Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Viêm khớp có châm cứu được không - Đông Y Chữa Bệnh

Viêm khớp có châm cứu được không? Là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Có rất nhiều phương pháp được dùng đề điều trị viêm khớp như nội khoa, vật lý trị liệu và ngoại khoa nhưng những phương pháp ấy thường mang lại những tác dụng phụ. Vì thế điều trị bằng châm cứu được mọi người quan tâm đặc biệt. Cùng tìm hiểu nhé!

Người bị viêm khớp thường cảm thấy đau, sưng tấy các khớp tay, chân. Các khớp thường bị sưng, nóng, đỏ, khó cử động. Tình trạng cứng khớp, khó vận động thường xảy ra vào sáng sớm sau khi thức dậy, có thể kéo dài vài giờ. Ở viêm khớp dạng thấp, nếu không điều trị sớm khi bệnh đã nặng, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp dẫn đến tàn phế.

viêm khớp
Viêm khớp ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh

 

Xem ngay: >>> 03 loại thuốc uống điều trị viêm đau nhức xương khớp hiệu quả tốt nhất hiện nay 
 

► Tìm hiểu về phương pháp châm cứu và tác dụng của châm cứu với sức khỏe

1. phương pháp châm cứu

“Châm cứu là liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền, bằng cách chèn và thao tác kim hình chỉ vào 1 huyệt đạo nhất định trên bản đồ hình chiếu của cơ thể nhằm giảm đau và điều trị bệnh. Khác với mục đích cân bằng các chất hóa học trong cơ thể như y học hiện đại, châm cứu đông y lại lấy tôn chỉ là cân bằng năng lượng trong cơ thể con người”, đó là phân tích trích dẫn theo tờ Magforwomen (Mỹ).

– Cách thức châm cứu gồm 2 dạng:

+ Châm cứu bằng vật nhọn truyền thống như: Kim, que nhọn…

+ Điện châm nhờ tác dụng hóa học bằng 1 số dụng cụ chuyên biệt như: Máy châm cứu 6 kênh, máy châm cứu xung điện, máy châm cứu dò huyệt, máy châm cứu kwd-808-ii (4 cọc – 8 kim), máy châm cứu kwd-808-i (6 cọc – 12 kim).

– Thầy thuốc có thể chỉ định châm tại 1 hoặc nhiều huyệt với các vị trí chân khác nhau. Các vị trí châm cứu thường gặp nhất gồm: Châm cứu dây thần kinh số 7 (châm cứu liệt 7), châm cứu khớp gối, châm cứu viêm quanh khớp vai, châm cứu mắt, châm cứu dây thần kinh mắt, châm cứu lưng, châm cứu mặt lệch…

– Châm cứu rất đa dạng về trường phái châm. Dựa vào mức độ bệnh lý, vị trí gây đau và thể trạng sức khỏe của từng người, thầy thuốc có thể chỉ định người bệnh thực hiện 1 trong các thể châm như:

+ Châm cứu cấy chỉ (chôn chỉ tự tiêu vào huyệt đạo).

+ Châm cứu lục khí (vận dụng học thuyết âm dương và bộ mạch lục khí tìm ra nguồn gốc gây rối loạn – Thể châm này là lối châm đặc biệt chỉ có tại Việt Nam).

+ Châm tê (phát triển mạnh ở các tỉnh, thành miền Bắc).

+ Trường châm (cách châm xuyên huyệt).

+ Mãng châm (thức kết hợp giữa trường châm và cự châm cổ điển).

+ Ngoài ra, châm cứu còn nhiều thể châm khác như: Nhĩ châm, diện châm, thủ châm, tỵ châm, túc châm…

phương pháp châm cứu
Châm cứu là liệu pháp điều trị bệnh trong y học cổ truyền

2. Châm cứu có tác dụng gì?

Vào năm 2003, một báo cáo về Hiệu quả điều trị của châm cứu đã được công bố bởi Cơ quan về dược phẩm thiết yếu và quy định y tế thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, châm cứu có một số tác dụng tuyệt vời trong chữa bệnh như:

- Tác dụng giảm đau nhức xương khớp: Châm cứu vai gáy, châm cứu vùng lưng, châm cứu viêm khớp dạng thấp, châm cứu chữa đau vai gáy, châm cứu thoát vị đĩa đệm, châm cứu bị sưng cơ, xương khớp chân tay…

- Tác dụng hỗ trợ điều trị liệt nửa người: Châm cứu chữa liệt 7 ngoại biên (châm cứu liệt 7 ngoại biên), châm cứu liệt nửa người, châm cứu liệt mặt, châm cứu liệt dây thanh…

- Tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng cơ thể (hay còn gọi là châm cứu phục hồi chức năng): Châm cứu cho trẻ tự kỷ, châm cứu cho trẻ chậm nói, châm cứu trị mất ngủ, châm cứu trước khi chuyển phôi, châm cứu viêm xoang, châm cứu vùng mặt, châm cứu rối loạn tiền đình, châm cứu chữa mất ngủ, châm cứu bí tiểu, châm cứu chữa bệnh parkinson, châm cứu giảm cân.

