Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Bị tiểu đường có ăn được mì tôm không? Chế độ ăn hợp lý cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng trong điều trị tiểu đường với mục đích nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, để có thể điều chỉnh tốt đường huyết. Thế nhưng có một thắc mắc đó là bị tiểu đường có ăn được mì tôm không đang được nhiều người quan tâm. Hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời nhé.

► Bị tiểu đường có ăn được mì tôm không?


Mì tôm là món ăn rất phổ biến trong xã hội hiện đại vì nó giúp người ta có thể có một bữa ăn gọn nhẹ, nhanh mà lại rẻ tiền. Với bệnh nhân bị tiểu đường ăn mì tôm có được không?
 

Trong mì tôm chứa nhiều hàm lượng chất béo trans. Đây là chất béo làm giảm cholesterol tốt và tăng cholesterol xấu , không tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.

 

Tuy nhiên, nếu ăn mì tôm thì nên ăn kèm với rau xanh, hoặc các thực phẩm có nhiều chất xơ, vì các chất xơ sẽ giúp cho đường huyết của các thực phẩm trên ngấm từ từ vào máu, không gây tác dụng làm tăng đường huyết nhanh, nhiều trong cơ thể.
 

Bị tiểu đường có ăn được mì tôm không?
Bị tiểu đường có ăn được mì tôm không?

 

Xem ngay >>> Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường
 

► Những tác hại khác của mì tôm đối với sức khỏe

 

Ăn mì tôm dễ khiến bạn bị nóng trong người. Độ giòn của mì tôm là do được chiên dầu ở nhiệt độ cao, những người thích mì ăn liền khi ăn xong thường cảm thấy khô miệng, háo nước. Thậm chí, nếu ăn thường xuyên sẽ dẫn tới tình trạng nóng trong người, vì thế không nên ăn nhiều mì tôm.

 

Thành phần chủ yếu của mì tôm là bột mì và chất béo, nước sốt và không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như protein, chất béo, carbonhydrate, khoáng chất, vitamin và chất xơ. Nếu ăn mì tôm suốt thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng, từ đó kéo theo một loạt bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh, hôn mê...

 

Mì tôm đã chiên qua dầu, hàm lượng vitamin B trong đó bị phá hủy hoàn toàn, về cơ bản mì tôm có thể không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, nếu thường xuyên ăn mì tôm sẽ dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao suốt thời gian dài, từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiêu đường, cholesterol cao…

 

Ăn nhiều mì tôm sẽ khiến bạn bị lão hóa sớm. Dầu trong mì tôm cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.

 

Thực phẩm chứa dầu sau khi bị mốc hỏng sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng, sinh ra lipid peroxide, nếu nạp quá nhiều lipid peroxide vào cơ thể suốt thời gian dài sẽ tiêu diệt hệ thống enzym quan trọng của cơ thể, sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa.
 

Ăn nhiều mì tôm sẽ khiến bạn bị lão hóa sớm
Ăn nhiều mì tôm sẽ khiến bạn bị lão hóa sớm

► Chế độ ăn cho người tiểu đường dưới đây

 

Với tiểu đường type I, chế độ ăn thích hợp và dùng thuốc theo chỉ dẫn của Bác sĩ sẽ giúp cho bệnh ổn định, hạn chế biến chứng. Với type II, chỉ cần chế độ ăn thích hợp kết hợp với hoạt động thể lực điều độ thường xuyên là kiểm soát được đường huyết ở giai đoạn đầu của điều trị.

 

Chế độ ăn của người tiểu đường:

 

- Nên ăn thức ăn đa dạng, nhiều thành phần.
 

- Ăn hạn chế chất béo nhất là mỡ động vật (thịt lợn, vịt nên bỏ da).
 

- Ăn nhiều thức ăn có chất xơ (các loại rau).
 

- Không ăn đường, không uống rượu.
 

- Đặc biệt phải luôn giữ cân nặng vừa phải, tránh tăng cân quá mức.
 

- Thức ăn làm tăng đường huyết nhiều: ngô, bánh mì, mì tôm, miến, khoai tây, cà rốt, mật vì vậy nên hạn chế sử dụng, nếu ăn nên ăn cùng với rau xanh vì rau xanh có nhiều chất xơ, nhờ đó đường sẽ ngấm từ từ, không ngấm ồ ạt nên không gây tăng đường huyết sau ăn.
 

- Thức ăn làm tăng đường huyết trung bình: cơm, mì, đậu hà lan, chuối, nho.
 

- Các thức ăn làm ít tăng đường huyết: đậu khô, đậu lăng, yaourt, sữa không đường, cam, táo.
 

Thức ăn nên dùng: là những thực phẩm làm tăng đường huyết từ từ. Bạn có thể dùng thường xuyên nhưng với số lượng vừa phải, phù hợp với từng người bệnh, nên phối hợp với rau xanh.
 

- Gạo, tấm xay, ngũ cốc.
 

- Thịt không mỡ hay thật ít mỡ.
 

- Cá nạc nên bỏ da.
 

- Thịt gà, thịt vịt bỏ da.
 

- Lòng trắng trứng.
 

- Sữa loại không có chất béo, yaourt.
 

- Các loại rau (ăn nhiều trong bữa ăn).
 

- Trái cây ít ngọt.
 

- Nên ưu tiên sử dụng chất bột đường phức tạp như đậu, khoai, gạo, mì, nui, các loại rau xanh và trái cây ít ngọt. Các chất này được cơ thể hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết và nhiều chất xơ cần thiết.
 

- Luyện tập thể dục ở mức độ vừa phải (đi bộ, lao động hằng ngày, chạy xe đạp, bơi lội,...) cũng giúp hỗ trợ đáng kể trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
 

Có chế độ ăn uống hợp lý
Có chế độ ăn uống,thể dục hợp lý

 

Thức ăn cần tránh

 

- Các loại thực phẩm có đường: sau khi ăn, các loại thức ăn này sẽ chuyển hóa thành đường, làm đường huyết tăng cao, đường dư sẽ tích lũy tạo thành chất béo.
 

+ Đường, mật.
 

+ Kẹo, mứt, các loại bánh ngọt.
 

+ Kem, chè ngọt, nước trái cây có đường, nước ngọt có gas
 

+ Bơ, mỡ, váng sữa…
 

- Các loại rượu.
Như vậy bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề ăn uống tiểu đường có ăn được mì tôm không? Hi vọng những ai đang mắc phải bệnh tiểu đường sẽ có một chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý. Kính chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe, cảm ơn các bạn đã quan tâm.

 


___________________________________
Bài liên quan:

>>> Tiểu đường có ăn được dưa hấu không? {Dinh dưỡng bệnh tiểu đường}
>>> Tiểu đường có ăn được chuối không? Tốp 6 loại trái cây cực tốt cho người bệnh tiểu đường
>>> Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?

Các tin khác