Tổng quan bệnh đau dạ dày những điều bạn chưa biết về bệnh đau dạ dày
Mắc phải bệnh đau dạ dày không chỉ làm sức khỏe bệnh nhân giảm đi mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và sinh hoạt hàng ngày vì những triệu chứng do bệnh đau dạ dày gây ra. Tình trạng đau chính là sự tổn thương của niêm mạc dạ dày gây nên những cơn đau nghiêm trọng tới dạ dày. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về bệnh đau dạ dày và cách chữa bệnh này như thế nào nhé!
► Bệnh đau dạ dày.
Bệnh đau dạ dày (còn gọi là đau bao tử), là từ dùng để chỉ tình trạng đau có nguồn gốc tổn thương tại dạ dày như viêm hay loét dạ dày. Đặc điểm của bệnh là tùy theo vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là: viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tiền môn vị, viêm tá tràng, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm. Và tất cả gọi chung là bệnh đau dạ dày.
Đau dạ dày gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống
► Nguyên nhân đau dạ dày - Nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày nhất.
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới, từ trẻ em cho đến người già, nam nữ đều có thể dễ dàng bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có những nguyên nhân bạn không ngờ tới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày nhưng không ngờ những yếu tố dưới đây mà hơn 90% người Việt Nam mắc phải lại là nguyên nhân đau dạ dày.
Muốn điều trị bệnh dễ dàng thì việc nắm bắt được các nguyên nhân gây bệnh là điều rất cần thiết. Bệnh đau dạ dày thường là do những nguyên nhân phổ biến sau đây.
- Vi khuẩn
Trong số các loại vi khuẩn gây bệnh cho người, vi khuẩn H.pylori (gọi tắt là Hp) là loài vi khuẩn duy nhất sinh sống tốt trong dạ dày. Không phải ai mắc phải loại vi khuẩn này cũng bị đau dạ dày, tuy nhiên ở những người đau dạ dày do vi khuẩn Hp thì bệnh có thể biến chứng thành Loét dạ dày tá tràng (6% số người có vi khuẩn Hp) và Ung thư dạ dày (khoảng 1% số ca có Hp). Nhiễm vi khuẩn Hp cũng làm tăng nguy cơ bị Ung thư dạ dày lên 6 lần so với những người không nhiễm Hp. Vì vậy, phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa xâm nhiễm vi khuẩn là cách tốt nhất để phòng bệnh, kết hợp với một chế độ sinh hoạt lành mạnh, bạn sẽ tránh được các nguy cơ do vi khuẩn Hp gây ra.
- Thuốc lá
Khi hút thuốc,các chất độc có trong đó ,chủ yếu là nicotin sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid clohydric và pepsin – những chất trực tiếp ăn mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp prostaglandin ,chất có vai trò bảo vệ và phục hồi niêm mạc, thu hẹp các mạch máu dạ dày, từ đó dẫn tới tổn thương lớp bảo vệ này. Nicotine cũng khiến cholat có trong mật bị chảy ra ngoài dẫn tới dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Thói quen ăn uống
Các thói quen ăn uống không tốt là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày, ngoài ra chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày.
- Ăn quá nhanh: Khi ăn quá nhanh,thức ăn chưa kịp bị nghiền nát,nước bọt trong khoang miệng chưa kịp trung hòa với thức ăn,điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày. Hơn nữa,lúc ăn vào,dạ dày chưa kịp truyền tính hiệu cho não bộ và kết quả là,dịch trong dạ dày không kịp tiết ra để tiêu hóa.
- Ăn trước khi đi ngủ: Khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã đi ngủ,lượng dư thừa sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày,điều này sẽ dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. Do đó, nếu bạn có muốn ăn hay uống thứ gì trước khi đi ngủ thì cũng cần chú ý,cho dù đó là thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa. Thời điểm tốt nhất cho bạn uống sữa là nửa tiếng trước khi nghỉ ngơi.
- Ăn vặt : Nếu ăn vặt quá nhiều,dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng phải hoạt động. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến dạ dày mệt mỏi,lâu dần sẽ dẫn tới đau dạ dày.
- Ăn không đúng bữa: Thông thường thì,nếu bạn ăn đúng vào một khoảng thời gian nào đó,dạ dày sẽ tiết ra dịch vị giúp thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và bạn cũng sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Do đó,khi ăn uống vào giờ giấc thất thường không trùng với thời điểm đó,thành dạ dày sẽ co bóp trong tình trạng trống rỗng,lượng axit tiết ra sẽ gây hại cho chính cơ thể bạn.
