Bệnh thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
1. Thoái hóa khớp vai là gì?
Thoái hóa khớp vai là một trường hợp của bệnh thoái hóa xương khớp, sự tổn thương của sụn, xương dưới sụn, dây chằng, màng hoạt dịch. Thoái hóa khớp vai được đặc trưng bởi các rối loạn về cấu trúc và chức năng của khớp vai, có thể gồm cả tổn thương của túi hoạt mạc.
Thoái hóa khớp vai
2. Triệu chứng của thoái hóa khớp vai như thế nào?
Những cơn đau nhức ở khớp vai
Khi bệnh mới khởi phát, các biểu hiện thoái hóa khớp vai có thể chưa được rõ rệt, bệnh nhân chỉ thấy đau nhức từng cơn ở vùng vai không rõ nguyên nhân. Cơn đau có thể xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi mang vác vật nặng quá mức… khiến bệnh nhân dễ chủ quan hoặc nhầm lẫn với các nguyên nhân khác.
Sau đó, cơn đau ngày càng tăng dần, rõ rệt và thường xuyên hơn. Đôi khi có thể gây đau nhói như dao cắt, đau lan rộng từ bả vai xuống cánh tay, khuỷu tay, bàn tay và ngón tay. Đau tăng về đêm, đau khi trời chuyển lạnh. Nằm đè lên vùng vai đau hoặc va chạm vào vùng vai bị tổn thương cũng gây đau nhức dữ dội. Một số bệnh nhân giơ tay cao quá đầu cũng bị đau một đoạn rồi giảm.
Sưng cứng khớp vai vào buổi sáng
Cũng như thoái hóa ở các khớp khác thoái hóa khớp vai cũng có hiện tượng sưng cứng khớp vai vào buổi sáng kéo dài khoảng 15-30 phút, sau khi bệnh nhân thức dậy. Đây là một triệu chứng thoái hóa khớp vai rất dễ nhận biết nhưng lại bị nhiều bệnh nhân bỏ qua. Thông thường, người bệnh phải tự xoa bóp hay vận động khớp vai một lúc thì mới có thể cử động khớp như bình thường.
Khó cử động vùng vai
Đau và cứng khớp vai có thể dẫn đến giảm biên độ vận động khớp vai của bệnh nhân thoái hóa khớp vai. Người bệnh cảm thấy khó khăn khi đưa tay ra trước hoặc vòng tay ra sau, quay lật tay ra phía ngoài hoặc vào trong , đưa tay lên cao… Những động tác đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày như chải đầu, gãi lưng cũng trở nên bất tiện hơn rất nhiều.
Teo cơ và biến dạng khớp vai
Một dấu hiệu thoái hóa khớp vai mà bệnh nhân cần chú ý đó là sự teo cơ và biến dạng khớp. Tình trạng đau nhức, sưng cứng khớp gây hạn chế vận động kéo dài tạo nên tâm lý sợ vận động ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh càng ít vận động thì lâu ngày các cơ bắp sẽ trở nên lỏng lẻo, kém săn chắc, dẫn đến co rút cơ bắp, teo cơ, tê bì cánh tay, lực ở cánh tay ngày càng yếu. Bên cạnh đó, tình trạng thoái hóa khớp kéo dài sẽ dẫn đến phá hủy sụn khớp và đầu xương, khớp trở nên biến dạng, teo ổ khớp, mỏm vai nhô lên.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai
Nguyên nhân thoái hóa khớp vai được chia thành 2 nhóm chính như sau:
3.1. Nguyên nhân thoái hóa khớp vai nguyên phát
Khớp vai là một trong những khớp có biên độ vận động lớn với hệ thống sụn khớp, bao khớp, dây chằng và cơ bao bọc giúp khớp được giữ vững chắc khi thức hiện động tác. Theo quy luật thời gian, khi tuổi tác con người càng cao thì quá trình thoái hóa càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ thống xương khớp sẽ xuất hiện một số hiện tượng sau đây:
Các gân xung quanh khớp dần bị thoái hóa do thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến viêm gân và gây đau.
