Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra

Tai biến mạch máu não là một bệnh lý nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu như không được thăm khám và điều trị kịp thời. Vậy biến chứng do tai bieesn mạch máu não gây ra là những biến chứng gì? Bài viết dưới đây cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra mà bạn nên biết

Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra
I. Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra

1. Liệt vận động
 
Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não, tê bì cảm giác nửa người) sau đột quỵ. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân liệt nằm lâu ngày có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: cứng khớp, loét các điểm tì đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu,…thậm chí tử vong.
 
Sau đột quỵ, người bệnh cần tập phục hồi chức năng để giúp tuần hoàn không bị ứ trệ, ùn tắc đờm rãi, tránh cứng khớp và các nhiễm trùng cơ hội khác, giúp cho cơ lực khỏe hơn, nhanh hồi phục.
 
2. Rối loạn ngôn ngữ
 
Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ do tổn thương tại vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ với các biểu hiện: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được.
 
Để khắc phục rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ, những người xung quanh cần giúp người bệnh học lại kỹ năng giao tiếp.
 
3. Suy giảm nhận thức
 
Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh đột quỵ não gây sa sút trí tuệ. Người bệnh bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác…
 
Nhiều người bệnh rất lâu mới có thể phục hồi và không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn, cũng như độ phức tạp nhiều như trước đây.
 
4. Trầm cảm, rối loạn cảm xúc
 
Người bệnh sau đột quỵ thường bị suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phải nhờ đến sự chăm sóc của người khác; mắc các chứng rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, khó khăn trong giao tiếp, không thể tham gia các hoạt động, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, dễ dẫn đến trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, xúc động,…
 
Thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh nên tham gia nhóm hoặc câu lạc bộ đột quỵ để kết bạn và chia sẻ với những người bạn mới có cùng hoàn cảnh.
 
5. Rối loạn tiểu tiện
 
Người bệnh đột quỵ không kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức, cảm giác. Vì thế, chăm sóc, đảm bảo vệ sinh là cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu,…giúp người bệnh có tinh thần thoải mái.
 
6. Bị hôn mê
 
Hôn mê là di chứng  nặng nề ảnh hưởng tới toàn bộ các chức năng của cơ thể người bệnh. Người bệnh mất đi toàn bộ chức năng cơ bản của bản thân, đặc biệt là chức năng vận động, nhận thức, thị giác, thính giác,… Ngay cả việc hô hấp cũng cần có sự trợ giúp của thiết bị và máy móc hiện đại mới duy trì được sự sinh tồn của người bệnh. Đây là hiện tượng mà y học vẫn gọi là người thực vật.
 
7. Đau đớn.

Đau, tê hoặc cảm giác lạ khác có thể xảy ra ở các bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng bởi đột quỵ. Ví dụ, nếu đột quỵ khiến bạn mất cảm giác ở cánh tay trái, bạn có thể gặp phải cảm giác ngứa ran khó chịu ở cánh tay đó.

 
Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra

Có thể nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, đặc biệt là cực lạnh, sau đột quỵ. Di chứng này được gọi là đau đột quỵ trung tâm hoặc hội chứng đau trung tâm. Tình trạng này thường xuất hiện vài tuần sau đột quỵ, và nó có thể cải thiện theo thời gian. Nhưng bởi vì cơn đau được gây ra bởi một vấn đề trong não của bạn, chứ không phải là một chấn thương thực thể, có rất ít phương pháp điều trị.
 
II. Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não
 
Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não có thể kể đến như:
 
- Tuổi: Những người trong độ tuổi từ 55 trở lên có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não cao hơn những nhóm khác.
 
- Cân nặng: Thừa cân béo phì là một trong số nguyên nhân dẫn tới tai biến mạch máu não.
 
- Tiền sửa mắc tai biến mạch máu não hoặc trong gia đình có người bị tai biến mạch máu não.
 
- Có tiền sử mắc một số bệnh như: tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol máu cao (mỡ máu cao), các bệnh liên quan đến tim mạch...
 
- Ít vận động
 
- Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy...
 
- Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ mắc và tử vong do tai biến mạch máu não cao hơn nữ giới.
 
- Nếu tai biến mạch máu não được chẩn đoán, cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế được tối đa di chứng. Việc phát hiện muộn tai biến mạch máu não có thể để lại những hậu quả nặng nề như liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn, mất trí nhớ thậm chí là tử vong.
 
