Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên là cảnh báo của nhiều bệnh nguy hiểm sau đây

Mệt mỏi là tình trạng mà những người bệnh thường xuyên gặp phải. Đây là một triệu chứng không đặc hiệu và người bệnh thường than phiền rằng họ không đủ sức khỏe, cảm thấy ốm yếu hoặc mất hết sinh lực. Có vô số nguyên nhân gây ra mệt mỏi, tất cả nguyên nhân bệnh lý và cả tâm lý đều có thể có biểu hiện này và mệt mỏi cũng là triệu chứng của rất nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau.

► Nguyên nhân gây mệt mỏi

1. Cơ thể mệt mỏi lâu ngày do bệnh tật
Nếu bạn bị mệt mỏi lâu ngày, tìm mọi cách không khắc phục được thì hãy chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, bởi đó có thể là điềm báo về một căn bệnh nào đó. Chúng có thể là các bệnh đơn giản như cảm cúm hay nguy hiểm hơn là bệnh về tim mạch, suy thận, tiểu đường, bệnh tuyến giáp, gan, viêm phổi, ung thư… Hãy đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để chắc chắn mình không bị mệt mỏi do những căn bệnh đó. Còn nếu như phát hiện ra điều bất thường, cần phải chữa trị ngay. Điều trị bệnh dứt điểm thì chứng mệt mỏi cũng sẽ tự động rời xa bạn.

2. Cơ thể mệt mỏi do dùng thuốc
Bị sốt phải dùng thuốc hạ sốt, viêm nhiễm phải dùng kháng sinh, cao huyết áp cần uống thuốc hạ huyết áp,…Tất cả những bệnh tật đó làm bạn phải uống rất nhiều loại thuốc. Uống thuốc sẽ giúp bạn khỏi bệnh này nhưng có thể lại là nguyên nhân sinh ra một chứng bệnh rắc rối khác. Ví dụ như khi bạn dùng một số loại thuốc giảm đau, chúng có thể giúp bạn giảm đau nhưng lại gây mất ngủ, điều này càng làm bạn trở lên mệt mỏi hơn. Bởi thế, hãy hỏi ý kiến dược sĩ để cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc.

3. Những căng thẳng trong công việc
Khối lượng công việc chất cao như núi làm bạn thường xuyên chịu những áp lực không thể giải quyết một sớm một chiều. Bạn lo lắng đến mất ăn mất ngủ vì công việc và điều đó làm cơ thể quá sức chịu đựng. Hãy tìm cách sắp xếp thời gian để công việc không dồn lại và tránh cho cơ thể suy nhược vì công việc.

4. Biến động trong cuộc sống
“Không ai tắm hai lần trên cùng một dòng sông” – điều đó có nghĩa là cuộc sống luôn luôn biến đổi không ngừng. Hãy rèn luyện bản thân, học hỏi thêm nhiều kĩ năng sống để sẵn sàng thích ứng với những thay đổi đó, để bạn đủ bản lĩnh làm chủ cuộc sống của chính mình. Để tránh trầm cảm, suy nhược cơ thể hãy tự thưởng cho mình một chuyến du lịch hoặc xem một bộ phim hay.

5. Thiếu máu
Thiếu máu là nguyên nhân làm rối loạn trao đổi chất, cơ thể không có năng lượng hoạt động sinh ra mệt mỏi là điều đương nhiên, đặc biệt là những phụ nữ trong thai kì và trong thời kì kinh nguyệt. Chú ý chăm lo cho bản thân mình bằng cách ăn đủ chất dinh dưỡng và uống thêm các vi chất dinh dưỡng giúp tăng tạo máu.

6. Suy dinh dưỡng
Thiếu chất dinh dưỡng không những làm cơ thể bạn kiệt quệ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến tâm trạng, gây thay đổi cảm xúc. Hãy cung cấp cho bộ não các loại vi-ta-min và hạn chế ăn đường, chất béo. Và đặc biệt, đừng bỏ quên bữa sáng vì bữa sáng rất quan trọng, cung cấp năng lượng chính cho cả ngày dài hoạt động của bạn.

7. Mất ngủ
Mất ngủ là nguyên nhân chính gây mệt mỏi, không tỉnh táo, giảm năng suất lao động. Mất ngủ cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính như bệnh lí về tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, suy nhược thần kinh

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mệt mỏi


► Biểu hiện của mệt mỏi

Các triệu chứng hay gặp nhất là rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, đôi khi có ác mộng. Có hiện tượng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động. Thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng. Ngoài ra, còn có các rối loạn lo âu với cảm giác bồn chồn, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu. Có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.

