Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không? Cách chữa như thế nào?

Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong tháng vừa qua. Vậy bệnh suy nhược thần kinh có thực sự nguy hiểm hay không, cách điều trị như thế nào. Hãy cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia đầu ngành xung quanh về căn bệnh này.

► Suy nhược thần kinh là gì?

Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Nguyên nhân của bệnh được xác định là do các vấn đề về tâm lý, tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên.

Suy nhược thần kinh, hội chứng Da Costa hay thường được biết đến với cái tên “trái tim người lính”, là một hội chứng tập hợp các triệu chứng tương tự như bệnh tim, mặc dù khi khám thực thể không phát hiện bất thường gì về sinh lý.

Vào thời điểm phát hiện, hội chứng Da Costa được xem như là một lời giải thích sinh lý thích đáng cho bệnh “trái tim người lính”. Thuật ngữ “hội chứng Da Costa” được sử dụng nhiều nhất vào những năm đầu thế kỷ 20. Đến giữa thế kỷ 20, căn bệnh này thường được mô tả như một dạng của chứng loạn thần kinh. Ban đầu bệnh được phân loại là “F45.3” (rối loạn tâm thần kinh của tim và hệ tim mạch) trong ICD-10 và bây giờ được phân loại là “rối loạn chức năng tự trị tâm thần kinh”.

Ngày nay, các bác sĩ xem xét hội chứng Da Costa như là một biểu hiện của chứng rối loạn lo âu và phương pháp điều trị chủ yếu là thực hiện những thay đổi về hành vi như thay đổi lối sống hay luyện tập thể dục. Bệnh này được đặt tên theo người đã nghiên cứu và mô tả rối loạn trong cuộc nội chiến Mỹ-bác sĩ Jacob Mendes Da Costa.

Bệnh cũng có nhiều tên khác như là chứng loạn thần kinh tim, suy nhược mạn tính, hội chứng gắng sức, bệnh tim mạch chức năng, suy nhược thần kinh tim, suy nhược thần kinh nguyên phát, suy nhược thần kinh bán cấp và tim dễ kích thích.
 

Bệnh suy nhược thần kinh là gì?
Bệnh suy nhược thần kinh là gì?

 

Xem ngay >>> Thuốc bổ não tốt nhất dành cho người bị suy nhược thần kinh

► Những dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh

Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như: người có thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, mắc bệnh viêm nhiễm mạn tính… Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh:

+ Mất tập trung và suy giảm trí nhớ

 Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ…

 Để tránh mắc phải những căn bệnh này, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, kết hợp với một chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều khoáng chất và vitamin, không uống rượu, hút thuốc lá, hạn chế căng thẳng, thức khuya và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

 + Mất ngủ

 Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu điển hình của bệnh suy nhược thần kinh và trầm cảm. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.

 Lợi ích của giấc ngủ không cần phải bàn cãi, nhưng làm thế nào để có một giấc ngủ ngon và tốt cho sức khỏe là vấn đề nhiều người quan tâm. Tập thể dục là biện pháp tốt nhất, vừa giúp bạn giải tỏa căng thẳng vừa giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và dopamine.

 Đi bộ là một giải pháp rất tốt cải thiện chất lượng giấc ngủ. Theo một nghiên cứu của tổ chức Mind, có trụ sở tại Anh, 71% số người tham gia nghiên cứu cho biết họ đã giảm được cảm giác lo lắng và trầm cảm sau khi dành ít nhất 30 phút đi bộ trong công viên mỗi ngày.
 

Triệu chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh
Triệu chứng mất ngủ do suy nhược thần kinh

 + Rối loạn lo âu 

Thông thường, lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước.

 Tuy nhiên, điều đó không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.

 Vì vậy, khi bạn đang lo lắng về một vấn đề, thay vì cố gắng suy nghĩ ra cách giải quyết, hãy thư giãn. Điều đó sẽ giúp tinh thần của bạn thoải mái trở lại và có thể khiến bạn hoàn thành tốt công việc của mình hơn hay có được những phương thức giải quyết hợp lý hơn. 

Khi bạn đang ở trong tình trạng kìm kẹp vì lo âu hay trầm cảm, đơn giản chỉ cần ngồi bình tĩnh và hít thở thật sâu trong một vài phút. Hãy lặp lại vài lần một ngày, cách này sẽ thay đổi chức năng bộ não của bạn, tạo thành một thói quen tốt.

+ Mệt mỏi

 Tình trạng mệt mỏi là một hiện tượng bình thường của cơ thể khi tham gia vận động mạnh, làm việc quá sức trong thời gian dài… Nhưng sức khỏe sẽ dần hồi phục lại sau khi nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ.

 Tuy nhiên, mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.

 + Hoảng loạn

 Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khoẻ tinh thần.

 Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Khi lo lắng, chúng ta sẽ thở nhanh và sâu, đồng nghĩa với việc lượng CO2 thải ra nhiều, gây nên một sự thay đổi tạm thời nồng độ pH trong máu gọi là kiềm hô hấp. Sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và choáng váng.

