Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi  mạch máu đến nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột.  Vùng cơ tim không được cung cấp máu sẽ bị hoại tử. Đây là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời, những trường hợp may mắn sống sót thì nguy cơ suy tim trong tương lai cũng rất cao. Việc nắm rõ các triệu chứng nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn có thể phát hiện bệnh sớm hơn, từ đó tăng cơ hội sống sót cho mình. Dưới đây là 9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim mà bạn không nên bỏ qua. 

9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

I. 9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim
 
Trước khi cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, lượng máu tới nuôi tim đã bị suy giảm. Nhưng do cơ tim chưa bị tổn thương, nên các biểu hiện không xuất hiện rầm rộ và có thể khác nhau ở từng trường hợp. Theo số liệu thống kê, người bệnh có thể gặp 9 triệu chứng bất thường sau:
 
− Mệt mỏi một cách bất thường gặp ở 100% người bệnh bị nhồi máu cơ tim: Đó có thể là mệt bải hoải, uể oải khi thức dậy hay khi thực hiện những việc quen thuộc mà trước đây vẫn có thể thực hiện bình thường.
 
− Lo lắng: Đây là dấu hiệu gặp ở 100% người bệnh nhồi máu cơ tim. Lo lắng xuất hiện trong vài tuần và tăng dần theo từng ngày trước khi biến cố xảy ra.
 
− Đau hoặc tê cánh tay: Triệu chứng nhồi máu cơ tim này xảy ra ở 86% trường hợp. Nhiều bệnh nhân nhồi máu cơ tim mô tả rằng họ bị đau đớn đến tột độ hoặc ngứa ran và sưng phù cánh tay.
 
− Khó thở: 86% bệnh nhân nhồi máu cơ tim mỗi khi hoạt động, thậm chí là làm những việc cực kỳ đơn giản như đi bộ từ nhà xe vào cửa hàng cũng bị khó thở kèm mệt mỏi lặp đi lặp lại.
 
− Buồn nôn, nôn, khó tiêu: Có 71% trường hợp gặp phải tình trạng này và thường nhầm lẫn với chứng rối loạn tiêu hóa.
 
− Đau ngực, khó chịu vùng ngực: Mặc dù đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của cơn nhồi máu cơ tim, nhưng chỉ 57% bệnh nhân có dấu hiệu báo trước này. Khởi phát cơn đau có thể là cảm giác ớn lạnh khắp cơ thể và rất dễ bị nhầm lẫn với cúm.
 
− Đau lưng, vai, đau hàm: 43% người bệnh có cơn đau xuất phát từ vùng ngực phía sau xương ức, sau đó lan ra lưng, vai và hàm.
 
− Chóng mặt: Mặc dù không đặc trưng nhưng thực tế cho thấy có đến 43% người bị choáng váng, hoa mắt bất chợt kèm với hiện tượng thay đổi nhận thức, đổ mồ hôi trước cơn.
 
− Nhức đầu: Xảy ra ở 43% bệnh nhân, nhất là phụ nữ. Đau đầu thường đi liền với nhầm lẫn về mặt ý thức.
 
− Rối loạn giấc ngủ: 29% người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc trước cơn nhồi máu cơ tim
 
− Vã mồ hôi lạnh: Ở một số người, cơn nhồi máu cơ tim có thể gây toát mồ hôi lạnh bất thường, đặc biệt là vùng đầu, mặt, cổ.
 
− Bồn chồn, lo lắng một cách vô cớ: 100% người sống sót sau nhồi máu cơ tim được phỏng vấn cho biết họ đều đã từng trải qua tình trạng này mà không biết đó là dấu hiệu cảnh báo của cơ thể. Càng gần đến cơn nhồi máu tim, tình trạng lo âu, hồi hộp càng tăng lên, khiến người bệnh trở nên sợ hãi.

 Đau phần thân trên cơ thể: Không chỉ xuất hiện ở ngực, cơn đau do nhồi máu cơ tim còn lan rộng sang vùng vai, cánh tay, lưng, cổ và hàm. Một số người cảm nhận rõ cơn đau tại các khu vực này mà không hề thấy đau vùng ngực.
 
 Đau bụng: Nhồi máu cơ tim cũng có thể gây đau lan xuống vùng bụng, khiến người bệnh có cảm giác giống như bị ợ nóng do trào ngược dạ dày – thực quản.
 
II. Dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình
 
Đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể phân biệt được đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim với các cơn đau thắt ngực thông thường, dựa trên những đặc điểm sau:

Cơn đau thắt ngực thông thường: là biểu hiện đau ngực dự đoán trước được, thường chỉ xuất hiện trong vài phút, do cơ tim không được nhận đủ lượng máu và oxy mà nó cần. Cơn đau thường xảy ra khi người bệnh căng thẳng hoặc hoạt động gắng sức làm tăng nhu cầu oxy của cơ tim. Biểu hiện đau sẽ nhanh chóng được giảm bớt sau khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giãn mạch và cơ tim không bị tổn thương vĩnh viễn.
 
Cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim: thường xuất hiện với cường độ mạnh và liên tục. Cơn đau được mô tả giống như đang có một bàn tay bóp nghẹt lấy trái tim, có thể lan tới vai, cổ, hàm và cánh tay. Cơn đau kéo dài hơn, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc. Cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu tới nuôi dưỡng cơ tim bị giảm sút đáng kể hoặc bị chặn lại hoàn toàn, khiến một vùng cơ tim bị chết đi và để lại những tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục.
 
Biểu hiện và mức độ đau ngực trong nhồi máu cơ tim có thể không giống nhau ở mỗi người bệnh. Phụ nữ hoặc người bệnh tiểu đường có thể không cảm thấy đau thắt ngực mà chỉ có cảm giác khó chịu ở ngực.
 
9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Thống kê cho thấy, có tới khoảng 25% các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra mà không hề có cơn đau ngực. Chúng thường liên quan đến tình trạng "thiếu máu cơ tim thầm lặng" và chỉ có thể phát hiện được bằng cách đo điện tâm đồ (ECG).
 
  • Lưu ý về triệu chứng nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, người già và người bệnh tiểu đường
     
Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực là triệu chứng nhồi máu cơ tim phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên, cũng có những người không trải qua cơn đau/khó chịu ở vùng ngực mà chỉ có các triệu chứng sau:
 
  Đau ở lưng, vai hoặc hàm.
 
− Khó thở.
 
Đau bụng hoặc ợ nóng.
 
Buồn nôn hoặc nôn.
 
− Ngất xỉu.
 
− Mệt mỏi bất thường.
III. Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim
 
Theo nghiên cứu, đến 90% lý do dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim là do xơ vữa động mạch vành. Nguyên nhân khởi đầu là do sự hình thành cục máu đông bên trong mạch máu làm tắc mạch vành này. Với một lòng mạch vành bình thường, cục máu đông rất khó xuất hiện. Thế nhưng khi cholesterol và các thành phần mỡ máu khác lắng đọng sẽ khiến thành mạch vành hình thành các mảng vữa xơ.
 
Các mảng vữa này lâu dần tiếp xúc với máu hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch vành, khiến máu không thể luân chuyển đến nuôi dưỡng cơ tim.
 
  • Ai là người dễ bị nhồi máu cơ tim?
     
− Nam giới trên 45 và nữ giới trên 50 là những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, kể cả những người trẻ cũng có thể có nhồi máu cơ tim nhưng tỷ lệ ít hơn.
 
− Những người trước đó đã có nhồi máu cơ tim thì rất dễ bị lại nhồi máu cơ tim lần tới.
 
− Những người có tiền sử gia đình có nhồi máu cơ tim sớm như bố hoặc anh trai có nhồi máu cơ tim dưới 55 tuổi và mẹ hoặc chị gái có nhồi máu cơ tim dưới 65 tuổi.
 
− Những bệnh nhân có đái tháo đường. Những bệnh nhân này có nguy cơ nhồi máu cơ tim tương tự như bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim.
 
− Những người có các yếu tố nguy cơ cao như những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, huyết áp cao, hút thuốc lá, béo phì, ít hoạt động thể lực là những người dễ bị nhồi máu cơ tim.

