Tư vấn: Bị bệnh gan nhiễm mỡ có nên uống sữa đậu nành hay không?
► Bị gan nhiễm mỡ có nên uống sữa đậu nành không?
Trong sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm thực vật phong phú, vitamin B, các nguyên tố vi lượng, vitamin B3 và các thành phần có lợi khác dễ hấp thụ và tiêu hoá. Sữa đậu nành không chỉ tốt cho bệnh nhân tim mạch, tiểu đường, béo phì, tốt cho phụ nữ muốn giảm cân mà sữa đậu nành còn rất tốt cho bệnh nhân viêm gan.
Đối với bệnh nhân viêm gan, uống sữa đậu nành với lượng thích hợp sẽ bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, nâng cao khả năng miễn dịch, là một thực phẩm dưỡng sinh cho bệnh nhân viêm gan. Cùng với sữa đậu nành, các sản phẩm từ đậu khác như: đậu phụ, tào phớ… cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân viêm gan.
Tuy nhiên, đối với những người bệnh mắc chứng gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc những bệnh nhân đang giảm cân thì người bệnh có thể lựa chọn các loại sữa không đường, sữa tách kem hoặc chất béo để làm giảm tình trạng tích tụ đường hoặc chất béo trong cơ thể người bệnh, đây cũng là cách có thể giúp cho người bệnh làm giảm tình trạng gan nhiễm mỡ
Bệnh nhân khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh, chẩn đoán và có phương án khống chế bệnh hiệu quả nhất cho người bệnh
Bị bệnh gan nhiễm mỡ vẫn có thể uống sữa đậu nành
Xem ngay >>> Bệnh gan nhiễm mỡ nên uống thuốc gì?
► Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
Mặc dù sữa đậu nành rất tốt cho cơ thể, nhưng khi uống sữa đậu nành chúng ta cần lưu ý:
- Không ăn kèm với trứng: Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt, bởi nó sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong sữa đậu nành cũng như ở trong trứng.
- Không nên uống quá nhiều: Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
- Không dùng kèm với đường nâu: Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng.
- Không uống khi đói: Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
- Không uống sữa chưa nấu chín: Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài…
- Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành: Do đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, trướng hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm.
- Không uống cùng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc thốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
Hi vọng với bài viết này mọi người có được những thông tin những hiểu biết rõ ràng chính xác về bệnh đau dạ dày do thói quen xấu sau khi ăn uống từ đó phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Xin kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc !
----------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Bệnh gan nhiễm mỡ ở người cao tuổi và cách điều trị
>>> Thuốc chữa bệnh gan nhiễm mỡ của Mỹ hiệu quả tốt nhất
>>> Bật mí cách chữa gan nhiễm mỡ bằng táo mèo
>>> Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 1,2,3 có nguy hiểm không?