khi bụng đói. Thực hiện theo phương pháp tự nhiên này trong ít nhất một tháng, tình trạng huyết áp của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

2. Sữa và quả hạnh


– Đây cũng là phương pháp điều trị truyền thống giúp kiểm soát mức huyết áp ở bệnh nhân mắc chứng huyết áp thấp. Bạn hãy ngâm 4–5 quả hạnh trong nước qua đêm, bóc vỏ vào sáng hôm sau và nghiền nhuyễn ra, sau đó cho thêm một cốc sữa đã đun sôi vào và uống mỗi buổi sáng. Điều này sẽ giúp huyết áp của bạn ổn định hơn trong vài tuần.

3. Muối


– Muối giúp điều trị chứng huyết áp thấp bởi vì hàm lượng natri có trong muối có thể làm tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi dùng muối vì tình trạng dư thừa muối trong cơ thể có thể dẫn đến những căn bệnh khác.

4. Húng quế


– Lá húng quế chứa kali, magiê, vitamin C và vitamin B5 (pantothenic acid), có hiệu quả để kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân hạ huyết áp. Bạn có thể nhai 4 –5 lá húng vào mỗi buổi sáng hoặc uống một thìa cà phê chiết xuất từ húng quế với mật ong hàng ngày khi bụng đói.

5. Chanh


– Nước chanh có hiệu quả cao trong việc điều trị chứng huyết áp thấp do mất nước. Các chất chống oxy hóa có trong chanh có thể điều hòa tuần hoàn máu và duy trì huyết áp. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi do giảm huyết áp, hãy uống một ly nước chanh pha với một ít đường và muối để điều chỉnh huyết áp của bạn.

6. Tỏi


– Tỏi có chứa một hợp chất giúp ổn định huyết áp và đem lại với các lợi ích sức khỏe khác cho cơ thể.
Bạn có thể ăn 2 tép tỏi sống trước khi đi ngủ 1 giờ hoặc thêm vào khi chế biến các món ăn hàng ngày.

7. Rễ cam thảo


– Gốc và rễ cam thảo là một phương thuốc hiệu quả giúp ổn định tình trạng huyết áp thấp do nồng độ cortisol trong máu thấp (stress hormone). Một số hợp chất có trong cam thảo giúp ngăn chặn sự phát triển của enzyme gây phân hủy cortisol. Bạn có thể cho một ít rễ cam thảo khô hoặc bột cam thảo vào một tách nước sôi, lọc và uống loại trà này hàng ngày để cải thiện bệnh huyết áp thấp.
 
Người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?
 
8. Thực phẩm chứa caffeine

– Từ lâu, người ta đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà, sô-cô-la nóng và các loại đồ uống có chứa caffeine khác có thể làm tăng huyết áp tạm thời. Cơ chế làm tăng huyết áp của những loại thực phẩm này vẫn chưa rõ, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy chúng có thể ngăn chặn các hormone gây giãn động mạch hoặc kích thích giải phóng adrenaline trong cơ thể.

– Nếu bị tụt huyết áp thường xuyên, bạn có thể uống một tách cà phê đen vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn để ổn định huyết áp. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này vào ban đêm bởi chúng có thể gây mất ngủ.

9. Nước ép củ cải đường


– Loại nước uống này rất hữu ích trong việc điều trị cao huyết áp cũng như huyết áp thấp. Uống một cốc nước cốt củ cải đường 2 lần mỗi ngày trong khoảng một tuần sẽ làm giảm triệu chứng hạ huyết áp.

10. Cây hương thảo


– Loại thảo mộc này giúp kích thích hệ thống thần kinh trung ương và cải thiện việc lưu thông máu, do đó cây hương thảo được cho là có ích trong việc cân bằng lại huyết áp bị khi tụt huyết áp.

Huyết áp thấp là một trong những căn bệnh thời đại, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, bạn hãy tạo cho mình thói quen ăn uống lành mạnh để giúp điều trị và phòng ngừa tình trạng tụt huyết áp bạn nhé.

11. Gừng


– Đây là loại gia vị rất phổ biến. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Vài lát gừng tươi, hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp.

12. Thịt nạc, gan


– Những người huyết áp thấp do thiếu máu (đặc biệt là ở phụ nữ trẻ) nên ăn các loại thịt nạc (bò, gà, heo), gan, trứng gà, tôm, cá… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả như: đậu, rau dền, rau đay, quả lựu,…

– Ngoài các thực phẩm kể trên, một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp khác bao gồm: cà phê, nước trà đặc, rau cần tây, hạt sen, cam thảo, long nhãn, táo tàu,…

II. Những thực phẩm người huyết áp thấp không nên ăn

1. Sữa ong chúa


– Sữa ong chúa luôn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Nhưng dù tốt thế nào thì cũng không phải dùng sao cũng được, nhất là với người huyết áp thấp.

– Trong sữa ong chúa có chứa hoạt chất insulin làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Đồng insulin tác động làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh.  Do vậy người huyết áp thấp không nên dùng.

2. Táo mèo


– Có thể nói táo mèo là một vị thuốc có tác dụng giãn mạch ngoại vi, rất tốt cho người cao huyết áp. Nhưng ngược lại, với tác dụng này táo mèo lại vô tình gây tổn hại người huyết áp thấp.

3. Cà chua


– Cà chua là loại quả giàu lycopen  được chứng minh làm giảm huyết áp. Do vậy người huyết áp thấp không nên dùng thường xuyên, đặc biệt là cà chua sống còn xanh.

4. Củ cải đường


– Chắc chắn củ cải đường sẽ nằm trong câu trả lời. Bởi, với người huyết áp cao, nếu uống 1 ly nước ép củ cải đường sẽ giúp giảm huyết áp nhanh chóng. Do đó nó sẽ không tốt cho người có tiền sử huyết áp thấp.

