Đau vùng lưng sau phổi liệu có phải dấu hiệu của ung thư phổi?
Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, một số tình trạng đau lưng có thể liên quan đến bệnh ung thư, chẳng hạn như đau vùng lưng sau phổi có khả năng là dấu hiệu của ung thư phổi. Vậy để xác nhận đau vùng lưng có phải là dấu hiệu bệnh ung thư phổi không, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

I. Đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu ung thư phổi?
- Đau lưng là một tình trạng rất thường gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là do ngồi sai tư thế, duy trì một tư thế quá lâu, mang vác vật nặng hoặc là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nào đó. Đau vùng lưng sau phổi cùng với đau mỏi vai gáy đều có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư phổi. Nhiều người đang sống chung với căn bệnh ung thư phổi sẽ bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong ngày khi mắc bệnh.
- Phổi của chúng ta là cơ quan lớn, phức tạp và quan trọng thường được bảo vệ bởi khung xương sườn. Trong một số trường hợp, ung thư phổi có thể làm viêm màng phổi hoặc khối u phát triển lớn, đè lên cột sống gây đau lưng, vai, cổ hoặc một bên.
- Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau lưng không phải do ung thư phổi nhưng đối với một số người cơn đau vùng lưng sau phổi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, khi khối u trong phổi đã tiến triển và di căn. Theo nghiên cứu, khoảng 25% người bệnh ung thư phổi cảm thấy đau sau lưng vùng phổi.
- Bên cạnh đó, đau lưng cũng có khả năng phát sinh như một tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư.
II. Các dấu hiệu ung thư phổi thường gặp
Về cơ bản, các triệu chứng của 2 loại u phổi ác tính này là tương tự nhau. Những biểu hiện ban đầu có thể nhận thấy thường là:
• Ho kéo dài;
• Ho có đờm hoặc máu;
• Đau ngực trầm trọng hơn khi thở sâu, cười hoặc ho;
• Khàn tiếng;
• Hụt hơi;
• Thở khò khè;
• Suy nhược và mệt mỏi;
• Chán ăn dẫn đến sụt cân.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh cũng có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát như viêm phổi hoặc viêm phế quản kèm theo. Khi khối u lan rộng, một loạt triệu chứng khác sẽ xuất hiện, phụ thuộc vào vị trí khối u mới hình thành. Cụ thể, nếu khối u xuất hiện ở:
• Hạch bạch huyết: người bệnh có hiện tượng nổi u, đặc biệt ở cổ hoặc xương đòn;
• Xương: người bệnh cảm thấy đau xương, nhất là ở lưng, xương sườn hoặc hông;
• Não hoặc cột sống: triệu chứng có thể là nhức đầu, chóng mặt, dễ mất thăng bằng hoặc tê tay/chân’
• Thực quản: gây khó nuốt;
• Gan: người bệnh bị vàng da và mắt.
Các khối u xuất hiện trên đỉnh phổi có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở mặt, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt, đồng tử nhỏ, không đổ mồ hôi ở một bên mặt, đau nhức vai. Những triệu chứng này được gọi là hội chứng Horner. Nếu khối u đè lên tĩnh mạch lớn làm nhiệm vụ vận chuyển máu giữa đầu, cánh tay và tim sẽ dẫn đến tình trạng sưng mặt, cổ, ngực trên và cánh tay.
Ngoài ra, đôi lúc tế bào ung thư phổi còn khiến cơ thể tạo ra một chất tương tự như hormone, gây nên một loạt triệu chứng gọi là hội chứng paraneoplastic, bao gồm:
• Yếu cơ;
• Buồn nôn và nôn;
• Giữ nước trong cơ thể;
• Huyết áp cao;
• Đường huyết cao;
• Lú lẫn;
• Co giật;
• Hôn mê.
III. Yếu tố nguy cơ gây ung thư phổi
Khi hiểu rõ về các yếu tố nguy cơ gây bệnh, bạn sẽ dễ dàng xác định cơn đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu của ung thư phổi hay không. Khả năng mắc phải ung thư phổi tăng lên khi bạn có lối sống không lành mạnh và sự tiếp xúc lâu dài với các yếu tố như:
1. Hút thuốc lá
- Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thông báo hút thuốc lá là nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Hút thuốc liên quan đến 80–90% người bị ung thư phổi.
2. Hít khói thuốc lá