Thoái hóa sụn đệm khớp vai do sự mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và phá hủy sụn khớp. Sụn khớp vai dần bị thoái hóa, hao mòn, mỏng dần và suy giảm chất lượng. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp vai là do sụn khớp hao mòn theo thời gian. Những tổn thương ở sụn khớp lâu ngày sẽ khiến các phần xương dưới sụn dần lộ ra và cọ sát trực tiếp với nhau khi vận động, gây ra tình trạng viêm khớp, đau khớp.
Hiện tượng vôi hóa khớp vai, lắng đọng canxi ở tổ chức gân quanh khớp vai hay các mô sụn thoái hóa tạo thành mảng vôi hóa hay gai xương cũng gây cản trở sự vận động và dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây viêm dây thần kinh vai khiến người bệnh đau buốt và nhức nhối, tê buốt các đầu ngón tay…
Bên cạnh đó, các bệnh lý ở khớp vai như viêm khớp, phong thấp, loãng xương,…. không được điều trị hiệu quả, kéo dài lâu ngày cũng khiến chức năng của khớp bị suy giảm và làm thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp vai.
Tuy nhiên, không như thoái hóa khớp ở chi dưới như khớp gối, khớp háng, nguyên nhân thoái hóa khớp vai do quá trình lão hóa cơ thể theo tuổi tác không chiếm tỉ lệ phổ biến và thường ít gặp.
3.2. Nguyên nhân thoái hóa khớp vai thứ phát
Nhóm nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai thứ phát bao gồm các nguyên nhân sau đây:
Chấn thương ở vùng vai, cổ, gáy
Các chấn thương ở vùng vai, cổ và gáy như viêm gân, viêm dây chằng, viêm và co thắt bao khớp, rách hoặc đứt chóp xoay ở khớp vai, tổn thương xương đòn…. thường gặp ở những người chơi thể thao, vận động viên golf, tennis, cử tạ, bơi lội, người làm việc khuân vác có thể khiến các khớp và mô ở vùng này bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa khớp vai.
Khớp vai bị kéo giãn quá mức
Vận động khớp vai quá nhanh, quá đột ngột hoặc quá mạnh mà không có sự chuẩn bị hoặc không được khởi động kỹ càng có thể khiến khớp vai bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này thường không làm hư hại ngay đến sụn khớp nhưng theo thời gian, khi tuổi tác tăng cao thì cùng với sự suy giảm chất dinh dưỡng nuôi sụn và sự lỏng lẻo của khớp cũng đưa đến bệnh thoái hóa khớp vai.
Do tính chất công việc
Vận động viên cử tạ, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, tennis; thợ hàn, phu khuân vác hay các bà nội trợ thường xuyên xách đồ nặng…là những người thường xuyên vận động khớp vai khiến xương khớp bị quá tải, dễ bị sai lệch và chấn thương liên tục đều góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa sụn khớp, viêm bao hoạt dịch khớp gây đau nhức dai dẳng mỗi khi bệnh nhân vận động.
4. Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa khớp vai
Không chỉ gây đau đớn, bệnh thoái hóa khớp vai còn ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và thậm chí có khả năng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Hỏng khớp vai: Trường hợp này không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải thay khớp.
Vôi hóa khớp vai: Tình trạng vôi hóa gây đau đớn dữ dội với sự xuất hiện của các gai xương và những viêm nhiễm trong khớp vai tái đi tái lại.
Tê liệt: Đây mức độ nghiêm trọng nhất của bệnh thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp vai nói riêng. Nhưng đối với nguy cơ liệt vai, nó còn có thể kéo theo tê liệt cả cổ, lưng rất đáng lo ngại.
5. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp dân gian:
Phương pháp dân gian dùng để điều trị thoái hóa khớp có thể kế đến như: xoa bóp rượu ngâm, đắp lá nốt hơ nóng hoặc ngâm nước ấm với rễ cây, vỏ và lá bưởi, ngâm nước là lốt…
Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, không gây tác dụng phụ do chỉ tác động ngoài da. Tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm. Do chỉ tác động bên ngoài, không thể đi sâu điều trị tận gốc căn nguyên bệnh nên không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có thể làm dịu phần nào cơn đau. Chính vì thế, đây không phải là phương pháp được khuyến khích sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp vai.