- Hoạt động ngay sau khi ăn: Khi ăn xong, não sẽ tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn “chia sẻ” năng lượng ấy cho các các động khác,đặc biệt là hoạt động trí óc? Lúc đó,quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn. Trái lại,ngủ ngay sau bữa ăn cũng cho hậu quả tương tự do quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ.
- Hoạt động mạnh ngay sau khi ăn
Khi ăn xong,não sẽ tập trung năng lượng cho dạ dày hoạt động. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn “chia sẻ” năng lượng ấy cho các các động khác, đặc biệt là hoạt động trí óc? Lúc đó, quá trình tiêu hóa sẽ bị gián đoạn. Trái lại, ngủ ngay sau bữa ăn cũng cho hậu quả tương tự do quá trình tiêu hóa bị ngừng trệ.
- Thường xuyên dùng thuốc giảm đau cũng là một nhân tố gây hại dạ dày mà ít người biết.
Rất nhiều loại thuốc có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày. Ví dụ, các loại thuốc chống viêm không steroid như phenylbutazone, ibuprofen, indomethacin, aspirin đều tạo tác dụng giảm đau thông qua cơ chế ức chế tổng hợp prostaglandin có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Vì vậy việc quá lạm dụng thuốc giảm đau là một trong những nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày, nếu thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mỏng đi và khả năng bảo vệ dạ dày.
- Dùng thuốc kháng sinh.
Dùng kháng sinh lâu ngày sẽ gây nên bệnh viêm loét dạ dày là hoàn toàn đúng vì kháng sinh là một nhóm thuốc có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt các tác nhân vi khuẩn trong cơ thể, tuy nhiên thuốc kháng sinh khi vào cơ thể cơ chế tiêu diệt kháng khuẩn của thuốc lại không thể phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi trong đường ruột mà chúng tiêu diệt hết.
Chính điều này làm đường ruột chúng ta yếu hơn dễ bị các yếu tố tác động gây viêm loét là do vậy. Khi tới bệnh viện cắt thuốc chắc các bác sĩ đã cân nhắc lợi hại mà chỉ định liều dùng cho bác nên bác hoàn toàn không nên bỏ thuốc điều trị bệnh trĩ như vậy sẽ ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
- Stress, trầm cảm
Khi chúng ta ở tình trạng luôn căng thẳng mệt mỏi, các acid HCl sẽ tăng cường tiết dịch trong dạ dày, điều này khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ dàng dẫn tới tình trạng đau dạ dày. Đây chính là một trong những lí do khiến bạn bị đau dạ dày.
- Bia rượu.
Chất cồn có trong bia rượu cực kì có hại cho dạ dày. Nó sẽ phá hoại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thêm vào đó, men rượu sau một quá trình sẽ chuyển hóa thành acetaldehyde, khi chất này có quá nhiều trong cơ thể nó sẽ không thể bị chuyển hóa hết thành acetate, từ đó gây tổn thương gan. Theo chuỗi đó, khi gan bị tổn thương, tiêu hóa kém đi, dạ dày cũng vì thế mà kém đi từng ngày.
Trên đây là những nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp, nếu bạn có thể hiểu được và tránh xa các nguyên nhân này, bạn hoàn toàn có thể tránh xa bệnh đau dạ dày cũng như các biến chứng có thể xảy ra.
► Triệu chứng biểu hiện của bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày thường có những biểu hiện rất rõ rệt. Tuy nhiên ở một số người lại không xuất hiện những dấu hiệu này mà nó chỉ đơn thuần là những cơn đau âm ỉ vùng bụng. Nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây nên đi kiểm tra ngày tránh để lâu dẫn đến ung thư dạ dày
Dưới đây là những Dấu hiệu đau dạ dày thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân:
Một số người có biểu hiện rõ như có vị chua hoặc nóng rát dạ dày. Ăn vào có thể gây nặng hơn hoặc cải thiện được những khó chịu.
Ăn những đồ chua hay bụng đói hoặc bụng no mà cảm thấy bị đau tức ở vùng thượng vị, vùng bụng là cho thấy bạn đang có hiện tượng đau dạ dày
- Cảm giác chán ăn, cơ thể suy nhược.