- Theo CDC, mỗi năm ở Mỹ có đến 7.300 ca tử vong do ung thư phổi mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc hít phải khói thuốc lá bị động ở những người không hút thuốc.
3. Tiếp xúc với khí radon
- Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã xác minh khí radon là nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi. Khí radon gây ra khoảng 21.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm.
4. Tiếp xúc với các chất gây ung thư
- Một số chất như amiăng, asen, crom và khí thải diesel có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi và phát triển triệu chứng đau vùng lưng sau phổi.
IV. Biến chứng của bệnh u phổi ác tính
Ung thư ở đường hô hấp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:
1. Khó thở
- Những bệnh nhân u phổi sẽ bị khó thở nếu tế bào ác tính phát triển làm tắc nghẽn các đường hô hấp chính. Ung thư phổi cũng khiến chất lỏng tích tụ xung quanh phổi, làm cơ quan này khó giãn nở hoàn toàn khi hít vào.
2. Ho ra máu
- Bệnh có thể gây chảy máu trong đường hô hấp, khiến bệnh nhân gặp tình trạng ho ra máu.
3. Tràn dịch màng phổi
- Hiện tượng này được lý giải là do chất lỏng tích tụ quá mức trong khoang màng phổi, tràn ra cả không gian bao quanh phổi. Hệ quả là đôi lúc bệnh nhân cảm thấy khó thở.
4. Di căn
- Khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như não và xương, khiến những bộ phận này bị tổn thương nặng nề, gây ra những cơn đau đớn, buồn nôn cùng các triệu chứng khác tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng. Một khi khối u này đã lan ra ngoài phổi, bệnh thường không thể chữa khỏi. Mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm làm giảm các triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
V. Bạn nên thăm khám tầm soát ung thư phổi khi nào?
- Nếu bạn lo lắng và không biết đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu của ung thư phổi hay không, hãy đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên môn.
- Bác sĩ sẽ chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân gây ra triệu chứng đau lưng, tiến hành tầm soát ung thư phổi bằng việc kiểm tra sức khỏe thể chất tổng quát, xét nghiệm sinh hóa hay tiến hành các xét nghiệm hình ảnh. Trường hợp bạn bị chẩn đoán mắc ung thư phổi, việc điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào loại, giai đoạn và mức độ tiến triển bệnh. Các lựa chọn điều trị bao gồm:
• Phẫu thuật
• Hóa trị
• Xạ trị
• Xạ trị lập thể định vị thân (SBRT)
• Liệu pháp miễn dịch
• Điều trị bằng thuốc.
- Hiểu đau vùng lưng sau phổi có phải là dấu hiệu bệnh để biết cách ngăn ngừa ung thư phổi lan rộng
Đối với bất kỳ bệnh ung thư nào, phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ tăng cơ hội chữa trị khỏi bệnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ung thư phổi có rất ít triệu chứng để có thể nhận biết trong giai đoạn đầu, khi tình trạng đau vùng lưng sau phổi xảy ra thì rất có thể bệnh đã ở giai đoạn cuối.
- Thông thường, bác sĩ chỉ vô tình phát hiện dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu khi đang thực hiện kiểm tra tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như trong lúc chụp X–quang lồng ngực khi bạn bị gãy xương sườn.
- Một trong những cách giúp phát hiện ung thư phổi giai đoạn đầu là tầm soát ung thư phổi định kỳ nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Chuyên gia khuyến cáo những người trong độ tuổi từ 55–80, có tiền sử hút thuốc nên tiến hành tầm soát ung thư phổi hàng năm dưới hình thức chụp cắt lớp điện toán (CT) phổi liều thấp.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư phổi bằng cách thực hiện những thói quen sau:
• Không hút thuốc hoặc ngưng hút thuốc càng sớm càng tốt
• Tránh hít phải khói thuốc bị động
• Kiểm tra và khắc phục nếu trong nhà phát hiện có khí radon
• Tránh tiếp xúc với các chất gây ung thư tại nơi làm việc (đeo khẩu trang, mặc đồ bảo hộ)
• Có một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh với nhiều rau, củ, trái cây
• Luyện tập thể dục đều đặn.
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện
Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.
Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

Công dụng của Bi-Nutafit®:
- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.
- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..
- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...
- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da
- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,
- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh
- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào; khử gốc tự do
- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...
- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.
- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư
- Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe
- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.
>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
____________________
Có thể bạn quan tâm
>>> Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?
>>> Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết
>>> Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?