Cảnh báo: Những điều bạn cần biết về bệnh Rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa… cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt.
1. Thế nào là rối loạn hệ thần kinh thực vật.
Rối loạn thần kinh thực vật (RLHTKTV) là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau: Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch (làm co mạch, tăng huyết áp mạch nhanh kích thích tiết mồ hôi); trên hệ hô hấp (làm nhịp thở nhanh, nông). Vì vậy khi cường chức năng giao cảm sẽ gây hồi hộp, trống ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày…; co thắt cơ trơn phế quản… bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay; nặng hơn có thể tức ngực, khó thở… tim hồi hộp thở gấp, luôn luôn ra mồ hôi. mồ hôi ra đầm đìa, sợ gió, môi tím tái, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt. Tác dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị.Hệ thần kinh: rối loạn vận mạch gây đau đầu khi thay đổi thời tiết; rối loạn tuần hoàn não, giảm trí nhớ, giảm tập trung, ngủ kém, lo âu, buồn bực vô cớ.
Rối loạn thần kinh thực vật (RLHTKTV) là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
2. Biểu hiện của rối loạn hệ thần kinh thực vật
Hệ tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày, ruột. Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ hơi. Kích thích đại tiện khi căng thẳng.
Hệ tiết niệu: rối loạn tiết niệu, gây tiểu khó, tiểu không tự chủ, kích thích tiểu tiện khi căng thẳng và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Hệ bài tiết: rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường.
Hệ hô hấp: co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, tăng khi thay đổi thời tiết hoặc căng thẳng. Hụt hơi khó thở, tức ngực. Ngạt mũi do giãn cuốn mũi. Hệ cơ xương khớp: máy giật cơ, buồn bực chân tay, đau nhức xương khớp khi trở trời.
Hệ sinh dục: rối loạn tình dục, bao gồm cả vấn đề đạt được hoặc duy trì sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt.
Hệ lông tóc móng: bệnh có thể gây rụng tóc, da khô, hư móng, co giãn mạch ngoài da...
Triệu chứng toàn thân như: mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn lo âu, có bệnh nhân có cảm giác không sống nổi, như sắp chết. Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng, gặp khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
>>> Xem ngay thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả nhất
3. Nguyên nhân nào gây rối loạn thần kinh thực vật?
Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật có thể do những nguyên nhân sau đây:
– Các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả dây thần kinh. Ví dụ như hội chứng Sjogren và lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể được gây ra bởi một cuộc tấn công hệ miễn dịch của một số bệnh ung thư (hội chứng cận ung thư).
– Bệnh tiểu đường: là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.
– Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị.
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch.
– Bệnh mạn tính khác, chẳng hạn như bệnh Parkinson.
– Một số bệnh truyền nhiễm: Một số virus và vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh ngộ độc, bệnh phong và bệnh bạch hầu, có thể gây ra rối loạn thần kinh thực vật.
– Rối loạn di truyền: Một số rối loạn di truyền cũng có thể gây ra bệnh.
– Rối loạn tâm sinh lý: Các sang chấn tinh thần (stress), thủ dâm quá nhiều ở cả nam và nữ giới cũng là một nguyên nhân có thể gặp…
4. Cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Một số lời khuyên tốt cho người rối loạn thần kinh thực vật mà bác sĩ đưa ra đó là người bệnh cần điều chỉnh hoạt động của cả cơ thể mình mới là điều quan trọng nhất như: tập luyện yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh, tập thể dục điều độ đều đặn… Nên luyện tập đi bộ 1 ngày ít nhất 1 tiếng đồng hồ, những bước chân vô thức sẽ tác động rất tốt và điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật. Khoảng 1 thời gian bác sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt nhưng muốn lấy lại cảm giác thì phải tập liên tục trong 6 tháng.
***Ngoài ra, sử dụng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị chứng rối loạn thần kinh thực vật như: Super Power Neuro Max
► Giới thiệu Super Power Neuro Max.
TPCN Super power Neuro Max hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh thực vật
► Tác dụng của Super power Neuro Max.
Qua bài viết này hi vọng bạn đọc đã thấy được phần nào tác hại nguy hiểm của căn bệnh này và có những cách phòng ngừa cũng như kiểm soát một cách tốt nhất để không gây ra những nguy hiểm không mong muốn. Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt để chống lại mọi bệnh tật.
>>> Xem thêm thông tin super power Neuromax
>>> Hoặc gửi tin nhắn qua liver chát cho chúng tôi.
Nguồn: BNC medipharm.vn