Cháu tiêm 1 mũi viêm gan B rồi ạ, Tiêm viêm gan B mũi 2 khi nào thưa bác sĩ?
Chào Bác sĩ!
Cháu là nam giới, năm nay 20 tuổi. Cháu muốn hỏi là cháu tiêm vacxin phòng viêm gan B mới tiêm có 1 mũi nhưng lại không nhớ tên loại vacxin đó. Tiêm phòng viêm gan B mấy lần là đủ ạ? Bây giờ cháu tiêm mũi thứ 2 thì phải làm sao ạ. Tiêm viêm gan B mũi 2 khi nào?Tiêm khác loại có ảnh hưởng gì không. Cháu cảm ơn.
Chào cháu!
Viêm gan siêu vi B đang là mối quan tâm của cộng đồng các quốc gia. Trên thế giới có hơn 2 tỉ người nhiễm viêm gan B, cứ mỗi năm khoảng 400.000 người chết vì các biến chứng của bệnh. Ở Việt Nam, cứ 4 người lại có một người mắc viêm gan B. Một khi đã mắc viêm gan B thì việc chữa khỏi hoàn toàn là không thể nên phòng bệnh là cách tốt nhất đối với căn bệnh mạn tính này. Một trong các cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả là tiêm phòng.
Bệnh viêm gan virus B được cộng đồng quan tâm nhiều vì khi bị nhiễm virus này có thể dẫn tới viêm gan và gây xơ gan hoặc ung thư gan. Khi đã bị bệnh thì việc điều trị sẽ phức tạp, kéo dài và tốn kém. Vì vậy, việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh viêm gan B đã được quan tâm đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vắc xin viêm gan B là trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt (ngay sau khi sinh và miễn phí cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng).
Viêm gan siêu vi B đang là mối quan tâm của cộng đồng các quốc gia. Trên thế giới có hơn 2 tỉ người nhiễm viêm gan B, cứ mỗi năm khoảng 400.000 người chết vì các biến chứng của bệnh. Ở Việt Nam, cứ 4 người lại có một người mắc viêm gan B. Một khi đã mắc viêm gan B thì việc chữa khỏi hoàn toàn là không thể nên phòng bệnh là cách tốt nhất đối với căn bệnh mạn tính này. Một trong các cách phòng bệnh viêm gan B hiệu quả là tiêm phòng.
Bệnh viêm gan virus B được cộng đồng quan tâm nhiều vì khi bị nhiễm virus này có thể dẫn tới viêm gan và gây xơ gan hoặc ung thư gan. Khi đã bị bệnh thì việc điều trị sẽ phức tạp, kéo dài và tốn kém. Vì vậy, việc tiêm chủng phòng ngừa bệnh viêm gan B đã được quan tâm đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Đối tượng được ưu tiên tiêm chủng vắc xin viêm gan B là trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên. Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin viêm gan B càng sớm càng tốt (ngay sau khi sinh và miễn phí cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng).
Tiêm phòng viêm gan B mấy lần là đủ?
Với các đối tượng khác nhau thì việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B cũng có sự khác nhau như sau:
- Ở người trưởng thành: sẽ được chỉ định tiêm phòng viêm gan B theo lộ trình 3 mũi và sẽ chích ngừa theo từng đợt 0-1-6. Với 2 mũi đầu tiên sẽ được tiêm cách nhau một tháng, mũi thứ thứ 3 sẽ tiêm lại sau 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi đầu tiên. Việc tiêm 2 mũi đầu đã có khả năng tạo ra các kháng thể miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bạn trong vòng 5-10 năm tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người. Có các trường hợp quên tiêm mũi thứ 3 mà vẫn có thể tiêm bổ sung ngay sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên tiêm đúng theo lộ trình và thời gian để có thể đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất.
- Ở những trẻ em có mẹ bị mắc viêm gan B: Việc tiêm phòng cần phải được thực hiện ngay trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh để có được hiệu quả miễn dịch nhanh nhất có thể. Thông thường thì sẽ được chỉ định tiêm phòng 4 mũi với lộ trình là: 0-1-2-12.
- Ở người trưởng thành: sẽ được chỉ định tiêm phòng viêm gan B theo lộ trình 3 mũi và sẽ chích ngừa theo từng đợt 0-1-6. Với 2 mũi đầu tiên sẽ được tiêm cách nhau một tháng, mũi thứ thứ 3 sẽ tiêm lại sau 6 tháng kể từ lúc tiêm mũi đầu tiên. Việc tiêm 2 mũi đầu đã có khả năng tạo ra các kháng thể miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể bạn trong vòng 5-10 năm tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người. Có các trường hợp quên tiêm mũi thứ 3 mà vẫn có thể tiêm bổ sung ngay sau đó mà không cần phải tiêm lại từ đầu. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên tiêm đúng theo lộ trình và thời gian để có thể đạt được hiệu quả miễn dịch tốt nhất.
- Ở những trẻ em có mẹ bị mắc viêm gan B: Việc tiêm phòng cần phải được thực hiện ngay trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh để có được hiệu quả miễn dịch nhanh nhất có thể. Thông thường thì sẽ được chỉ định tiêm phòng 4 mũi với lộ trình là: 0-1-2-12.
Tiêm viêm gan B mũi 2 khi nào?
- Lịch tiêm phòng vắc xin viêm gan B: tiêm 3 mũi vắc xin nhằm tạo miễn dịch cơ bản, nhắc lại mũi 4 sau khi tiêm mũi 3 ít nhất 1 năm. Tuy nhiên cũng có cách tiêm khác là tiêm 2 mũi đầu cách nhau 1 tháng và mũi 3 tiêm sau mũi 2 là 6 tháng.
