Top 7 bài tập giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Đối với bệnh trĩ, việc tập luyện hỗ trợ tăng trương cơ lực vùng hạ vị, thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể để giảm kích thước, co búi trĩ. Các bài tập lựa chọn nên là các bài tập nhẹ nhàng, không gây áp lực lên vùng hậu môn. Đặc biệt, để thấy hiệu quả, bệnh nhân nên kiên trì tập luyện trong thời gian dài. Vậy có những bài tập chữa bệnh trĩ nào? Dưới đây là 7 bài tập giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

I. Top 7 bài tập giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả
1. Co cơ sàn chậu
Bài tập tăng sức mạnh và tăng hoạt động cơ sàn chậu giúp bạn đi tiêu dễ hơn, thư giãn cơ vòng hậu môn và giảm căng thẳng.
- Các bước thực hiện bài tập chữa bệnh trĩ này gồm:
- Nằm ngửa hoặc ngồi.
- Co cơ hậu môn của bạn như thể bạn đang ngăn mình thải khí.
- Giữ sự co thắt này trong 5 giây.
- Thư giãn trong 10 giây.
- Lặp lại 5 lần.
- Lặp lại, nhưng chỉ sử dụng một nửa sức của bạn.
- Siết và thư giãn các cơ nhanh nhất có thể.
- Tiếp tục càng lâu càng tốt.
- Thực hiện theo trình tự này 2 đến 4 lần trong ngày.
2. Tập thở sâu
Bài tập này có vai trò trong hỗ trợ giãn cơ sàn chậu và giúp bạn thư giãn.
- Các bước thực hiện:
- Ngồi thẳng và đặt hai tay lên trên thắt lưng, ở hai vùng dưới khung xương sườn.
- Với mỗi lần hít vào, hít thở sâu vào bụng, để bụng nở ra (hít vào bụng phình ra).
- Với mỗi lần thở ra, bụng xẹp lại.
- Tiếp tục trong tối đa 5 phút.
3. Luyện tập Balasana (tư thế trẻ em)
Bài tập chữa bệnh trĩ này giúp tăng tuần hoàn vùng xung quanh hậu môn và giảm táo bón. Đồng thời, hỗ trợ bạn thư giãn lưng dưới, hông và chân. Tư thế trẻ em được xem như một liệu pháp “xoa bóp” các cơ quan nội tạng.
- Các bước thực hiện:
- Bắt đầu với tư thế quỳ, hai bàn tay chống về phía trước.
- Từ từ ngồi về phía sau, đưa phần hông hướng về gót chân. Hai bàn tay vẫn giữ nguyên vị trí cũ.
- Mở rộng hai cánh tay bạn hoặc thả lỏng dọc theo cơ thể.
- Thả lỏng toàn thân, hít thở đều.
- Thư giãn ở tư thế này tối đa 5 phút.

4. Tư thế chống chân lên tường (Viparira Karani)
Bài tập chữa bệnh trĩ này hỗ trợ lưu thông khí huyết đến vùng hậu môn, giảm căng thẳng và dị ứng.
- Các bước thực hiện:
- Ngồi sát tường.
- Từ từ xoay người đặt hai chân lên tường và nằm ngửa.
- Hai chân duỗi thẳng trên tường, cố gắng ép mông càng sát vào tường càng tốt.
- Hai tay để thoải mái hoặc mát-xa bụng nhẹ nhàng.
- Giữ tư thế này trong tối đa 15 phút.
Tư thế này tạo áp lực lên phần bụng nhằm tăng cường sự lưu thông cho hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp thư giãn các cơ vùng bụng, mông và hậu môn. Để tăng cường hiệu quả, hãy cố gắng ngẩng đầu lên để cằm chạm vào ngực.
- Các bước thực hiện:
- Tư thế nằm ngửa.
- Gập một hoặc cả hai đầu gối hướng về phía ngực.
- Vòng tay ôm lấy hai chân, siết chặt hai tay quanh ống chân.
- Giữ tư thế này trong tối đa 1 phút.
6. Tư thế góc cố định (móc câu hẹp)
Bài tập chữa bệnh trĩ này có thể củng cố và tăng tính linh hoạt các nhóm cơ vùng đùi trong, háng và đầu gối của bạn. Tư thế góc cố định cũng giúp kích thích hoạt động của các cơ quan trong bụng, làm dịu đi các vấn đề về tiêu hóa.
- Các bước thực hiện:
- Ngồi lên nệm, gối hoặc chăn gấp.
- Đặt lòng bàn chân của bạn hướng sát lại nhau và đầu gối rộng ra.
- Đan các ngón tay quanh ngón chân út, đồng thời duỗi thẳng cột sống.
- Giữ nguyên tư thế này trong tối đa 1 phút.
7. Bài tập tư thế trồng cây chuối
Đây là một bài tập khó thực hiện, tuy nhiên lại mang đến lợi ích vô cùng tốt. Bài tập này giúp giảm áp lực từ vùng lưng xuống, cải thiện chức năng phổi.
- Cách thực hiện:
- Ngồi quỳ gối xuống sàn, gập người về phía trước, hai khuỷu tay chống xuống sàn còn hai bàn tay nắm
lại hình tam giác
- Đặt đỉnh đầu xuống đất, đặt trọng tâm lên hai tay đan vào nhau làm trụ, nâng phần mông và chân cao, tạo thành tư thế thẳng đứng
- Giữ nguyên tư thế cây chuối trong khoảng 5 giây và hít thở
- Giữ lưng thẳng, dồn trọng lượng lên hai khuỷu tay
- Hạ người rồi từ từ trở về tư thế ban đầu
- Thực hiện lại với những lần sau và tăng dần thời gian ở tư thế trồng cây chuối.