Hiện tượng chán ăn có thể là do cơ thể mệt mỏi. Khi bị đau dạ dày sẽ gây ra cảm giác đau, có khi kèm theo nóng rát bụng, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu dẫn đến cảm giác chán ăn và ăn không thấy ngon miệng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây sút cân nhanh chóng. Do đó đây cũng là một dấu hiệu bệnh đau dạ dày cần được chú ý để cảnh giác và đi khám kịp thời.
Tuy nhiên ở rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị, từ đó sẽ dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, triệu chứng chán ăn thể hiện dạ dày trẻ đang có vấn đề vì vậy trẻ mới biếng ăn. Đôi khi chán ăn ở trẻ lại bị hiểu lầm là do trẻ lười ăn.
- Ợ hoặc ợ chua chướng bụng khó chịu khi bị bệnh đau dạ dày:
Đây là một triệu chứng bệnh đau dạ dày thường gặp ở các bệnh nhân. Nếu tự nhiên mà bạn bị ợ và chướng bụng liên tục nên đi kiểm tra bác sỹ ngay. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua là biểu hiện đau dạ dày của rất nhiều người khi mới mắc phải.
Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng. Ợ chua cũng là dấu hiệu cảnh báo về các chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đừng coi nhẹ vấn đề này nhé.
Nếu bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày - thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.
Bạn nên xem ngay >>> Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Cảm giác đầy vùng bụng trên sau khi ăn:
Ở phần lớn các trường hợp, ban đầu những biểu hiện của bệnh đau dạ dày là tương đối nhẹ và xuất hiện trong thời gian ngắn. Nhưng nếu càng để lâu thì bệnh sẽ càng nặng và mức độ nguy hiểm sẽ tăng cao. Vì vậy hãy chú ý đến những biểu hiện lạ của cơ thể, tránh để bệnh nặng mới bắt đầu đi khám và dùng thuốc.
- Bị đau bụng thường xuyên:
Đây là triệu chứng của bệnh đau dạ dày đặc trưng nhất. Các cơn đau do bệnh đau dạ dày có mức độ khác nhau khi thì đau dữ dội, khi lại đau dai dẳng và biểu hiện tùy thuộc vào từng người bệnh và mức độ nặng nhẹ. Các cơn đau thường xuất hiện khi bụng đói, sau khi ăn no hoặc vận động mạnh…
Kèm theo triệu chứng đau là cảm giác bụng căng, hơi đau, người khác thì bị cơn đau dai dẳng nhưng không nghiêm trọng hoặc một số khác thì đau liên tục, có khi còn bị đau lây cả vùng ngực.
- Buồn nôn và nôn:
Khi bụng khó chịu, thức ăn không tiêu hóa được người bị đau dạ dày thường có cảm giác buồn nôn và nôn thốc. Khi đó thức ăn ra ngoài nếu quá nhanh hoặc quá mạnh còn có thể gây viêm hoặc rách lớp niêm mạc của thực quản. Chưa kể tình trạng thiếu hụt nước và suy nhược cơ thể khi bị nôn ói.
► Bệnh đau dạ dày có nguy hiểm không? - Biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày.
Nhiều người do tâm lý chủ quan, do điều kiện kinh tế, đặc thù công việc ít quan tâm đến bệnh tình và thiếu hiểu biết về những mối nguy hiểm do bệnh dạ dày gây ra nên nhiều người đột nhiên ra đi chỉ vì căn bệnh ung thư... Để mọi người biết và nắm rõ được sự nguy hiểm của bệnh đay dạ dày chúng tôi xin liệt kê ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày như sau.
- Xuất huyết dạ dày:
Xuất huyết dạ dày là bệnh phổ biến ở người đau dạ dày. Đây là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp, mãn tính và một số bệnh lý khác gây ra. Các vết loét ở dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không điều trị bệnh viêm loét dạ dày kịp thời, thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày.
Nếu để viêm dạ dày dẫn đến chảy máu dạ dày rất nguy hiểm vì bệnh khó điều trị, ở dạ dày cầm máu khó khăn. Nếu chảy máu dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch, thở dốc, một số trường hợp còn sốt nhẹ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Do đó, các bác sĩ cho rằng khi bị viêm loét đau dạ dày bệnh nhân sớm điều trị ngay tránh để lâu gây nguy hiểm cho tính mạng khi bị chảy máu dạ dày.