III. Giải pháp phòng tránh các biến chứng tai biến mạch máu não
 
Để phòng tránh các di chứng như đã nói phần trên, gia đình thân nhân người bệnh cần có giải pháp phòng tránh:
 
- Tạo cho người bệnh với buồng bệnh phải đủ rộng, thoáng mát, đủ ánh sáng, tránh đặt người bệnh bên liệt hướng vào vách tường, vật dụng đặt về một phía bên liệt;
 
- Chống loét. Xoay trở người bệnh ít nhất mỗi 2 giờ một lần, có thể dùng vòng chống loét, nếu người bệnh bị hôn mê;
 
- Chống ứ đọng đờm dãi. Đặt người bệnh nằm đầu cao, nghiêng về một bên, hút đàm rãi thường xuyên, vỗ lưng - vai cho người bệnh;
 
- Mang đai nâng đỡ cánh - cẳng - bàn tay khi cho bệnh nhân ngồi, đứng, đi;
 
- Tập vận động phần chi liệt và chi không liệt; kiểm tra thường xuyên vùng khớp cổ chân, gối, khuỷu, bàn tay và các ngón tay để đề phòng cứng khớp; khi cho bệnh nhân đứng cần chú ý tới vùng khớp gối, cố gắng giữ cho đầu gối thẳng và song song với chân lành; dùng các kích thích da người bệnh như:

- Vuốt, vỗ nhẹ... tập vận động vùng mặt, massage và giữ mặt ấm; tập cho người bệnh phát âm như: a, o, e..., tập nói. Ngoài tập thường xuyên cho người bệnh, việc đặt đúng tư thế người bệnh cũng vô cùng quan trọng.

 
Cụ thể như sau: Đặt tư thế đúng:
 
Nằm ngửa:
 
- Tay: Vai hơi dang (90 0 xoay trong hoặc xoay ngoài), khuỷu hơi gập, cẳng tay quay sấp, cổ tay hơi duỗi (20 độ), các ngón tay ở tư thế chức năng (các ngón hơi gập, ngón cái đối).
 
- Chân: hông hơi dang, gối hơi gập (5 -10 độ), bàn chân ở tư thế trung tính (90 độ).
 
Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra

Nằm nghiêng:
 
- Nghiêng bên liệt: Thân mình hơi ngữa ra sau, vai bên liệt được kéo ra phía trước, khuỷu duỗi, cẳng tay quay ngữa, tạo 1 góc khoảng 90o so với thân mình, chân liệt đặt thẳng. Tay mạnh đặt trên bụng, chân mạnh có gối đỡ ở tư thế hông gập, gối gập.
 
- Nghiêng bên mạnh: Thân mình nghiêng hơi sấp có gối đỡ ở lưng. Tay liệt gập vai, khuỷu gập đặt trên gối, chân liệt đặt trên gối với hông và gối gập. Chân mạnh duỗi hông, gập gối.
 
- Ngồi: Hai vai ngang nhau, lưng thẳng. Hai bàn chân đặt vuông góc với sàn nhà.
 
- Đứng: hai vai ngang nhau, lưng thẳng. Hai chân song song nhau, hai đầu gối thẳng không duỗi quá.
 
- Đi: Chân phải gập hông, gập gối.
 
- Đối với bàn tay: tập cầm nắm đồ vật từ vật lớn đến vật nhỏ, tập viết...
 
Khi người bệnh khá hơn cần khuyến khích người bệnh tự làm vệ sinh cá nhân như tự xúc cơm ăn, chải đầu, đánh răng, mặc quần áo... Khi người bệnh đi được khuyến khích người bệnh về nhà tiếp tục tập luyện đồng thời động viên người nhà chăm lo cho người bệnh để họ không mặc cảm vì bệnh tật của mình.Bệnh nhân tai biến mạch máu não sau khi xuất viện cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, tập luyện thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển của bệnh.
 
- Thức ăn phải cân đối và đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ...), chất bột đường (gạo, mì, bánh mì...), chất béo (dầu, mỡ) vitamin và chất xơ (rau củ quả và trái cây).
 
- Thức ăn cần được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Có thể cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ. Nên chia đều 3 - 4 bữa/ngày. Năng lượng trong khẩu phần nên giảm bớt, không nên cho người bệnh ăn quá no để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, nhất là người bệnh nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế, nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
 
- Khẩu phần ăn nên giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Tránh dùng gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê... và các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích...
 
- Đối với người bệnh không thể tự ăn được do liệt cơ hầu họng phải nuôi ăn qua ống xông (sonde), chế độ ăn uống phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
 
Đối với bệnh nhân có tình trạng bệnh lý phức tạp như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
 

 Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc

 
Mách Bạn : Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng nhằm phòng tránh bệnh về huyết áp tại nhà hàng ngày.
 
Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…

 
Cảnh báo 7 biến chứng nguy hiểm do tai biến mạch máu não gây ra

 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 

Các tin khác