II. Một số bài tập người bệnh trĩ không nên tập luyện
Một số bài tập cũng có thể khiến bệnh trĩ thêm nghiêm trọng như bài tập cơ bụng, bài tập squat,... Đây là những bài tập dồn lực xuống vùng bụng dưới, làm tăng áp lực lên hậu môn và búi trĩ.
• Bài tập cơ bụng: Bài tập này có tác dụng giúp cơ thể có vòng eo săn chắc, tuy nhiên, người bệnh trĩ lại không nên áp dụng bài tập này. Khung chậu phải chịu 1 lực lớn, máu không dẫn tới vùng bụng dưới khiến bệnh trĩ ngày càng nặng.
• Bài tập squat: Quá trình tập squat, bạn phải nín thở, gồng bụng, áp lực lên ổ bụng gia tăng, điều này có thể khiến bệnh trĩ thêm nặng.
III. Lưu ý khi tập thể dục chữa bệnh trĩ
Khi lựa chọn tập thể dục chữa bệnh trĩ, bạn nên lưu ý một số điểm để việc điều trị đạt hiệu quả cao:
• Hạn chế việc đứng hoặc ngồi quá lâu bởi có thể khiến máu ít lưu thông.
• Kết hợp chế độ tập luyện và ăn uống khoa học, ăn nhiều hoa quả, chất xơ để giảm triệu chứng táo bón
• Không tiêu thụ thức ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, chất kích thích khiến tình trạng táo bón thêm nặng.
• Giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng, stress để hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn
• Tập luyện, vận động kết hợp nhiều động tác, nhiều bộ môn để tăng cường đề kháng, hỗ trợ việc điều
trị.
IV. Một số phương pháp khác giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ
Bạn có thể sử dụng một số biện pháp tại nhà để điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ như sau:
• Vệ sinh vùng hậu môn luôn khô và sạch. Khi có thể, hãy ngồi trên gối hoặc đệm.
• Mỗi lần ngâm mình trong bồn tắm nước nóng từ 15 đến 20 phút. Làm điều này một vài lần mỗi ngày
hoặc sau khi bạn đi tiêu.
• Dùng nước ấm để vệ sinh vùng hậu môn trong khi tắm. Tránh sử dụng xà phòng.
• Sau khi đi vệ sinh, hãy dùng nước hoặc khăn ướt rửa sạch.
• Chườm lạnh hoặc chườm đá bằng khăn.
• Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Điều này bao gồm cả việc đi tiêu lâu.
• Tránh rặn hoặc nín thở khi đi tiêu.
• Uống nhiều nước.
• Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.
• Mặc quần áo rộng rãi làm từ sợi tự nhiên.
• Thiết lập thói quen đi tiêu đều đặn và đi vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy buồn.
• Cố gắng kiểm soát căng thẳng và có một lối sống lành mạnh
Trên đây là top 7 bài tập giúp điều trị và ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Top 11 bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả
>>> Làm thế nào để ngồi lâu không bị đau trĩ?
>>> Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả
Có Thể Bạn Quan Tâm
>>> Top 11 bài tập yoga chữa bệnh trĩ hiệu quả
>>> Làm thế nào để ngồi lâu không bị đau trĩ?
>>> Top 7 cách phòng bệnh trĩ đơn giản hiệu quả