- Thủng dạ dày:
Theo các bác sĩ đây được xem là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày.
Các vết loét trong dạ dày ngày càng sâu khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ngày càng trở nên mỏng đi. Nếu người bệnh cứ chủ quan, không chữa trị dứt điểm thì vết loét này có thể tạo thành vết thủng trên dạ dày kèm theo xuất huyết dạ dày. Thủng dạ dày có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bình thường người bệnh chỉ có một lỗ thủng có thể là một ổ loét xơ chai hoặc ổ loét non. Ổ loét dạ dày đa số ở bờ cong nhỏ, ít gặp ở mặt trước hay mặt sau dạ dày. Kích thước thường to hơn ở tá tràng, có thể mềm mại hoặc sơ chai do loét non hay loét mãn tính.
- Ung thư dạ dày:
Theo hội ung thư học Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ngày càng cao và là 1 trong 5 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa và chỉ có 30 /1000 bệnh nhân ung thư dạ dày đến viện ở giai đoạn sớm còn lại đều ở giai đoạn quá muộn.
Khi dạ dày đã xuất hiện vết loét mà người bệnh chủ quan không điều trị thì nguy cơ bị ung thư hóa từ vết loét trên niêm mạc dạ dày cao hơn rất nhiều lần. Dấu hiệu của ung thư dạ dày và đau dạ dày đôi khi giống nhau như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn nên nhiều bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính rất chủ quan. Chỉ đến khi đau không chịu nổi, thiếu máu, sụt cân nhanh...họ mới đến bệnh viện thì đã quá muộn.
► Cách chữa điều trị bệnh đau dạ dày
Đây là một bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, người bệnh cũng cần phải chú ý điều chỉnh lại lối sống của mình sao cho hợp lý và khoa học, ví dụ như:
- Ăn uống đúng giờ, hạn chế các chất kích thích như chua, cay, nóng
- Hạn chế sử dụng bia rượu
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng
- Thư giãn cơ thể và tinh thần
- Không hút thuốc lá
- Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau
Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 7-14 ngày. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian sao cho hợp lý về tình trạng bệnh của mỗi người.
► Người bị đau dạ dày nên uống thuốc gì ? - thuốc chữa Điều trị đau dạ dày bằng TPCN Prilosec OTC
Prilosec OTC™ 20.6 mg thuốc chữa dạ dày của mỹ là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Thuốc chữa đau viêm loét dạ dày của mỹ Prilosec OTC™ 20.6 mg chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.
TPCN hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày Prilosec OTC
► Công dụng thuốc chữa đau viêm loét dạ dày của mỹ Prilosec OTC
- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả
- Chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.
- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.
Xem ngay thông tin đầy đủ >>> Thuốc chữa đau dạ dày Prilosec OTC
► Người bị đau dạ dày nên ăn gì?
Người bị đau dạ dày nên ăn gì là câu hỏi mà bất kì người bệnh đau dạ dày nào cũng sử dụng đến vì ăn uống là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đau dạ dày, việc ăn uống không đúng chuẩn mực, sẽ khiến cho bệnh không thuyên giảm mà còn làm cho bệnh đau dạ dày ngày càng nặng thêm và biến chứng sang những căn bệnh nguy hiểm khác. Vậy người bệnh bị đau dạ dày nên ăn uống như thế nào cho hơp lý? Câu trả lời như sau:
- Người bị đau dạ dày nên ăn gì để giảm đau ?
Gừng
Gừng không chỉ là một loại gia vị thơm ngon xuất hiện trong gian bếp của mỗi gia đình mà gừng còn có rất nhiều tác dụng với y học. Gừng có tính cay, vị ấm, có tác dụng long đờm, có chất kháng viêm, chống oxy hóa nên gừng là phương thuốc làm giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
Đơn giảm là bạn chỉ cần thái vài lát gừng cho vào tách trà uống vào buổi sáng hoặc buổi tối, hiệu quả hơn là bạn dùng với trà xanh sẽ giúp giảm đau hiệu quả hơn. Đặc biệt trong lúc đau dạ dày ly trà gừng ấm giúp giữ ấm cho vùng bụng và làm giảm cơn đau nhanh chóng. Sử dụng phương pháp này vừa tốt cho sức khỏe mà lại giảm được cơn đau, với những người không bị bệnh còn có tác dụng phòng ngừa được bệnh.
