Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Tình trạng thừa cân béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm

Thừa cân béo phì đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại do thói quen lười vận động, ăn uống không lành mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây các loại bệnh lý nguy hiểm mà rất nhiều người bệnh đang chủ quan

► Các nguyên nhân gây ra béo phì phổ biến nhất

Nguyên nhân gây béo phì do chế độ ăn uống
Đây là loại nguyên nhân gây bệnh béo phì phổ biến nhất, xảy ra do thực phẩm ăn uống mỗi ngày chứa quá nhiều năng lượng, nhiều mỡ, muối hay đường. Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas là những thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ rất cao, việc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn tới thừa năng lượng, mỡ tích tụ gây béo phì.

Béo phì do căng thẳng lo âu
Căng thẳng, lo âu, trầm cảm cũng là nguyên nhân gây béo phì. Stress khiến cơ thể hình thành peptit, hợp chất này sẽ tạo thành các khối mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng. Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về kết luận về mức độ tương đồng giữa béo phì với stress. Những người bị stress có thể tăng gấp 2 lần trọng lượng so với những người không stress có cùng chế độ ăn giàu năng lượng.

Béo phì do ăn thực phẩm Gluten 
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc đang có sự mất cân bằng, suy giảm nội tiết thường gặp tình trạng béo phì này. Gluten là loại carbonhydrate gây nên tình trạng tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe như táo bón, khó tiêu, viêm ruột. Gluten có nhiều trong bánh mì, mỳ ống, pizza, bánh quy, bánh ngọt, …

Bép phì do rối loạn chuyển hóa 
Rối loạn chuyển hóa thường gặp ở những người có vấn đề về tâm lý hoặc các vấn đề về hô hấp, đây là nguyên nhân dễ gây béo phì. Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid chủ yếu do hệ thần kinh và nội tiết điều khiển dẫn tới hậu quả cơ thể bị tích mỡ quá nhiều gây béo phì. Ngoài ra, suy giảm chức năng ở tuyến yên, thượng thận hay tuyến giáp đều sinh béo phì.

Nguyên nhân gây béo phì do lười vận động
Lười vận động dẫn đến tình trạng năng lượng nạp vào cơ thể không được tiêu hao, dẫn đến béo phì. Khi thức ăn nạp vào cơ thể, cơ thể vẫn thực hiện quá trình trao đổi chất tạo năng lượng, nếu không được sử dụng, năng lượng sẽ biến thành mỡ thừa tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng mông, bụng, đùi, tay và đến cả mặt.

 
Béo phì do nhiều nguyên nhân gây ra
Béo phì do nhiều nguyên nhân gây ra

► Những bệnh nguy hiểm do béo phì gây ra

Bệnh tiểu đường
Béo phì có liên quan mật thiết với bệnh tiểu đường tuýp 2. Theo thời gian, các biến chứng của tình trạng tăng đường huyết có thể làm tổn hại đến mắt, thận, thần kinh, tim, và các mạch máu lớn của bạn. Loại đường tăng lên trong máu của các bệnh nhân bị đái tháo đường là glucose do thức ăn có tinh bột và thức ăn ngọt cung cấp.

Bệnh gan nhiễm mỡ
Người béo phì dễ mắc gan nhiễm mỡ và nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ do béo phì tăng gấp 4,6 lần ở những người bình thường. Dạng béo bụng dường như là một nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ngay cả khi người bệnh có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường. Sự hiện diện của tiểu đường type 2 làm gia tăng nguy cơ và độ nặng của bệnh gan nhiễm mỡ. Trong số các bệnh nhân béo phì nặng có tiểu đường, 100% được tìm thấy mắc gan nhiễm mỡ độ nhẹ.

Xem ngay >>> Người bệnh gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì - Lời khuyên của B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ


Bệnh lý đường tiêu hóa
Béo phì làm cho lượng mỡ dư bám vào các quai ruột gây táo bón, dễ sinh ra bệnh trĩ. Sự ứ đọng phân và các chất thải độc hại sinh ra trong quá trình chuyển hóa dễ sinh bệnh ung thư đại tràng.