III. Cách xử trí khi gặp cơn nhồi máu cơ tim

 
  • Nếu đột nhiên bạn bị cơn đau thắt ngực hoặc có dấu hiệu nghi ngờ cơn nhồi máu cơ tim, việc đầu tiên cần làm là áp dụng 3 bước sơ cứu nhồi máu cơ tim dưới đây:
     
1. Ngưng mọi hoạt động, từ từ ngồi xuống và ngồi trong tư thế nửa nằm, nửa ngồi ở nơi gần nhất, nếu chọn được chỗ có tựa lưng càng tốt để giúp thư giãn dễ dàng hơn. Nghỉ ngơi tuyệt đối là cần thiết. Buông lỏng vai và hai cánh tay, tập trung vào hơi thở. Hít nhẹ bằng mũi, không cố hít sâu, không nín hơi để không bị căng cơ. Sau đó nhắm mắt lại và thở ra từ từ, thật đều. Lặp lại cách thở này cho tới khi cơn đau giảm dần. 
 
9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

2. Dùng thuốc giãn mạch nhanh như Nitro-glycerin ngậm hoặc xịt dưới lưỡi - nếu như có sẵn thuốc trong người.
 
3. Nhờ người trợ giúp gọi xe cấp cứu nếu cơn đau không giảm trong vòng 15 phút.
 
Cơn nhồi máu cơ tim có thế xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào mà không thể đoán trước. Do vậy nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim như: bệnh mạch vành, tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu… hãy lưu ý luôn dự trữ sẵn thuốc và mang theo người. Điều này sẽ giúp cứu lấy mạng sống của bạn khi cơn nhồi máu cơ tim xảy ra.  
 
  • Người thân bị bệnh
     
Trường hợp 1. Bệnh nhân tỉnh
 
− Cho họ ngồi hoặc nằm nửa ngồi theo tư thế trên, yêu cầu người xung quanh không vây quanh để bệnh nhân thở; nới rộng quần áo nhưng đắp chăn hoặc áo khoác để giữ ấm; trấn an bệnh nhân và cho sử dụng aspirin với nitrogIycerin như trên.
 
Trường hợp 2. Bệnh nhân đã ngất đi
 
− Hô hấp nhân tạo: Đặt bệnh nhân nằm xuống, thêm gối xuống dưới cổ, lấy vật lạ hoặc móc đờm dãi trong miệng bệnh nhân ra ngoài. Bịt mũi và dùng miệng mình ngậm kín miệng bệnh nhân, thở liên tục 2 hơi.
 
− Thực hiện ép tim ngoài lồng ngực bằng cách để người bệnh lên mặt phẳng cứng, quỳ gối bên trái, chồng hai tay lên nhau và đặt trước tim (giữa hai núm vú) rồi ấn sâu xuống, sau đó nới lỏng tay. Làm khoảng 60 lần/phút.
 
− Sơ cứu nhồi máu cơ tim cần được tiến hành nhanh chóng. Càng sơ cứu nhanh, bạn càng có nhiều cơ hội sống sót và giảm nguy cơ biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
 
IV. Làm gì để phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện?
 
Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ sẽ giúp người bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, ngăn ngừa được cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện và kéo dài tuổi thọ. Cụ thể:
 
Không hút thuốc lá, hạn chế uống nhiều rượu bia.
 
Kiểm soát tốt huyết áp và cholesterol máu: nghiên cứu cho thấy, giảm được 6% mức tăng cholesterol máu hoặc 5 - 6 mmHg huyết áp tâm trương sẽ giúp nguy cơ bị nhồi máu cơ tim xuống 14%. 
 
Tập thể dục đều đặn: tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh tim, giúp giảm nhịp tim, giảm huyết áp, giảm nhu cầu oxy của cơ tim và giảm mỡ máu.
 
Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày.
 
Sử dụng chất béo một cách thông minh: Lựa chọn các loại dầu từ thực vật, sữa ít béo, thịt nạc, bỏ mỡ và da, hạn chế đồ chiên, nướng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt như xúc xích, khoai tây chiên, bánh nướng… và không nên ăn quá 2 quả trứng mỗi tuần.
 
Ăn 2-3 bữa (khoảng 150g) cá và hải sản mỗi tuần.
 
Tránh nêm nhiều muối vào thức ăn. Hạn chế các thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao như cá kho, dưa muối, cà muối,…
 
− Hạn chế các thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo, thức uống có đường…

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về 9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như cho gia đình !

Giới thiệu với bạn : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.

9 triệu chứng cảnh báo sớm cơn nhồi máu cơ tim

Công dụng của Bi-Q10 Max® :
- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

 

 

 

Các tin khác