Chuối
Rất nhiều người cho rằng chuối là không tốt cho người bệnh dạ dày nhưng thực hư thế nào đây. Chuối là thực phẩm thân thiện với dạ dày. Chuối giúp trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, chuối còn làm giảm nguy cơ viêm, sưng tấy đường ruột.
Chuối giàu hàm lượng Kali mà Kali là một khoáng chất giúp bình ổn dạ dày, giảm chứng ợ chua, trung hòa lượng nước cho cơ thể. Ăn chuối chín giúp tăng cường năng lương, giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, có tác động tốt cho bệnh đau dạ dày.
Chú ý: Những bệnh nhân dạ dày nên ăn chuối chín và ăn khi no, lúc này chuối giúp bảo vệ dạ dày vào trung hòa lượng axit dư thừa. Ngoài ra chuối còn có tác dụng làm đẹp da, giảm chứng béo phì, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể, mang lại vẻ đẹp tự nhiên.
Đu đủ
Cũng giống như chuối, đu đủ cũng là một loại thực phẩm thân thiện với dạ dày. Đu đủ giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng táo bón, khó tiêu. Ngoài ra đu đủ cũng giúp giảm đau dạ dày rất hiệu quả.
Bạn có thể dùng khoảng 2 – 3 quả đu đủ vừa mang đi ép lấy nước uống, chia ra làm 3 phần uống trong ngày. Còn một cách nữa với là lấy khoảng 30g đu đủ, 30g táo tây mang sắc lấy nước uống. Bài thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau chứ không dùng để chữa trị nên bạn không nên sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng ngược lại đến dạ dày.
Sữa chua
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng sữa chua lên men không tốt cho dạ dày chút nào nhưng không phải vậy mà nó có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa. Trong sữa chua có thành phần giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt, giảm các khó chịu, đầy bụng.
Lưu ý: Bạn nên ăn sữa chua sau bữa chính khoảng 30 phút vì đây là thời điểm để men vi sinh hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt món sữa chua đóng thành đá là món ăn khoái khẩu được rất nhiều người ưu chuộng nhưng tốt nhất là người bệnh không nên dùng và đặc biết là trẻ nhỏ sẽ khiến cho dạ dày của bạn khó chịu hơn. Thêm nữa là loại sữa chua ít đường sẽ tốt cho dạ dày hơn là những loại sữa chua nhiều đường giàu các chất hương liệu.
Cơm trắng
Một loại lương thực không thể thiếu được trong bữa ăn gia đình. Cơm trắng có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày. Khi dạ dày của bạn trở nên khó chịu thì bạn nên dùng một số thực phẩm nhạt như: cơm trắng, bánh mỳ nướng, khoai tây luộc… Những thực phẩm này hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày làm giảm nguy cơ tiêu chảy.
- Người bị đau dạ dày nên ăn gì buổi sáng tốt cho bệnh đau dạ dày?
Ăn sáng đúng giờ, ăn đủ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để cân nặng, chiều cao và tâm lý luôn được phát triển bình thường.
Người bị đau dạ dày lại càng nên ăn sáng, nếu bỏ bữa sáng sẽ khiến acid trong dạ dày tiết ra bào mỏng thành dạ dày, khiến bệnh thêm trầm trọng và có thể nhanh chóng sinh ra các biến chứng như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, xuất huyết dạ dày,… Chính vì vậy những người bị đau dạ dày nên ăn bữa sáng theo chế độ dưới đây.
Ăn sáng bằng thức ăn đặc
Các loại thức ăn đặc tốt nhất cho người bị đau dạ dày vào các bữa sáng là bánh mì khô, bánh quy, bột yến mạch, cơm, táo,… Những loại thức ăn này vừa hỗ trợ được tiêu hóa, vừa cung cấp được năng lượng cho người ăn.
Với những bệnh nhân đau dạ dày không quá nghiêm trọng hoặc bệnh đã thuyên giảm thì nên ăn thêm lòng trắng trứng, thịt nạc lợn để cung cấp thêm protein hỗ trợ phục hồi bệnh đau dạ dày.
Ăn sáng bằng thức ăn lỏng
Người bị đau dạ dày nên ăn các loại thức ăn lỏng là súp, nước ép trái cây pha loãng, cháo, sữa,…
Các loại nước ép trái cây mà người bị đau dạ dày nên uống vào buổi sáng là cà chua, cà rốt, bí đao,…
Ngoài ra bạn cũng có thể ăn sáng theo 03 thực đơn dưới đây.