Lượng mỡ dư tích tụ ở gan gây bệnh gan nhiễm mỡ, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh xơ gan... Rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật.

Xem thêm >>> Trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không

Bệnh lý tim mạch
Người béo phì thường đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu hay thường gọi là mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Mặt khác, tim của người béo phì phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể, lâu dài gây quá tải cho tim. Do đó, người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện tại, bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong, rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.

Xem ngay >>> 03 loại thuốc tim mạch của mỹ tốt nhất hiện nay

Bệnh xương khớp
Người thừa cân béo phì dễ bị thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức triền miên do trọng lượng cơ thể gây áp lực lên xương khớp. Khớp gối, cột sống tổn thương sớm nhất. Vì vậy, người thừa cân béo phì dễ mắc bệnh gout.

Suy giảm trí nhớ
Trẻ thừa cân béo phì thường có chỉ số thông minh thấp hơn trẻ có cân nặng bình thường. Người lớn bị béo phì có nguy cơ bị Alzheimer cao hơn so với người bình thường.

Bệnh lý đường hô hấp
Hoạt động của cơ hoành, khí phế quản của người béo phì thường hạn chế do “mỡ bám”, người béo phì thường bị rối loạn nhịp thở, ngáy, ngừng thở khi ngủ, béo phì càng nặng rối loạn nhịp thở càng nhiều.

Rối loạn nội tiết
Phụ nữ béo phì thường bị rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang, khó có thai, nguy cơ vô sinh cao. Thai phụ béo phì có nguy cơ đẻ khó, dễ bị rối loạn chuyển hóa. Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, nguy cơ vô sinh.

Xem thêm >>> Rối loạn nội tiết tố có nguy hiểm không

Trào ngược axit
Bệnh béo phì làm tăng trào ngược vì mỡ bụng sẽ tạo áp lực trên vòng cơ ở phía dưới của thực quản - ống kết nối từ cổ họng xuống dạ dày. Khi xuất hiện các áp lực lên thực quản, axit trong dạ dày chảy ngược trở lại. Tình trạng này dẫn đến chứng ợ nóng.

Ung thư
Một số nghiên cứu còn cho thấy sự liên quan giữa béo phì và ung thư như thực quản, trực tràng, vú, tử cung, gan mật và tuyến tiền liệt.

Gout
Một người bị bệnh béo phì có khả năng phát triển bệnh gout cao gấp 4 lần so với những người có trọng lượng cơ thể bình thường. Khi bị bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng dẫn đến các khớp bị đau, viêm, đỏ... mức độ bệnh gout càng nặng hơn. Khi giảm cân, nồng độ axit uric trong máu có thể giảm, đồng thời giảm ảnh hưởng đến bệnh gout.

► Các phương pháp phòng ngừa bệnh béo phì

- Béo phì ở trẻ em hoặc ở thiếu niên phải được chữa trị kịp thời, 30 – 50% trường hợp béo phì ở trẻ em và 80% ở thiếu niên kéo dài tới tuổi trường thành.

- Càng phát hiện sóm thì việc chữa trị càng nhanh và đạt hiệu quả hơn. Đối với người trưởng thành, việc phòng ngừa béo phì đặc biệt nhắm vào người có nguy cơ thừa cân cao, người ở thể trạng tăng cân, tăng cân quá nhanh và cuối cùng là các chủ thể có khuynh hướng tăng cân.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống và tạo thói quen có vận động hợp lý. Người đang bị béo phì và thừa cân thì cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có chế độ vận động riêng. Có thể tự học cách đi bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần, đi bộ ít nhất khoảng 3km để máu được tuần hoàn và lượng mỡ thừa được đốt cháy hiệu quả.

- Không nên nhịn ăn đặc biệt là nhịn ăn sáng vì khi nhịn ăn cơ thể sẽ tự kích thích nhu cầu cân được bù đắp năng lượng bị thiếu. Tốt hơn hết nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cắt bớt lượng thực phẩm đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn nhỏ.

- Ăn nhiều chất xơ và rau xanh. Chất xơ có nhiều trong trái cây, ngũ cốc, rau xanh.