► Viêm khớp có châm cứu được không?

Chữa bệnh viêm khớp bằng châm cứu là dùng kim châm trực tiếp vào các điểm huyệt tập trung nhiều mạch máu, đặc biệt vào các dây thần kinh giúp cơ thể tiếp nhận tín hiệu từ cảm giác để kích thích huyệt đạo.

Để giải đáp cho thắc mắc trên, chúng ta cùng tìm hiểu châm cứu có tác dụng như thế nào đối với xương khớp. Quả vậy, phương pháp này có tác dụng tuyệt vời trong điều trị và phòng ngừa tái phát các bệnh lý đặc biệt là các bệnh viêm đau xương khớp. Cụ thể, lợi ích của châm cứu như sau:

- Giảm đau nhanh chóng và hiệu quả các bệnh lý xương khớp như: Viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, đau vai gáy, xơ cứng khớp, co thắt cơ…

- Ngăn ngừa các phản ứng viêm nhiễm, nhiễm trùng khớp trên hệ xương.

- Cải thiện tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể, tránh căng cứng khớp và đi lại dễ dàng hơn.

- Giúp người bệnh tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, dẫn tới rối loạn giấc ngủ cơ thể mệt mỏi.

- Tăng cường dinh dưỡng cho vùng cơ, da và mô dưới da xung quanh các huyệt vị.

- Hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể.

- Châm cứu có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh lý viêm đau xương khớp an toàn, hiệu quả

viem khớp có châm cứu được
Châm cứu có tác dụng tuyệt vời trong điều trị viêm khớp

BS Vũ Thị Vui, Bệnh viện Châm cứu Trung ương nhận định: “Châm cứu chữa bệnh viêm đau xương khớp nhìn sơ thì khá đơn giản. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đơn giản đó lại cực kỳ khó. Độ khó của nó đi cùng hiệu quả điều trị. Tác dụng của châm cứu trong điều trị châm cứu nhiều không kể xiết. Nó giúp người bệnh giảm đau nhanh, ngăn ngừa viêm nhiễm, từ đó hỗ trợ cơ, xương khớp phục hồi chức năng trở lại.”

Tùy theo kinh mạch vận hành qua chỗ đau, vị trí đau và thể trạng sức khỏe của người bệnh, thầy thuốc sẽ chỉ định huyệt châm từ ở gần tới huyệt ở xa nhằm khai thông kinh mạch, điều hòa khí huyết.

► Phương pháp châm cứu chữa viêm khớp

Như chúng ta đã nói trên phương pháp châm cứu có tác dụng điều trị giảm đau, chống viêm, giãn cơ và tác động lên cả hệ miễn dịch của cơ thể mà không có tác dụng phụ như khi sử dụng các loại thuốc chống viêm khác. Ngoài tác dụng tại chỗ là giảm đau, giãn cơ, tăng cường dinh dưỡng và lưu thông tuần hoàn thì còn có tác dụng toàn thân thông qua cơ chế thần kinh thể dịch. Tùy theo từng loại bệnh viêm khớp sẽ có cách điều trị cụ thể phù hợp. Trong châm cứu, thầy thuốc thường sử dụng điện châm.

Phương pháp điện châm được áp dụng với các thể bệnh như thể phong thấp nhiệt tý (tương ứng với viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp) Các huyệt tiến hành điện châm là: phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, a thị huyệt.

Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tuỳ theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số nhanh, thời gian 20-30 phút một lần châm, hiệu quả giảm đau rất nhanh.

Thể thấp nhiệt thương âm (tương ứng với viêm khớp dạng thấp giai đoạn mạn tính, tiến triển chậm) thì sẽ dùng điện châm ở các huyệt: A thị huyệt, phong trì, khúc trì, phong môn, hợp cốc, huyết hải, túc tam lý, tam âm giao, thái khê.