► Mệt mỏi kéo dài cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

1. Bệnh gan nhiễm mỡ

Một số người bệnh có hiện tượng đau vùng bụng trên bên phải, khi kiểm tra sức khỏe chủ yếu phát hiện ra bị béo phì. Có người cho biết bản thân gần đây mệt mỏi quá sức, các chuyên gia bệnh gan chỉ ra rằng: mệt mỏi có thể là dấu hiệu bị gan nhiễm mỡ, cần phải cảnh giác và chú ý đến tình hình sức khỏe hơn.

Hơn 50% số người béo có thể bị to phình lá gan. Số ít người bệnh xuất hiện triệu chứng lòng bàn tay mẩn đỏ và lan ra hình mạng nhện. Khi phát triển thành xơ gan có thể xuất hiện xơ gan cổ trướng, co thắt. vỡ tĩnh mạch phía dưới thực quản gây xuất huyết hoặc bệnh não gan. Qua kiểm tra huyết thanh, chiếu chụp và siêu âm chẩn đoán ra được gan nhiễm mỡ.

Xem thêm >>> Thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất của Mỹ

2. Suy nhược và u sầu

 Cứ 10 người thì có 1 người bị suy nhược trong một giai đoạn nào đó. Rất nhiều người suy nhược phàn nàn rằng họ thấy mệt mỏi. Sự mất cân bằng trong các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin có thể gây ra mệt mỏi, thờ ơ và có cảm giác đau đầu.

3. Bệnh thiếu máu

 Thiếu sắt hay hồng cầu có thể khiến lượng ôxy tới các tế bào giảm và nếu não, cơ bắp và một số bộ phận khác không đủ ôxy sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn đi bộ, hay làm việc gì cần tới thể lực.

4. Bệnh về khớp

 Đặc điểm của các bệnh này, kháng thể chống lại chính cơ thể. Sự tấn công của hệ miễn dịch gây suy kiệt năng lượng cơ thể. Bệnh về khớp gồm viêm khớp, thấp khớp, luput, sừng hóa da.

Xem thêm >>> Thuốc điều trị xương khớp hiệu quả nhất hiện nay

5. Trục trặc tuyến giáp

 Tuyến giáp sản xuất ra các hormone quyết định tốc độ chuyển dưỡng của cơ thể. Nếu hormone tuyến giáp quá ít thì sẽ làm quá trình chuyển dưỡng chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, da và tóc trở nên khô, xỉn và bạn có thể tăng cân do cơ thể chậm “đốt cháy” calo. Chân có cảm giác bị sưng và nhịp tim chậm lại. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi đến mức mà cơ thể bị suy nhược. 

6. Tiểu đường và kháng cự insulin

 Nếu bạn bị tiểu đường typ 1 hay typ 2 thì các tế bào trong cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện chức năng cơ bản. Chỉ một sự cố gắng nhỏ cũng đủ để làm bạn thấy mỏi mệt vô cùng.

7. Có vấn đề về huyết áp

 Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi. Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là 1 triệu chứng quan trọng cho thấy thận có vấn đề nào đó như chức năng lọc thải trục trặc khiến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu, làm bạn thấy mệt mỏi.

 
Xem thêm >>> Thuốc huyết áp hiệu quả nhất do B,sĩ Bình khuyên dùng

8. Những bệnh liên quan tới sốt và viêm nhiễm 

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt.
 
Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương hay cơ tim, tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng. Ví như các bệnh viêm màng trong tim, viêm cơ tim, viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), HIV (kèm thêm giảm cân, tiêu chảy, viêm phổi, thiếu máu), lao và viêm gan. 

9. Ngừng thở khi ngủ và có vấn đề về tai mũi họng

 Viêm mũi mãn tính (dị ứng), viêm xoang, sưng amidan, ngưng thở khi ngủ đều có thể gây rối loạn giấc ngủ và làm giảm lượng ôxy cung cấp cho các tế bào. Thậm chí bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh.

10. Bệnh tim

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nào đó ở tim, loạn nhịp tim, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim.
 
Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ), 71% phụ nữ mệt mỏi trong 1 tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim và 43% trong khi có một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Dấu hiệu quan trọng của chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là hơi thở ngắn, mệt mỏi và không đau đớn.