5. Mướp đắng


– Mướp  đắng có khả năng làm hạ đường huyết nên chỉ thích hợp với người cao huyết áp.

Ngoài các loại củ, quả nói trên thì người huyết áp thấp cũng nên tránh các loại rau sau:


– Cần tây, dưa hấu, tảo bẹ, tỏi, hạt hướng dương, hành tây…tuy cơ chế chưa rõ ràng nhưng chúng đều có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp.

– Rau diếp cá, khoai tây, chuối,… rất giàu kali ít natri. Việc bổ sung nhiều kali sẽ làm thận tăng đào thải natri vào nước tiểu. Chính vì vậy ăn nhiều các loại rau này sẽ khiến bạn tụt huyết áp.

6. Rượu bia


– Rượu bia hầu như chẳng mang lại mấy lợi ích tốt cho sức khỏe. Khi mới uống rượu bia, huyết áp sẽ tăng trong một thời gian ngắn. Điều này xảy ra là do rượu bia kích thích nhịp tim. Tuy nhiên, nó cũng làm mất nước trong cơ thể và giãn mạch. Do vậy ngay sau giai đoạn tăng huyết áp sẽ là giảm huyết áp nhiều.
Người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

– Với những người bị huyết áp thấp cơ địa, mạn tính cần lưu tâm hơn đến chế độ ăn uống cũng như lựa chọn các loại thực phẩm.  

7. Cà rốt


– Cà rốt là loại củ giàu kali, ít natri. Nếu ăn nhiều cà rốt, lượng kali được bổ sung nhiều có thể khiến thận tăng đào thải natri vào nước tiểu, dẫn đến tụt huyết áp. Như vậy, rõ ràng người huyết áp thấp nên tránh ăn nhiều cà rốt.

III. Những thói quen ảnh hưởng xấu tới người huyết áp thấp

Với bất kỳ bệnh nào, những thói quen xấu luôn tác động làm nặng hơn tình trạng bệnh. Đối với huyết áp
thấp thì những thói quen xấu nên bỏ như:


– Lười uống nước: Nếu không uống đủ nước, lưu lượng tuần hoàn sẽ giảm, khiến huyết áp hạ thấp.

– Thức khuya: Hệ thần kinh điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể và điều hòa huyết áp. Đêm khi bạn ngủ cũng là lúc hệ thần kinh nghỉ ngơi. Nếu bạn thức khuya, hệ thần kinh không những không được nghỉ mà còn phải hoạt động nhiều hơn. Điều này khiến nó lao lực, mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới chức năng điều hòa huyết áp.

– Thói quen ăn uống không điều độ: mục đích của ăn uống không phải để dạ dày của bạn thấy no. Ăn uống giúp bổ sung dinh dưỡng để cơ thể sản xuất máu. Với thói quen ăn uống không điều độ, cơ thể sẽ không được bổ sung đủ dưỡng chất để tạo máu.

– Ăn quá no: khi ăn no, lượng máu được dồn nhiều đến dạ dày và ruột để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng máu đến các cơ quan khác giảm, nhất là não bộ và dẫn đến chóng mặt, chóng váng… Đây còn gọi là hạ huyết áp sau ăn.

– Thay đổi tư thế đột ngột: thỉnh thoảng bạn sẽ gặp phải tình trạng chóng mặt, choáng váng… khi đang ngồi hoặc nằm sau đó đứng lên đột ngột.  Đây là dấu hiệu của lưu thông máu kém. Nếu tình trạng này không được cải thiện, hạ huyết áp sẽ tiến triển nặng hơn và gây nguy hiểm cho người bệnh.

IV. Người bị huyết áp thấp nên sinh hoạt ra sao?

Với người bị huyết áp thấp thì dinh dưỡng, sinh hoạt đúng cách là rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.  

1. Uống nhiều nước


– Uống nhiều nước giúp tăng thể tích máu trong cơ thể. Ngoài ra cũng giúp cơ thể luôn được bổ sung đủ nước, tránh bị mất nước. Khi cơ thể bị thiếu nước sẽ làm tăng nặng triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi ở người vốn đã bị huyết áp thấp.

2. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn


– Người bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn. Cồn không chỉ khiến cơ thể mất nước mà còn làm giảm huyết áp, ngay cả khi đã cung cấp đủ nước cho cơ thể.

3. Bổ sung các chất điện giải


– Các chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì huyết áp. Người bị huyết áp thấp có thể uống nước chanh, nước trái cây để bổ sung điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, có thể dùng đồ uống dành cho người chơi thể thao có chứa các nhóm chất điện giải như natri, kali…

4. Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ


–  Ăn đủ các bữa. Đặc biệt là không được bỏ bữa sáng vì đây là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc. Cách ăn uống tốt nhất cho người bị huyết áp thấp là nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Việc này sẽ giúp duy trì năng lượng ổn định trong ngày và tránh tình trạng huyết áp giảm quá thấp sau ăn no. Trong các bữa ăn, cần hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, cơm, cháo, nui, bánh mì…

–  Người bị huyết áp thấp không được thức quá khuya. Và cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Việc thiếu ngủ hoặc thức khuya sẽ khiến bạn dễ chóng mặt, ngất xỉu.

5. Tăng thêm lượng muối


– Những người bị huyết áp thấp có thể tăng lượng muối ăn hàng ngày. Với người bình thường, cần khoảng 10g muối mỗi ngày. Còn người bị huyết áp thấp nên ăn nhiều hơn một chút, khoảng 10 – 15g. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ lượng muối để phù hợp với độ tuổi và thể trạng cơ thể.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về người bị huyết áp thấp nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 
Mách Bạn :   Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
Người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì?

 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 

Các tin khác