Dùng phương pháp điện châm với xung điện cường độ thích hợp (tùy theo ngưỡng chịu đựng của từng bệnh nhân), tần số chậm, thời gian 20-30 phút một lần châm.

Thể đàm ứ ở kinh lạc (tương ứng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng khớp, teo cơ, dính khớp) sẽ phải châm các huyệt: thị huyệt, phong môn, đại chùy, khúc trì, hợp cốc, huyết hải, âm lăng tuyền, huyền chung, phong long, túc tam lý

điện châm điều trị viêm khớp
Phương pháp điện châm được thầy thuốc thường xuyên lựa chọn để điều trị bệnh

► Lưu ý khi điều trị bằng phương pháp châm cứu

- Những trường hợp không nên châm cứu:

+ Những người cơ địa yếu, không thích nghi được.

+ Những người có thể trạng yếu, suy kiệt, châm cứu dễ bị sốc.

+ Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

- Mặc dù châm cứu tỏ ra rất hiệu quả trong điều trị một số loại bệnh, nhưng nếu không cẩn thận dễ gây ra những rủi ro nguy hiểm. Nếu bác sĩ châm cứu thẳng vào dây thần kinh, có thể dẫn đến bị liệt, teo cơ…

- Khi châm kim, nếu người bệnh có cảm giác rất buốt, bác sĩ cần phải rút kim ra ngay lập tức. Bởi nếu châm sai huyệt, châm vào những huyệt nguy hiểm, châm quá sâu, có thể gây tử vong.

Do đó, để châm cứu chữa bệnh đạt hiệu quả, người bệnh chỉ nên đến bệnh viện, viện châm cứu đã được xác nhận của Bộ Y tế.

► Tác dụng phụ của phương pháp châm cứu

Nhiều người có thể nhận được những kết quả khả quan từ phương pháp điều trị y học cổ truyền Trung Quốc này. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp điều trị đều tiềm ẩn những tác dụng phụ mà nhiều người không biết.

- Mệt mỏi: Hầu hết mọi người cảm thấy tràn đầy sinh lực sau khi thực hiện phương pháp chữa bệnh truyền thống này. Tuy nhiên, một số người cảm thấy hơi mệt mỏi sau khi châm cứu. Đây không phải là dấu hiệu đáng lo lắng nhưng nó báo hiệu cơ thể cần được nghỉ ngơi ngay lập tức.

- Đau nhức: Sau khi châm cứu, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức sau khi kim châm được rút ra, có thể sẽ đau trong vòng một vài ngày nhưng thường biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, một số  huyệt châm cứu (ở tay, đặc biệt giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ) có thể bị đau nhức kéo dài. Đây là một tác dụng phụ hay gặp nhất của châm cứu.

nhiễm trùng
khả năng có thể bị nhiễm trùng khi châm cứu

- Nhiễm trùng: Có khá nhiều biến chứng khi điều trị bằng phương pháp châm cứu. Một số tác dụng phụ tồi tệ là bị nhiễm trùng. Phần lớn những người thực hành châm cứu được cấp phép đều tuân theo một số biện pháp dự phòng như sử dụng bơm kim tiêm vô trùng và dùng 1 lần, tuy nhiên không phải ai cũng thực hiện đúng. Kim tái sử dụng có thể khiến bạn bị nhiễm một số bệnh như viêm gan.

- Bầm tím: Bầm tím là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của châm cứu và đôi khi xảy ra trong liệu trình điều trị. Nó có thể tạo ra một khối máu tụ (sưng cục bộ với đầy máu tụ) xuất hiện khi kim tiêm được châm vào da.

- Tổn thương nội tạng: Nếu kim tiêm được châm sâu, có thể gây thủng cơ quan nội tạng, đặc biệt là phổi. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra.

- Đau về tinh thần: Một số bệnh nhân châm cứu thường cảm thấy quá nhạy cảm. Một số người khóc trong khi điều trị. Sự giải tỏa cảm xúc có thể mang đến tâm trạng tích cực cho một số bệnh nhân. Nhưng có thể đáng lo ngại khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.


 

Thông tin trên là lời giải đáp cho thắc mắc viêm khớp có châm cứu được không. Mong rằng sau bài viết này các bạn có thêm kiến thức về viêm xương khớp. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
 

bi-jcare

 

________________________________
Bài liên quan:
>>> 04 cách điều trị viêm khớp cổ tay hiệu quả
>>> Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả nhanh nhất
>>> Tổng quan về bệnh viêm khớp và cách điều trị bệnh viêm khớp

Các tin khác