Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ hỗn hợp là khi người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại. Bệnh phát triển khi các đám rối tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị sưng giãn quá mức, gây ra hiện tượng sung huyết, tạo thành búi trĩ riêng lẻ hoặc dính vào nhau. Vậy các dấu hiệu nào cảnh báo bệnh trĩ hỗn hợp? Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ hỗn hợp.

5 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ hỗn hợp

I. 5 dấu hiệu bệnh trĩ hỗn hợp

● Chảy máu khi đại tiện: Ban đầu máu xuất hiện ít, chỉ dính vào phân và giấy vệ sinh. Sau một thời gian không được điều trị, máu có thể nhỏ thành giọt, thậm chí thành tia.

●  Dịch nhầy hậu môn: Niêm mạc hậu môn bị kích thích khiến các chất nhầy được sản sinh nhiều hơn. Người bị trĩ hỗn hợp sẽ luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu tại hậu môn.

● Sa búi trĩ: Tĩnh mạch trĩ bị phình quá mức sẽ tạo ra những búi trĩ bên trong và ngoài hậu môn. Kích thước của búi trĩ tùy vào mức độ tổn thương của tĩnh mạch. Ban đầu, búi trĩ hỗn hợp chỉ xuất hiện như một dị vật nhỏ trong và rìa hậu môn, sau đó dài rồi lòi ra khi chúng ta đại tiện. Càng để lâu, búi trĩ càng to và sa xuống, thường trực ở hậu môn.

● Ngứa hậu môn: Dịch nhầy cùng sự hình thành của búi trĩ khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy và vướng víu. Ngoài ra, người bệnh trĩ hỗn hợp còn có thể bị nứt kẽ hậu môn.

● Đau hậu môn: Xảy ra do khối trĩ quá lớn, khi ngồi bị đè nén hoặc bắt nguồn từ hiện tượng tắc mạch trĩ. Triệu chứng đau thường đi kèm với hiện tượng viêm hậu môn, phù nề bờ hậu môn thậm chí là hoại tử.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ hỗn hợp


● Nguyên nhân trĩ hỗn hợp do tính chất công việc: Những người phải làm công việc ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác nặng… có thể khiến vai trò của các shunt  động – tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Lúc này, sự chèn ép sẽ gây tắc nghẽn tĩnh mạch, từ đó hình thành búi trĩ sưng phồng, dễ xuất huyết.

● Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thói quen ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành các búi trĩ. Những thói quen ăn nhiều thịt nhưng ít rau, bổ sung không đủ chất xơ và uống ít nước sẽ gây tình trạng táo bón kéo dài và từ đó là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Sử dụng thực phẩm không an toàn vệ sinh cũng có thể khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, gây áp lực vùng hậu môn. Kết quả gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch vùng trực tràng, làm tăng tiết dịch ở khu vực hậu môn và gây ra bệnh trĩ hỗn hợp

● Táo bón: Dưới tác động của áp lực tăng cao khi người bệnh dùng hết sức để rặn, các bộ phận nâng đỡ tổ chức trĩ bị giãn dần và trở nên lỏng lẻo. Từ đó, búi trĩ trong và ngoài hậu môn sẽ hình thành.
 
 
5 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ hỗn hợp
 

● Nguyên nhân bệnh trĩ hỗn hợp ở người cao tuổi: Tuổi càng cao thì tĩnh mạch hậu môn càng trượt xuống dưới, hệ tiêu hóa cũng yếu đi. Lúc này chỉ cần một áp lực đè nén đủ lớn, tĩnh mạch sẽ bị tổn thương, sưng phồng và viêm nhiễm.

Phụ nữ mang thai rất dễ bị bệnh trĩ: Khoảng 80% phụ nữ mang thai mắc bệnh này vì khi mang thai máu sẽ lưu thông nhiều hơn để có thể cung cấp đủ lượng máu cho thai nhi. Ngoài ra trọng lượng của thai nhi, vùng chậu sẽ chịu sức ép rất lớn làm cho những tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng xuất hiện tình trạng sưng phù, lồi tĩnh mạch gây nên bệnh trĩ. Khi sinh thường các mẹ phải dùng sức lớn để đưa thai nhi ra ngoài, điều đó cũng khiến cho các tĩnh mạch, mao mạch vùng chậu bị tác động rất lớn, khiến cho bệnh trĩ trở nên nặng hơn.

III. Biến chứng nguy hiểm của trĩ hỗn hợp

Khi bị trĩ hỗn hợp người bệnh sẽ thấy một số những biểu hiện của bệnh như: Đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau rát hậu môn, hậu môn tiết dịch nhầy…Nếu để bệnh lâu không chữa trị sẽ gây ra biến chứng trĩ hỗn hợp nguy hiểm, cụ thể:

1. Gây thiếu máu


– Khi bị trĩ hỗn hợp, người bệnh sẽ bị chảy máu khi đi đại tiện, hiện tương này lâu dần sẽ gây mất máu, khiến người bệnh có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh.