 Hãy điều hòa lại hơi thở bằng cách thở chậm và dài hơn để ổn định lại nồng độ CO2. Một hơi thở ra dài sẽ tác động đến hệ thần kinh giao cảm, khiến bạn thư giãn hơn.

 + Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp

 Nếu bạn thường xuyên trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác.

 Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ có xu hướng né tránh mọi thứ tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.

Hãy cố gắng gạt bỏ tâm lý nặng nề bằng cách gặp gỡ mọi người, trước hết là những người thân thiết, hãy chia sẻ với họ tình trạng của bạn, rất có thể những quan điểm của họ sẽ mang lại nhiều hữu ích cho bạn.
 

Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp
Luôn trốn tránh và ngại giao tiếp

► Bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không?

Vì nguyên nhân gây bệnh là tình trạng stress, sự căng thẳng kéo dài trong cuộc sống hay môi trường làm việc có những biến đổi, do nhiều yếu tố tác động liên tục và thường xuyên… nên bệnh suy nhược thần kinh hoàn toàn có thể chữa khỏi, nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tìm ra nguyên nhân gây stress.

 1. Chữa suy nhược thần kinh theo tây y

 Cách chữa suy nhược thần kinh theo Tây y là sự kết hợp giữa việc áp dụng các liệu pháp tâm lý song song sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng.

 + Liệu pháp tâm lý:

 Các bác sỹ sẽ sử dụng ám thị điều trị cho người bệnh để gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra bản chất và nguyên nhân bệnh. Bên cạnh đó, các bài tập khí công dưỡng sinh, liệu pháp thể dục cũng được hướng dẫn cho người bệnh suy nhược thần kinh để tinh thần thư giãn, cơ thể thả lỏng, tâm lý được cân bằng và ổn định.

 + Sử dụng thuốc:

 Các loại thuốc giúp tăng cường hệ tuần hoàn và dinh dưỡng cho não như tanakan, arcalion, asthenal.

Thuốc giảm đau nhức đầu: aspirin, paracetamol, efferalgan codein, diclofenac…Khi sử dụng các loại thuốc này chữa suy nhược thần kinh thường có tác dụng bất lợi cho gan khi sử dụng lâu dài. Do đó nên dùng cách xa bữa ăn và uống với thật nhiều nước.

Thuốc an thần, chống mất ngủ: seduxen, elenium,valium, stilnox, mimoza… với liều thấp trong thời gian ngắn hay các thuốc đông dược như viên sen vông, cao lạc tiên…

Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, stablon…

Vitamin nhóm B: B1, B6.
 

Chữa bệnh bằng tây y
Chữa bệnh bằng tây y

 2. Chữa suy nhược thần kinh theo đông y

 Còn đối với y học cổ truyền, suy nhược thần kinh chủ yếu là do can khí uất lâu ngày làm tổn thương khí huyết, dẫn đến chứng trạng âm hư dương, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,…Vì vậy, chúng ta cần phải cải thiện suy nhược thần kinh bằng một số giải pháp sau đây:

 – Ăn các loại trái cây:

 Hoa quả, rau xanh là nguồn vitamin tự nhiên cực tốt đối với cơ thể. Chính vì vậy, bổ sung các loại trái cây này vào cơ thể là điều cần thiết để giúp cho hệ thống thần kinh được ổn định.

 Chuối: Đông y cho rằng chuối chín có vị ngọt, lành tính, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế,… Còn các nghiên cứu hiện đại thì đã chỉ ra chuối chính còn có hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose; các nguyên tố sắt, canxi; các axit amin và một số vitamin A, B1, B2, B6, C giúp tăng cường và làm bền vững hệ thần kinh. Sử dụng chuối sứ chín vào buổi sáng, khi bụng còn đói là tốt nhất.

Dứa: Có chứa hàm lượng bromelin – một loại enzym thủy phân protein mạnh nên nó có khả năng tiêu thực rất tốt, nhất là thức ăn từ các loại cá, thịt. Tác dụng của bromelin tương tự như papaine và pepsin nên có có công dụng tiêu thực và tan bầm. Nên sử dụng 1/4 quả dứa vào buổi trưa, khi bụng hơi đói.

Đu đủ chín: Có chứa nhiều chất bổ dưỡng như 1% glucid, 0.6% protein và 0.1% lipid cùng các loại vitamin A, E,C, arotenoid, beta-carotene 30% và cryptoflavine 13% với tác dụng làm mát gan, nhuận trường, tiêu đờm, giải độc, an thần,…Nên sử dụng 1/4 quả đu đủ chín vào buổi chiều khi bụng hơi đói.

– Uống các loại nước:

 Uống đủ nước là cách giúp cho cơ thể đào thải chất độc ra bên ngoài. Không những vậy, việc cung cấp đủ lượng nước còn giúp cơ thể bớt căng thẳng hơn. Các bạn có thể uống nước khoáng, nước chè tươi, nước cam,… Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng bia, rượu, thức uống có gas tránh làm cho tình trạng suy nhược trở nên nghiêm trọng.