- Tuy nhiên, trường hợp của cháu, cháu đã 20 tuổi mà đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B (không nhớ tên loại vắc xin đã tiêm) thì cháu có thể tiêm tiếp (mũi tiêm tiếp theo này tính là mũi 2) và loại vắc xin của cơ sở y tế nơi cháu đăng ký tiêm (nếu cùng loại với mũi 1 cháu đã tiêm thì tốt nhất, còn nếu không có thì cháu có thể tiêm vắc xin viêm gan B loại khác cũng được vì sau khi tiêm cơ thể sẽ sản xuất kháng thể nhằm đáp ứng miễn dịch với virus viêm gan B).
- Vắc xin viêm gan B có nhiều loại: có loại đóng đơn (của Bỉ hoặc của Việt Nam sản xuất với liều 1 người/1 mũi tiêm). Trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em vắc xin viêm gan B có thể đóng cùng với các loại vắc xin khác như infarix hexa (6 trong 1).
- Tuy nhiên, cháu đã 20 tuổi thì sẽ tiêm loại vắc xin đóng liều đơn (1 lọ/1 mũi tiêm).
- Vì cháu không nói rõ mũi 1 cháu tiêm khi nào (vì nếu thời gian đã quá lâu khi cơ thể cháu chưa có miễn dịch với virus viêm gan B thì có thể cháu đã nhiễm virus viêm gan B rồi). Nếu vậy, tốt nhất cháu nên đi xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Cháu nên xét nghiệm HbsAg (cho biết cháu đã bị nhiễm virus không) và anti HBs (cho biết cơ thể cháu đã có miễn dịch với virus viêm gan B chưa). Nếu cả 2 kết quả đều âm tính chứng tỏ cháu chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì cháu nên tiếp tục tiêm phòng theo quy định. Nếu kết quả HbsAg âm tính và anti HBs dương tính chứng tỏ cháu đã bị nhiễm virus nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch với virus viêm gan B nên không cần tiêm phòng tiếp nữa. Nếu kết quả HbsAg dương tính, anti HBs âm tính chứng tỏ cơ thể cháu đang bị nhiễm virus mà chưa có đáp ứng miễn dịch thì tuỳ theo tình trạng cụ thể mà Bác sĩ sẽ quyết định điều trị hay theo dõi tiếp.
- Nếu mũi 1 cháu mới tiêm thì cháu có thể tiêm tiếp tục mũi 2 theo lịch tiêm chủng.
- Tuy nhiên, trường hợp của cháu, cháu đã 20 tuổi mà đã tiêm 1 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan B (không nhớ tên loại vắc xin đã tiêm) thì cháu có thể tiêm tiếp (mũi tiêm tiếp theo này tính là mũi 2) và loại vắc xin của cơ sở y tế nơi cháu đăng ký tiêm (nếu cùng loại với mũi 1 cháu đã tiêm thì tốt nhất, còn nếu không có thì cháu có thể tiêm vắc xin viêm gan B loại khác cũng được vì sau khi tiêm cơ thể sẽ sản xuất kháng thể nhằm đáp ứng miễn dịch với virus viêm gan B).
- Vắc xin viêm gan B có nhiều loại: có loại đóng đơn (của Bỉ hoặc của Việt Nam sản xuất với liều 1 người/1 mũi tiêm). Trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em vắc xin viêm gan B có thể đóng cùng với các loại vắc xin khác như infarix hexa (6 trong 1).
- Tuy nhiên, cháu đã 20 tuổi thì sẽ tiêm loại vắc xin đóng liều đơn (1 lọ/1 mũi tiêm).
- Vì cháu không nói rõ mũi 1 cháu tiêm khi nào (vì nếu thời gian đã quá lâu khi cơ thể cháu chưa có miễn dịch với virus viêm gan B thì có thể cháu đã nhiễm virus viêm gan B rồi). Nếu vậy, tốt nhất cháu nên đi xét nghiệm máu xem mình đã bị nhiễm virus viêm gan B hay chưa. Cháu nên xét nghiệm HbsAg (cho biết cháu đã bị nhiễm virus không) và anti HBs (cho biết cơ thể cháu đã có miễn dịch với virus viêm gan B chưa). Nếu cả 2 kết quả đều âm tính chứng tỏ cháu chưa bị nhiễm virus viêm gan B thì cháu nên tiếp tục tiêm phòng theo quy định. Nếu kết quả HbsAg âm tính và anti HBs dương tính chứng tỏ cháu đã bị nhiễm virus nhưng đã khỏi bệnh và cơ thể đã có đáp ứng miễn dịch với virus viêm gan B nên không cần tiêm phòng tiếp nữa. Nếu kết quả HbsAg dương tính, anti HBs âm tính chứng tỏ cơ thể cháu đang bị nhiễm virus mà chưa có đáp ứng miễn dịch thì tuỳ theo tình trạng cụ thể mà Bác sĩ sẽ quyết định điều trị hay theo dõi tiếp.
- Nếu mũi 1 cháu mới tiêm thì cháu có thể tiêm tiếp tục mũi 2 theo lịch tiêm chủng.
Chúc cháu mạnh khoẻ!
BS. Nguyễn Thị Minh Huệ
Chuyên khoa Nội-Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội
Chuyên khoa Nội-Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Thuốc phòng ngừa viêm gan siêu vi B hiệu quả
>>> Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào?
>>> Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?
Bài liên quan:
>>> Thuốc phòng ngừa viêm gan siêu vi B hiệu quả
>>> Bệnh viêm gan siêu vi B lây qua đường nào?
>>> Tiêm phòng viêm gan B có bị lây nữa không?