- Uống đủ nước mỗi ngày.

- Giảm số năng lượng từ thực phẩm đưa vào cơ thể, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nên ăn nhiều loại hạt ngũ cốc, trái cây, rau..Nhiều người khuyên nên ăn vừa phải carbohydrat, khá đủ đạm, thêm một ít chất xơ để bụng mau no và thức ăn chậm ra khỏi dạ dày.

- Không dùng quá 30% chất béo trên tổng số năng lượng một ngày, từ 20 đến 25% là tốt nhất.

- Chia đều phần ăn của một ngày cho ba bữa ăn, để mỗi bữa có ít nhất 25% tổng số năng lượng mỗi ngày.

- Món tráng miệng cũng chỉ cần giới hạn trong mức độ hợp lý chứ không cần thiết phải bỏ hẳn, chẳng hạn như một ly trái cây, một miếng bánh ngọt nhỏ.

- Cần phải tuân thủ nghiêm nhặt chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn đề ra. Ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng, cân bằng theo nhu cầu năng lượng và ăn với mức vừa phải.

- Ghi rõ thành một bảng kê những thức ăn nên tránh như rượu, dầu salad, món ăn tráng miệng nhiều đường, béo… và luôn luôn ghi nhớ để tránh.

- Không nên xem tivi khi đang ăn vì có thể sẽ theo thói quen ăn quá nhiều.

► Các biện pháp chữa bệnh béo phì

Điều chỉnh chế độ ăn uống.
Đây là phương pháp đầu tiên mà người béo phì nên nghĩ đến và áp dụng. Đó là cách giảm calo, giảm mỡ và tăng cường thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng lượng thêm vào để tiêu dùng là năng lượng từ mô dự trữ. Khi không có thức ăn vào, năng lượng được rút ra từ mô dự trữ là 1500 – 3000 kcal.  Với cách tính này thì trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1kg mỗi 5 ngày. Nếu giảm 0.5 – 1 kg/tuần là thích hợp.

Tuy nhiên, lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cần dựa vào cân nặng, tuổi, tình hình sức khỏe bệnh nhân. Và cần hiểu rằng, tiết thực không phải là nhịn đói hoàn toàn bởi nhịn đói rất nguy hiểm.

Hoạt động thể lực và tập thể dục
Tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng. Nên gia tăng hoạt động thể lục từ từ như tập thể dục 10-30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.

Các bài tập vận động có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội …

Những trường hợp quá béo, cơ thể quá nặng nề thì không nên tập thể dục vì dễ bị đau khớp, làm bệnh tim mạch thêm nặng. Tốt hết cần có bác sỹ tư vấn về chế độ tập luyện riêng.

 

Tập thể dục là phương pháp chữa bệnh béo phì hiệu quả

Điều trị bằng thuốc.
Áp dụng khi các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động không có hiệu quả đặc biệt người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch.

Điều trị bằng thuốc được chỉ định bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc và hiểu rõ nguy cơ của các tác dụng phụ.

Điều trị bằng phẫu thuật.
Bệnh nhân và người gia đình cần ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần được các bác sỹ có kinh nghiệm và đội ngũ đa khoa chuyên nghiệp để đánh giá lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật.

Phẫu thuật không được áp dụng cho trẻ em trước tuổi vị thành niên, người đang mang thai hoặc cho con bú, những người có dự định mang thai sau 2 năm phẫu thuật, bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân bị rối loạn ăn uống mà chưa được giải quyết, rối loạn tâm thần chưa được điều trị …

Hi vọng với bài viết này mọi người có được những thông tin những hiểu biết rõ ràng chính xác về các bệnh nguy hiểm do béo phì gây nên từ đó phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Xin kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc !

 

Nguồn: BNC medipharm.vn

-------------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Uống rượu bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gan nhiễm mỡ
>>> 05 bài thuốc chữa thoái hóa khớp tại nhà cực hiệu quả
>>> 04 triệu chứng cao huyết áp ở người trẻ không nên xem thường
>>> Bổ sung nội tiết tố như thế nào là đúng và đủ

Các tin khác