 – Ngủ nghỉ khoa học:

 Là biện pháp giúp ngăn chặn những triệu chứng suy nhược thần kinh có cơ hội bùng phát. Bên cạnh đó, ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học là cách giúp cho tinh thần luôn phấn chấn, tim mạch ổn định. Một lưu ý nhỏ nữa là người bị suy nhược thần kinh sẽ thấy thoải mái và dễ ngủ hơn khi tắt hết đèn.

– Giải trí đúng cách:

 Suy nhược thần kinh gây ra hội chứng rối loạn cơ năng hoạt động của thần kinh cao cấp nên mới gây ra triệu chứng đau đầu. Vì điều này, chúng ta cần phải lên kế hoạch để làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. Bằng cách du lịch đến những nơi có không khí trong lành, hoặc có thể xem phim, nghe nhạc, chăm sóc hoa cỏ, tập thể dục, nói chuyện với bạn bè,…

 – Vận động thường xuyên:

 Những bài tập vận động nhẹ nhàng như chạy bộ, đi bộ hoặc các bài tập tại chỗ như yoga, thái cực quyền cũng rất tốt đối với hệ thống thần kinh của người bệnh.

 – Các bài thuốc chữa bệnh:

Bài thuốc 1:

 Nguyên liệu: Nhân sâm 12g, táo nhân 8g, hoàng kỳ 12g, phục thần 6g, đương quy 12g, viễn chí 6g, bạch truật 12g, mộc hương 4g, long nhãn 8g, cam thảo 2g, đại táo 3 quả, gừng sống 3 lát.

 Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc trên sắc với 3 chén nước sao còn 1 chén. Chia thành 2 lần uống hết khi thuốc còn ấm.

 Bài thuốc 2:

 Nguyên liệu: Sài hồ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, bạch phục linh 12g, cam thảo 4g, sinh khương 4g, bạc hà 4g.

 Thực hiện: Cho tất cả các vị thuốc (trừ bạc hà) sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Cho bạc hà vào trộn đều trong thuốc rồi chắt ra uống khi còn ấm.

Bên cạnh đó để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, các bạn nên dùng kết hợp thực phẩm chức năng bổ não Super power Neuro Max.

3. TPCN bổ não Super power Neuro Max hỗ trợ và điều trị bệnh suy nhược thần kinh

 Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

 Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.
 

Super-Power-Neuro-max
TPCN Super-Power-Neuro-max

 => Tác dụng của Super power Neuro Max 

– Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

 – Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não, nhồi máu não nhân bèo…

 – Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

 – Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….

 – Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

 – Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

 – Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

 – Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

 – Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy.

 – Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

 – Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

 Xem thêm >>> thông tin chi tiết sản phẩm Super power Neuro Max

 ► Cách phòng tránh bệnh suy nhược thần kinh

 Căn bệnh suy nhược thần kinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh bùng phát mỗi chúng ta nên tự ý thức với tình trạng bệnh của mình bằng cách:

 - Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày là giải pháp giúp ngăn ngừa bệnh suy nhược thần kinh

– Cân bằng trạng thái tâm lý: Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái là cách giúp cho hệ thần kinh luôn ổn định. Có rất nhiều cách giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng như nghe nhạc, ngồi thiền, đọc sách, tắm nước ấm…

 – Có chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bệnh nhân suy nhược thần kinh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh. Tốt nhất, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia dinh dưỡng để tìm thấy chế độ dinh dưỡng tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên bổ sung đủ lượng nước, trái cây và rau xanh mỗi ngày.

 – Ngủ đủ giấc: Cân bằng công việc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Các chuyên gia khuyên rằng, bệnh nhân suy nhược thần kinh nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và ngủ trước 23h đêm.

 – Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập vận động: Là cách giúp cho hệ thần kinh dẻo dai, tăng cường sức đề kháng hơn. Bài tập chạy bộ, đi bộ, vận động phù hợp đều được các chuyên gia khuyến khích.

Như vậy bài viết trên đã trả lời cho bạn đọc về câu hỏi bệnh suy nhược thần kinh có chữa khỏi được không Suy nhược thần kinh là căn bệnh ảnh hưởng đến rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì thế, đừng nên bỏ qua những biểu hiện ban đầu của bệnh để tránh gây ra những biến chứng không mong muốn. Nên thăm khám và điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín khi phát hiện các triệu chứng bệnh được kể bên trên. Chúc các bạn sức khỏe!
 


_________________________________
Bài liên quan:

>>> Căn bệnh mất trí nhớ tạm thời ở giới trẻ chớ có nên coi thường
>>> Ăn gì tăng cường trí nhớ? Những món ăn bình dân hàng ngày mà không ai ngờ đến
>>> Thức khuya có giảm trí nhớ không? 10 thói quen làm giảm trí nhớ vô cùng nguy hiểm

Các tin khác