Xem thêm >>> Thuốc điều trị bệnh tim mạch hiệu quả nhất

► Làm gì khi bị mệt mỏi kéo dài?

Nếu bạn sớm nhận ra mệt mỏi sẽ giúp bác sĩ tìm ra các nguyên nhân bệnh.

Để cải thiện tình trạng mệt mỏi kéo dài chúng ta cần tìm hiễu rõ nguyễn nhân gây mệt mỏi là do đâu. Sau đây là giải pháp điều trị cho từng nguyên nhân gây bệnh.
 

Khi nào nên đi khám bác sĩ
Khi nào nên đi khám bác sĩ


Ngủ không ngon giấc
Một số người nghĩ rằng họ đang ngủ đủ, nhưng tình trạng mệt mỏi vẫn cứ xuất hiện. Tại sao lại vậy? Tại vì giấc ngủ của bạn bị gián đoạn nhiều lần trong đêm đấy. Bạn ngủ chập chờn và thức giấc nhiều lần trong đêm dù cho bạn có tiêu hao vào giấc ngủ đủ 8h nằm trên giường thì vẫn thấy mệt mỏi và uể oải như thường.
Khắc phục: Hãy giảm cân nếu bạn thừa cân, bỏ hút thuốc lá, ngủ ngon với một tấm che mắt có thể sẽ giúp bạn không bị thức giấc mỗi đêm đấy. Ngoài ra để cải thiện giấc ngủ cũng như điều trị các chứng khó ngủ người bệnh nên dùng các loại TPCN thuốc bổ não như Super power Neuro Max.

Ăn quá ít
Ăn ít không đủ no cũng là một nguyên nhân của sự mệt mỏi. Và ăn các loại thực phẩm không lành mạnh cũng là một vấn đề của hiện tượng này. Nếu bạn bắt đầu ngày mới của bạn với bánh rán, bạn sẽ thấy khó chịu và no rất lâu.

Khắc phục: Luôn luôn chú ý ăn sáng hằng ngày. Hãy thử chế độ ăn nhiều thực phẩm protein và chất xơ như trứng và bánh mì nướng ngũ cốc. Sự phối hợp này tạo ra năng lượng bền vững.

Thiếu máu
Thiếu máu là một nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ mệt mỏi. Nó xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào máu để mang ô xy tới các bộ phận cơ thể. Thiếu máu có thể dễ dàng được chẩn đoán khi xét nghiệm máu.

Khắc phục: Điều trị bệnh thiếu máu phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Thường thì có thể được cố định bằng cách bổ sung sắt bằng cách ăn thực phẩm giàu chất sắt như thịt nạc, gan, sò ốc, đậu, ngũ cốc.... Sử dụng thực phẩm chức năng Zin-C là cách bù sắt tốt nhất hiện nay.

Trầm cảm
Bạn có thể nghĩ rằng trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, nhưng nó gây ra nhiều triệu chứng thể chất khó chịu. Mệt mỏi, đau đầu, ăn không ngon là một trong các triệu chứng phổ biến nhất. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và giảm cân trong một vài tuần, hãy lập tức thăm khám bác sĩ.

Khắc phục: Sự trầm cảm được điều trị tốt nhất bằng quá trình điều trị tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.

Sự giảm hoạt động của tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ tại các cơ quan ở cổ của bạn. Nó điều khiển sự trao đổi chất và chuyển đổi nhiên liệu thành năng lượng cho cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả sẽ gây nên chức năng chuyển hóa chậm, gây mệt mỏi.

Khắc phục: Khi nghi ngờ có sự giảm hoạt động tuyến giáp, hãy xét nghiệm máu xác nhận hormon tuyến giáp của bạn là thấp hay cao nhé.

Sử dụng quá nhiều caffein
Cafein là một chất kích thích và cải thiện sự tỉnh táo, tập trung nhưng chỉ ở mức độ uống vừa phải. Nghiên cứu chỉ uống ra quá nhiều caffein thực sự gây ra mệt mỏi ở một số người.

Khắc phục: Tránh chất caffein càng nhiều càng tốt. Bao gồm cà phê, trà, sô cô la, nước ngọt, hoặc bất kỳ loại thuốc có chứa caffein.

