Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

Bệnh trĩ là một bệnh thường gặp ở đường hậu môn. Bệnh trĩ xảy ra khi các tĩnh mạch bị sưng, viêm trong ống hậu môn; có thể gây đau, ngứa và chảy máu. Vậy làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nhất? Đây là một căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.  Dưới đây là 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản nhất ai cũng có thể thực hiện được. 

Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

I. Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

1. Ăn chế độ nhiều chất xơ

- Chất xơ là một phần quan trọng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Chất xơ là là một chất có lợi cho sức khỏe. Tác dụng của chất xơ giúp bạn duy trì nhu động ruột đều đặn. Bổ sung chất xơ là một cách phòng bệnh trĩ nhờ ngăn ngừa táo bón. Bạn nên tiêu thụ khoảng 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày. Bạn có thể tìm thấy chúng trong thực phẩm giàu chất xơ như đậu; bông cải xanh; cà rốt; cám; ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi.

2. Uống nhiều nước

- Uống nhiều nước ở đây không bao gồm rượu. Thậm chí một số nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu quá mức có thể gây ra bệnh trĩ. Tốt nhất chúng ta hãy bổ sung thành phần nước tinh khiết. Nước chiếm khoảng 75% trong phân của một lần đi tiêu khỏe mạnh. Bổ sung đủ nước sẽ giúp phân của bạn mềm và ngăn ngừa táo bón.

3. Đi tiêu ngay khi bạn cảm thấy buồn vệ sinh

- Điều này nghe có vẻ giống như lời khuyên thông thường, nhưng có quá nhiều người bỏ qua nó. Nếu bạn trì hoãn việc đi vệ sinh, phân của bạn có thể trở nên khô và cứng trong ruột, khiến bạn khó đi tiêu hơn. Nếu bạn phải rặn quá nhiều khi đi tiêu, nguy cơ phát triển bệnh trĩ của bạn sẽ tăng lên.

- Nói về vấn đề dùng nhiều áp lực khi đại tiện, đừng cố ép bản thân đi tiêu khi bạn không cần đi nữa. Cố rặn làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ống hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ. Đặc biệt, rặn có thể biến trĩ nội thành trĩ ngoại.

4. Tập luyện thể dục

- Tập thể dục vừa phải giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa nhiều vấn đề về đường ruột và tiêu hóa; bao gồm cả bệnh trĩ. Khi bạn ít vận động, mọi thứ đều chậm lại, kể cả ruột của bạn.

- Tập thể dục giúp giữ cho chất thải luôn được di chuyển qua đường ruột của bạn. Đổi lại, điều này giúp bạn tránh táo bón và phân khô, cứng. Đi bộ, chạy cự ly ngắn, đi xe đạp, yoga… Tùy theo lựa chọn của bạn, nhưng hãy chọn lối sống năng động.

- Tuy nhiên, một lưu ý cần thận trọng nếu bạn đã bị trĩ: Tránh ngồi xổm với trọng lượng nặng và các động tác tương tự làm tăng áp lực vùng bụng. Nếu bạn đang cố gắng tìm cách phòng bệnh trĩ, những bài tập này có thể gây hại nhiều hơn lợi.
 
5. Tránh tạo áp lực về phía trực tràng (rặn, nâng vật nặng)

- Nghiên cứu cho thấy nếu sức căng quá mức, từ việc đẩy đến nâng các vật quá nặng; có thể gây ra sự gia tăng đột ngột áp lực trong các mạch máu xung quanh trực tràng để rồi dẫn đến bệnh trĩ. Tuy nhiên, cuộc sống ít vận động khiến bạn có nguy cơ mắc một loạt các vấn đề sức khỏe khác. Như bệnh tiểu đường và suy giảm trí nhớ. Tập tạ đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ; cũng như giúp bạn có cơ thê cân đối trong những nam tháng tuổi trẻ. Vì vậy, hãy tập gym, nhưng hãy nhớ duy trì nhịp thở đều đặn trong khi nâng tạ để giảm bớt một phần áp lực bạn đang đặt lên chân sau.

