Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Hỏi đáp: Bệnh tiểu đường có ăn được ngô không?

Bệnh tiểu đường có ăn được ngô không? Bị tiểu đường nên hạn chế những thực phẩm nào? Mời các bạn cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và tuổi thọ của con người. Việc ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường cũng cần được thực hiện nghiêm ngặt.

 

► Vậy người bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô không?

 

Với người mắc bệnh tiểu đường, nếu ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột và chứa carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Bắp/ngô là một trong những loại thực phẩm như vậy. Vì thế bắp phải nằm trong danh sách hạn chế ăn đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

 

Có nhiều người chưa biết, người bị tiểu đường không thể sử dụng glucoze theo một cách hoàn hảo và để tạo năng lượng. Cơ thể người bệnh khi đó không tiết ra được insulin, một loại hoóc môn được sản xuất từ tuyến tuỵ của con người, chất này có tác dụng đưa glucoze từ máu vào tế bào, từ đó giúp tế bào sử dụng glucose sinh ra năng lượng cần thiết.

 

Với người mắc bệnh tiểu đường, nếu ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột và chứa carbohydrate sẽ làm tăng lượng đường trong máu

 

Khi bị thiếu insulin, cơ thể con người sẽ không sử dụng được glucoze, dẫn đến việc glucoze trong máu sẽ tăng cao và theo đó xuất hiện trong nước tiểu. Người mắc bệnh tiểu đường thường có mức đường huyết (glucoze) trong máu ngẫu nhiên lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL, hoặc lượng đường huyết lúc đói (sau khi ăn 8 giờ) lớn hơn mức 126 mg/dL.

 

Tinh bột khi đi vào cơ thể biến thành đường glucose trong máu, việc này khiến đường huyết tăng lên. Vì vậy, các bệnh nhân tiểu đường cần cân nhắc sử dụng các loại thực phẩm có chứa tinh bột trong chế độ ăn uống hằng ngày. Người bệnh nên hạn chế hấp thụ tinh bột trong mỗi bữa ăn bằng cách ăn thêm các loại thực phẩm có chứa tinh bột với những loại thực phẩm khác.
 

Bị tiểu đường có ăn được ngô không?
Bị tiểu đường có ăn được ngô không?

 

► Chế độ ăn ngô hợp lý dành cho người bị tiểu đường

 

Trong bắp/ngô chứa hàm lượng tinh bột cao- một loại carbohydrate có thể nhanh chóng làm tăng mức đường máu. Nhưng điều này không có nghĩa là những người mắc bệnh tiểu đường cả đời hoàn toàn không được ăn ngô.

 

Bắp/ngô cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tiêu biểu là sắt, thiamin, vitamin A và vitamin B-6, phốt pho, riboflavin, niacin, folate, magiê, mangan và selen, cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và được coi như là một loại ngũ cốc nguyên hạt.

 

Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bệnh nhân bị tiểu đường, người bệnh nên ăn ngô cùng với những loại thực phẩm có chứa protein hoặc chứa chất béo, hạn chế ăn một bắp ngô hoặc một nửa cốc hạt ngô trong bất kỳ bữa ăn nào. Bên cạnh việc hạn chế ăn ngô thì người bị bệnh tiểu đường nên ăn các loại thực phẩm, thức ăn có chỉ số đường huyết thấp, việc này sẽ giúp người bệnh dễ dàng kiểm soát được đường huyết của mình.
Xem ngay >>> Bị tiểu đường có ăn được sữa chua không?

 

► Người bị tiểu đường nên hạn chế những thực phẩm nào?

 

Khi bị tiểu đường, bệnh nhân cần tránh ăn những thực phẩm sau:

 

+ Trái cây khô

 

Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường nên kiêng các loại trái cây khô.

 

+ Nước trái cây

 

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

 

+ Gạo

 

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.

 

+ Mật ong

 

Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.

 

+ Đường mía

 

Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.

 

+ Chất béo và kẹo

 

Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.

 

► 7 nguyên tắc ăn uống để phòng ngừa bệnh tiểu đường

 

Để chủ động phòng ngừa tiểu đường bạn có thể tham khảo những cách đơn giản dưới đây:

 

Không nên bỏ bữa sáng

 

Theo thống kê, những người ăn bữa sáng nhẹ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người thường xuyên bỏ bữa sáng. Bởi vậy, nếu muốn ngăn ngừa khả năng mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tránh những thực phẩm giàu carbohydrates và nhiều dầu mỡ trong bữa sáng của bạn.

 

Giảm khẩu phần ăn

 

BSCKII Nguyễn Ngọc Lân - BV Thu Cúc cho biết: "Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn hãy cắt giảm chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là nên hạn chế ăn những loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích…"

 

Ăn vặt nhất là về đêm cũng là thói quen nên từ bỏ nếu không muốn bị tiểu đường.

 

Ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả tránh xa bệnh tiểu đường

 

Để tránh mắc phải bệnh tiểu đường, bạn có thể làm các loại salad khác nhau để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung trái cây tươi thuộc họ cam quýt, táo, đào, dưa hấu…Ăn hoa quả, rau xanh trước bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.

 

Uống nhiều nước mỗi ngày

 

Một cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Bichat tại Paris đã chỉ ra rằng, so với những người uống ít nước, người uống nước nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh đường máu cao hơn. Vì thế, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường là hãy uống nhiều nước và chia làm nhiều lần trong ngày.

 

Lượng nước trung bình mà bạn cần nạp vào cơ thể là 8 ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên không nên dùng các loại nước ngọt thay cho loại nước uống thông thường. Bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu.

 

Ăn các loại ngũ cốc

 

Ăn nhiều ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo nâu, yến mạch… giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ,.. rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể thay thế các loại thực phẩm bằng việc ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để ngăn chặn tiểu đường và đảm bảo sức khỏe.

 

Uống cà phê

 

Bạn có thể không tin nhưng cà phê lại thực sự giúp bạn tránh được bệnh tiểu đường khá hiệu quả. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, cà phê hoặc đúng hơn là caffeine có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường một cách an toàn. Tuy nhiên không nên lạm dụng chúng mà chỉ nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

 

Ngoài cách ăn uống là cách phòng bệnh tiểu đường thì chúng ta nên duy trì thói quen vận động hàng ngày để giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả.

 

Khám sức khỏe định kỳ

 

Định kỳ 6 - 12 tháng, nên đi khám sức khỏe tổng thể để theo dõi và phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả
Phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả


Như vậy, vấn đề về bệnh tiểu đường có ăn được ngô không đã được làm rõ. Mong rằng người bệnh sẽ có một chế độ ăn uống hợp lý, kính chúc mọi người thật nhiều sức khỏe.

____________________________
Bài liên quan:

>>> Tiểu đường có ăn được dưa hấu không? {Dinh dưỡng bệnh tiểu đường}
>>> Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
>>> Tiểu đường có nên ăn chuối không? Chuyên gia giải đáp

Các tin khác