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu, có lẽ bạn đã quen với những cơn đau và việc đi tiểu cấp bách. Nhưng các nhiễm trùng không phải lúc nào cũng thông báo cho chủ nhân những triệu chứng rõ ràng. Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể là một dấu hiệu. Xét nghiệm nước tiểu có thể nhanh chóng xác nhận bạn có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

Khắc phục: Uống thuốc kháng sinh là cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu và mệt mỏi thường sẽ tan biến trong vòng một tuần. Ngoài ra để đề phòng bệnh thận và đường tiết niệu các bạn nên dùng sản phẩm Super Power Uriclean để bảo vệ, phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Ở người bị bệnh tiểu đường, đường vẫn còn trong máu thay vì hòa vào các tế bào của cơ thể, nơi nó sẽ được chuyển thành năng lượng. Nếu bạn tự nhiên bị mệt mỏi dai dẳng, không giải thích được nguyên nhân, hãy thăm khám bác sĩ và làm các xét nghiệm với bệnh tiểu đường.

Khắc phục: Điều trị cho bệnh nhân tiểu đường có thể bao gồm thay đổi lối sống, điều trị bằng insulin, thuốc men.

Bệnh tim
Tự nhiên bạn thấy mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày, như lau chùi nhà hay đang chơi thể thao, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy tim có vấn đề. Nếu bạn nhận thấy nó ngày càng trở nên khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ sinh hoạt hằng ngày, hãy gặp bác sỹ về tim mạch nhé.

Khắc phục: thay đổi lối sống và có thể nhận được các thủ tục điều trị bệnh tim dưới sự kiểm soát và phục hồi năng lượng của bạn.

Xem ngay >>> Thuốc bổ tim mạch Bi-Q10 bảo vệ phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về tim mạch

Dị ứng thức ăn
Một số bác sĩ tin rằng dị ứng thức ăn có thể làm cho bạn buồn ngủ. Nếu bị mệt mỏi tăng cường sau bữa ăn, bạn hãy điểm mặt lại những thực phẩm đã ăn nhé. Có thể những thực phẩm bạn ăn gây dị ứng nhẹ nên không đủ để gây ngứa hoặc phát ban, chỉ đủ làm cho bạn mệt mỏi.

Khắc phục: Hãy thử loại bỏ một loại thực phẩm bạn nghi ngờ gây dị ứng trong một thời gian ngắn xem sao. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về cách kiểm tra những thực phẩm thường gây dị ứng.


Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi thấy đột nhiên mệt dữ dội hoặc mệt kéo dài mặc dù đã được nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn phải đi khám bệnh ngay vì có thể đó là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm.

Nếu bạn luôn cảm thấy mình lúc nào cũng mệt mỏi thì việc đầu tiên bạn cần làm để chấm dứt cảm giác mệt mỏi là kiểm tra lối sống hiện tại của bạn, đặc biệt chú ý đến thói quen ngủ hiện tại của bạn.

Nếu bạn bị chứng mất ngủ, bạn chỉ cần điều trị chứng mất ngủ của bạn sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi hơn. Bạn có thể chống lại chứng mất ngủ bằng thuốc gia truyền như uống trà hoa cúc, hoặc uống sữa ấm, hoặc ăn một lượng nhỏ thức ăn có chứa L-tryptophan, hoặc một miếng gà tây trước khi đi ngủ.


Cảm giác mệt mỏi, dù do bất kỳ nguyên  nhân gì, đều cho thấy có một vấn đề trong sức khỏe của bạn (sức khỏe thể chất hoặc tâm thần). Một trong những cách có thể hạn chế sự mệt mỏi tinh thần là duy trì lối sống vui vẻ, lạc quan.

Thường xuyên tập thể dục hoặc chơi thể thao cũng là một cách giải tỏa căng thẳng. Bạn đừng cố chịu đựng cơn mệt mỏi một mình mà hãy đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Các bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất để duy trì trạng thái sức khỏe ổn định, ngăn ngừa mệt mỏi do các nguyên nhân bệnh lý.

Hi vọng với bài viết này mọi người có được những thông tin những hiểu biết rõ ràng chính xác về tình trạng mệt mỏi từ đó phòng tránh và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. Xin kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc !
 

Nguồn: BNC medipharm.vn

-------------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả tốt nhất sau 1 liệu trình
>>> Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn uống như thế nào?
>>> Chưa gan nhiễm mỡ cho người béo phì hiêu quả nhất
>>> Bệnh gan nhiễm mỡ và cách điều trị hiệu quả nhất

Các tin khác