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp Tây y
Đây là phương pháp khá phổ biến với những ưu điểm có thể thấy ngay được đó chính là: Hiệu quả giảm đau, kháng viêm rõ rệt. Chỉ cần uống thuốc hoặc tiêm thì trong một khoảng thời gian rất ngăn cơn đau sẽ được làm dịu đi. Đó chính là lý do nhiều người lựa chọn phương pháp này.
Tuy nhiên phương pháp Tây y cũng tồn tại những điểm yếu như: Việc sử dụng thuốc Tây y chứa nhiều kháng sinh, giảm đau sẽ để lại những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận và dạ dày, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân nói chung. Hơn thế nữa, thuốc Tây y chỉ điều trị triệu chứng, không đi sâu điều trị căn nguyên gây ra bệnh khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và dần trở nên nặng, và khó điều trị hơn. Đó là lý do khiến bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, ngưng dùng thuốc sẽ thấy đau nhức, viêm sưng trở lại.
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp dùng thực phẩm chức năng
Đặc biệt người bệnh thoái hóa khớp vai và người bắt đầu có những triệu chứng, biểu hiện bệnh thoái hóa khớp nên dùng các thực phẩm chức năng bổ sung hàng ngày có chứa các thành phần sau đây để bảo vệ cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa khớp vai
- Glucosamin:
Là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.
- Chondroitin sulfat:
Tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).
Methyl sulfonyl methane (MSM): nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.
- Hyaluronic Acid:
Là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp, Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.
- Collagen Type II tự nhiên:
Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
Colagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sữa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách: và bảo vệ các đầu khớp xương làm cho xương chuyển động trơn tru tại các khớp.
- Boswellia Extract:
Boswellia Extract đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...
- Bột rễ Gừng:
Bột rễ gừng là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...
Bi-JCare Hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp |
Công dụng: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm. Đối tượng sử dụng: Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm. Xem thông tin chi tiết >>> Bi-JCare |
Ngoài ra người bệnh cần chú ý:
Để phòng tránh, người bệnh cần loại bỏ các nguyên nhân thoái hóa khớp vai ở trên và tránh vận động cánh tay quá mức. Đối với những người thường chơi các môn thể thao như tập thể hình, bơi lội, bóng bàn, tennis…cần có chế độ luyện tập hợp lý, tránh tập luyện quá sức và quá mức, khởi động thật kỹ trước khi tập luyện. Việc bổ sung vitamin nhóm B, vitamin D và các khoáng chất cần thiết như canxi, magie… cũng cần được chú ý để tăng cường các dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp. Đồng thời, chúng ta cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập khớp vai nhẹ nhàng, kiểm tra sức khỏe xương khớp định kỳ để phát hiện và điều trị triệt để các bệnh lý viêm khớp, ngăn ngừa nguy cơ bị thoái hóa khớp vai.
- Hạn chế những động tác làm gia tăng nguy cơ rách, giãn gân cơ chóp xoay.
- Hạn chế làm việc, hoạt động ở tư thế xấu, điển hình như với tay lên cao quá lâu. Tốt nhất là nên làm việc ở tư thế hai vai xuôi xuống nhằm giảm áp lực cho cơ gân.
- Tránh những động tác đột ngột, ví dụ như giật mạnh tay ra sau lấy đồ thay vì xoay người ra sau để lấy,... như thế sẽ dễ làm cho gân bị tổn thương.
- Kiên trì thực hiện các bài tập thể dục thể thao hằng ngày. Các bài tập tốt nhất là bơi lội, khí công, tập dưỡng sinh, yoga,...
Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
----------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> 05 bài thuốc chữa thoái hóa khớp tại nhà cực hiệu quả
>>> Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp
>>> Cách điều trị viêm khớp gối hiệu quả tận gốc
>>> Thuốc uống chữa thoái hóa xương khớp hiệu quả sau một liệu trình