6. Không ngồi một chỗ quá lâu

- Tư thế ngồi gây tăng áp lực lên cho các mạch máu hậu môn của bạn. Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vì vậy bạn cần tránh việc ngồi tại chỗ quá lâu. Nếu bạn thường xuyên phải làm việc trong tư thế ngồi, hãy thường xuyên xen kẽ trong quá trình làm việc bằng những khoảng nghĩ ngắn. Lúc đó, hãy đứng dậy và thể dục một chút sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn.

- Ngoài ra, hãy coi thời gian của bạn trong phòng vệ sinh là một điều cần thiết, không phải là một cuộc thư giãn kéo dài. Nếu nhà vệ sinh của bạn có chồng tạp chí hoặc sách trên bồn nước, hãy cân nhắc chuyển chúng sang phòng khác. Không mang điện thoại vào khu vệ sinh. Tại sao? Càng dành nhiều thời gian cho việc đi vệ sinh, bạn càng có xu hướng đi tiêu nhiều hơn. Và đây là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ bị trĩ của bạn.
 
Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

7. Giữ vệ sinh vùng hậu môn

- Mặc dù nguyên do chưa rõ ràng, một số nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa việc đi vệ sinh sạch sẽ và bệnh trĩ. Trong một nghiên cứu trên 138 người, các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc tắm rửa sau khi bạn đi vệ sinh ở dưới vòi hoa sen có ảnh hưởng đáng kể đến việc những người tham gia nghiên cứu có mắc bệnh trĩ hay không. Nghiên cứu cho thấy bạn nên tắm trước khi ngủ ít nhất một lần một tuần, đặc biệt chú ý đến bộ phận sinh dục của mình.

II. Triệu chứng của bệnh trĩ
 
Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:
 
- Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
 
- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
 
- Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
 
- Sưng vùng quanh hậu môn
 
- Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)
 
Triệu chứng trĩ thường phụ thuộc vào vị trí:
 
- Trĩ ngoại gây khó chịu nhất, bởi vì vùng da trên búi trĩ bị kích thích và bị loét. Nếu cục máu đông hình
thành bên trong búi trĩ ngoại, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột và nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối nhô lên quanh hậu môn. Cục máu đông có thể bị hấp thu để lại vùng da nhăn nheo gây ngứa và rát.
 
- Trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, ví dụ, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu. Trong lúc rặn đi cầu, phân khi đi ngang hậu môn có thể làm trầy xước bề mặt búi trĩ và làm chảy máu.Trĩ nội cũng có thể bị sa ra ngoài hậu môn tạo trĩ nội sa. Khi trĩ bị sa, nó có thể hấp thu một lượng nhỏ chất nhầy và phân có thể gây kích thích gây ra ngứa, đau và rát. Lau liên tục để cố gắng giảm ngứa có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
 
III. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
 
• Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng
giãn và ứ máu.
 
• Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
 
• Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
 
• Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,..., đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
 
• U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
 
IV. Nguyên nhân gây bệnh trĩ
 
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ có thể phát triển do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:
 
• Rặn khi đi cầu
 
• Ngồi lâu trên bồn cầu
 
• Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
 
• Béo phì
 
• Mang thai
 
• Giao hợp qua đường hậu môn
 
• Chế độ ăn ít chất xơ
 
• Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
 
V. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà
 
1 Chườm đá
 
- Vệ sinh hậu môn rồi đặt đá vào khăn. Chườm lên hậu môn trong vài phút để giảm các vùng ứ huyết ở tĩnh mạch.
 
2. Dùng nước mát
 
- Ngồi trong chậu nước lạnh để cải thiện lưu thông máu, tăng co, giảm sa búi trĩ.
 
- Các cách chữa này nên tiến hành đều đặn trong nhiều ngày để ngăn ngừa búi trĩ hình thành và phát triển, đặc biệt là các búi trĩ phụ.
 
3. Ngâm hậu môn trong nước ấm
 
- Mình đã thoát khỏi tình trạng nứt kẽ hậu môn và trĩ nhẹ nhờ việc ngâm nước muối ấm đều đặn mỗi tối. Nước muối ấm không chỉ làm giảm đâu, mà còn giúp lưu thông khí huyết.
 
Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả

- Cách làm bạn chỉ cần lấy 1 thau nước ấm hòa 1 chút muối trắng rồi ngồi và âm khoảng 15 phút. Mình thực hiện đều đặn mỗi tối thấy bện trĩ giảm rất nhanh.
 
4. Thay đổi thói quen sinh hoạt để điều trị trĩ
 
Để chữa bệnh trĩ khỏi dứt điểm không cần can thiệp đến phẫu thuật hay sử dụng thuốc thì bạn phải rất kiên trì. Bởi các cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng các loại cây lá tự nhiên hiệu quả sẽ không nhanh. Chưa kể nếu điều trị bệnh mà bạn không thay đổi chế độ sinh hoạt điều độ, ăn uồng ngủ nghỉ khoa học thì dù thuốc gì cũng không thể chữa khỏi được. Bởi thế muốn khỏi bệnh trĩ bạn cần áp dụng song hành nhiều cách trong đó ăn uống sinh hoạt chiếm tỷ lệ không hề nhỏ.
 
Tập Kegel
 
- Kegel là bài tập giúp tăng cường lưu lượng máu, lưu thông tuần hoàn hoàn máu đến các vùng hậu môn hoặc trĩ. Thực hiện bài tập này đều đặn bạn sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh trĩ nội và làm cho bênh trĩ không tiến triển nặng hơn.
 
Tập thể dục đều đặn
 
- Thể dục thể thao có tác động tích cực đên sức khỏe nói chung, có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Nên không chỉ riêng với bệnh trĩ mà mọi người đều nên dành thời gian tập thể dục để nâng cao sức khỏe cho bản thân. Tùy thể trạng bạn có thể lựa chọn cho mình bài tập thích hợp như hít thở, đi bộ, bơi lội, đạp xe...Nó sẽ giúp tinh thần thỏa mái, cơ thể khỏe mạnh từ đó hỗ trợ điều trị bệnh trĩ tốt hơn.
 
Mặc quần áo thoáng mát
 
- Các bạn bị trĩ nào cũng đều có nỗi niềm khó nói riêng nhưng khó chịu hơn cả là các bạn bị trĩ ngoại và búi trĩ sa ra ngoài. Vì thế bạn không nên chọn các bộ quần áo quá chật sẽ khiến nóng ẩm và khó chịu hơn cho vùng hậu môn. Chưa kể trong quá trình di chuyển cọ sát nhiều mồ hôi ra sẽ làm cho búi trĩ sưng đau thậm chí chảy máu. Nên lời khuyên là bạn nên chọn các loại quần áo mỏng nhẹ cotton thoáng mát rộng dãi để mặc nếu đang bị trĩ
 
Thực hiện chế độ ăn hợp lý
 
- Trĩ không chỉ gây khó chịu ở vùng hậu môn mà nó còn ảnh hưởng đến tiêu hóa nữa. Vì thế bạn cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ chất xơ như các loại rau cải, rau diếp cá, khoai lang, chuối...để giúp nhuận tràng 
 
- Cách chữa bệnh trĩ tại nhà là tuyệt đối tránh xa các loại như rượu, bia, thuốc lá hay các đồ cay nóng như ớt, nhãn, mít, vải...
 
• Uống nhiều nước
 
- Ngoài tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ thì bạn còn cần đảm bảo duy trì uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Nó sẽ giúp cơ thể dễ dàng tiêu hóa và đào thải chất cặn ra ngoài dễ dàng hơn tránh làm hậu môn đau rát.
 
Điều chỉnh thói quen đại tiện
 
- Đại tiện cũng là việc rất quan trọng, bạn không nên dặn để tránh làm các búi trĩ bị xa ra ngoài nhiều hơn. Thậm chí là gây tổn thương nứt hậu môn hoặc chảy máu khiến bệnh thêm trầm trọng. Thay vào đó bạn nên ăn các thực phẩm nhuận trạng và cố gắng tạo thói quen đi đại tiện vào khung giờ nhất định.
 
- Thêm nữa bạn hãy dùng nước để rửa hậu môn thay vị dùng giấy khô. Nó sẽ làm vùng trĩ vị tổn thương nặng hơn.

Trên đây là Top 7 cách phòng bệnh trĩ hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
 
Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Các tin khác