Thực đơn 1: 1 miếng bánh mì kẹp thịt nạc và rau 1 ly sữa tươi 200ml 1 quả chuối |
Thực đơn 2: 1 chén súp thịt nạc 1 ly nước ép trái cây 1 quả táo |
Thực đơn 3: 1 chén cháo cá thu 1 ly nước ép trái cây 1 hũ sữa chua |
► Người bị bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?
Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống theo toa cụ thể cho những người bị đau dạ dày. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm nhất định có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh như đau bỏng rát, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn… Do đó nên hạn chế hoặc tránh. Chúng bao gồm:
1. Cà phê và đồ uống có ga
Cà phê và các đồ uống có gas có hàm lượng caffein cao gây kích thích sản xuất axit dạ dày dẫn đến làm tăng các triệu chứng đau và khó chịu ở những bệnh nhân đau dạ dày. Vì vậy nên hạn chế chúng.
2. Rượu, bia và đồ uống chứa cồn
Rượu bia và các đồ uống chứa cồn có thể gây kích ứng và mài mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến chảy máu từ các vết loét trong dạ dày. Do đó người bệnh nên tránh.
3. Tránh các thực phẩm và các loại gia vị có tính chua, cay, nóng: cụ thể như tiêu, ớt, gừng, chanh, giấm, cam, quýt, mơ, khế chua, mù tạtm, các loại dưa muối, cà chua.…
4. Các loại thức ăn nhiều dầu mỡ
Tất cả các thức ăn chiên, xào, rán niều dầu mỡ thường khó tiêu và gây kích ứng. Do đó nên tránh chúng nếu như bạn có một vết viêm loét trong dạ dày. Một số thực phẩm chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, thịt hun khói… không những khó tiêu mà còn làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
5. Các loại thực phẩm tươi sống: như hải sản, gỏi… như cua, ốc, hết, nghêu, mực, sứa… Đối với các loại thực phẩm này nên chế biến thật kỹ trước khi sử dụng bởi chúng là nguồn chứa nhiều vi khuẩn Helicobacter pylori – một thủ phạm chính gây viêm loét dạ dày. Hơn nữa cần lưu ý một điều rằng, sau khi ăn hải sản không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric như cam, quýt, bưởi, nho…; điều này không những làm mất đi chất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn sinh ra các độc tố gây khó tiêu, đau bụng, nôn ọe.
6.Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Các loại chất xơ như củ cải già, các loại đậu già có thể khó tiêu và tác động trực tiếp vào vết viêm loét gây đau rát.... Do đó, cần phải chế biến kỹ, thái nhỏ và nấu nhừ.
7. Một số loại củ, rễ: như măng, khoai mì… cũng nên tránh vì chúng chứa một hàm lượng cao acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.
Ngoài việc kiêng khem một số loại thực phẩm không tốt, người bệnh cũng cần phải có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.
Lời khuyên:
Không nên ăn no quá hoặc để bụng đói quá. Nếu dạ dày quá đói, nồng độ axit và các men tiêu hóa trong dạ dày khá cao có thể gây ra tình trạng “tự tiêu hóa niêm mạc”. Ngược lại, nếu ăn quá no, dạ dày sẽ giãn rộng dễ làm tổn thương cơ chế tự bảo vệ của dạ dày, nhất là vào buổi tối. Khi ăn nên ăn từ từ, nhai kỹ, tránh ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nói chuyện. Sau ăn không được chạy nhảy hay hoạt động ngay.
Hy vọng rằng, với những kiến thức tổng quan về bệnh đau dạ dày trong bài viết trên đây đã giúp các bạn có một cái nhìn toàn diện và hiểu rõ hơn về căn bệnh thường gặp và gây không ít phiền toái này trong cuộc sống của chúng ta. Chúc các bạn luôn vui khỏe và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày!
>>> Hoặc gửi tin nhắn qua liver chát cho chúng tôi.
Bài liên quan
>>> Bệnh viêm loét dạ dày và cách điều trị hiệu quả
>>> Cách điều trị viêm hang vị dạ dày
>>> Tìm hiểu về bệnh viêm hang vị dạ dày trào ngược dịch mật
>>> Thuốc chữa đau viêm loét dạ dày Prilosec OTC của Mỹ