2. Nghẹt búi trĩ


– Nếu búi trĩ bị sa ra ngoài sẽ chịu ảnh hưởng của cơ vòng hậu môn, gây ra tình trạng nghẹt búi trĩ, ngăn cản sự lưu thông tại các tĩnh mạch.

3. Viêm nhiễm và hoại tử vùng hậu môn


– Khi biến chứng trĩ hỗn hợp gây nghẹt búi trĩ là điều kiện thích hợp để các vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm hậu môn. Viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra các bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn… Các búi trĩ bị nghẹt nếu không thể co lại vào bên trong hậu môn, lâu dần sẽ dẫn đến hoại tử. ở nữ giới, nếu viêm nhiễm hậu môn kéo dài còn dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của phái nữ.

4. Ung thư hậu môn - trực tràng


– Đây là biến chứng trĩ hỗn hợp nguy hiểm nhất. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối mà không được chữa trị sẽ gây nên ung thư hậu môn - trực tràng, trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh.

– Để hạn chế những biến chứng trĩ hỗn hợp gây ra, người bệnh nên chủ động phòng tránh bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm nhuận tràng, cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi thấy những triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa khám, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng trĩ hỗn hợp.

IV. Các cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp phổ biến

1. Thuốc Tây

● Thuốc tăng trương tĩnh mạch, làm bền vững thành mạch

● Thuốc chống viêm, nhuận tràng, giảm đau trong trường hợp phù nề, tắc mạch.

● Thuốc dùng tại chỗ: thuốc đạn Avenoc, kem titanoreine, thuốc mỡ Proctolog…

2. Chữa trĩ hỗn hợp bằng các thủ thuật

● Tiêm xơ: Tiêm dung dịch kích thích phản ứng viêm ở lớp dưới niêm mạc nơi có các mạch trĩ để tạo tổ chức xơ sẹo, từ đó giảm sự tưới máu và cố định niêm mạc trĩ vào trong cơ thắt.

● Thắt búi trĩ: Thắt bằng vòng cao su ở cổ búi trĩ để máu không truyền được tới búi trĩ, nhờ đó búi trĩ sẽ rụng sau 5-7 ngày.
5 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh trĩ hỗn hợp
 
3. Phẫu thuật cắt trĩ

Trĩ hỗn hợp có thể được điều trị phù hợp nhất là hai phương pháp PPH (cắt búi trĩ bằng tia laser rồi khâu treo) và HCPT (sóng cao tần làm đông máu quanh búi trĩ rồi cắt).

4. Điều trị trĩ hỗn hợp bằng thuốc nam

● Quả sung: Dùng khoảng 10 quả sung nấu nước để xông hậu môn. Mỗi ngày xông 1 lần, kiên trì trong nửa tháng sẽ thấy hết ngứa, chảy máu và co búi trĩ.

● Tỏi: Đem nướng 1 củ tỏi, sau đó xay nhuyễn với hoàng liên rồi vo thành từng viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2-3 viên, kiên trì 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

● Ngư tinh thảo: Ăn sống ngư tinh thảo (rau diếp cá) kết hợp đắp rau diếp lên búi trĩ. Áp dụng liên tục 1 tháng, 10 người đỡ cả 10.

V. Các cách phòng tránh bệnh trĩ hỗn hợp mà bạn cần phải biết

- Thực hiện việc đại tiện vào một khung giờ quen thuộc, tích cực phòng ngừa táo bón, giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

- Bổ sung cho cho thể lượng nước thích hợp: mỗi buổi sáng cần uống 1 cốc nước ấm giúp thúc đẩy nhu động ruột. Mỗi ngày uống từ 1 - 2 lít nước để phòng tránh táo bón.

- Khi bị táo bón nên ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như các loại rau xanh, củ, quả. Nếu táo bón thường xuyên có thể sử dụng các loại thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng các loại thức ăn dễ tiêu, nhuận tràng…không uống rượu, hút thuốc, không ăn đồ cay nóng, đồ rán, thức ăn khó tiêu hóa…

- Người bệnh trĩ và cả những người đang khỏe mạnh cần tích cực cần tăng cường tham gia các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bộ, tập thể dục, chơi các môn thể thao… giúp tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.

- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau mỗi lần đại tiện để phòng tránh các viêm nhiễm có thể gây biến chứng và mắc bệnh trĩ.

- Hạn chế các trạng thái như đứng nhiều, ngồi lâu, cần phải tập luyện và vận động sau một khoảng thời gian ngồi làm việc dài.

Trên đây là 5 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc phải bệnh trĩ hỗn hợp. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 
Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Các tin khác