Sỏi thận có dẫn đến suy thận không - Lời giải đáp từ chuyên gia
Sỏi thận là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra phổ biến hiện nay. Vậy sỏi thận có dẫn đến suy thận không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay đặc biệt là những người đang mắc căn bệnh này. Cùng tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết hôm nay nhé!
Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm thường gặp chiếm tỉ lệ lớn - khoảng 30% các bệnh lý về đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện ở nam nhiều hơn ở nữ.
Độ tuổi mắc bệnh thường từ 20 đến 50 tuổi, ở nữ thì trẻ hơn, từ 20 đến 40 tuổi. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh không chỉ gây đau đớn mà còn gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm.
Bệnh sỏi thận
Xem ngay: >>> Cách chữa bệnh sỏi thận hiệu quả nhất bằng 05 bài thuốc dân gian
► Sỏi thận có dẫn đến suy thận không?
Người mắc bệnh sỏi thận rất dễ dẫn đến bị suy thận. Mối liên hệ này được thể hiện rất rõ ở các biểu hiện của người sỏi thận. Các viên sỏi thận sau khi hình thành do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho sẽ gây ra các triệu chứng thường gặp như đã nêu ở trên (đau lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu,…). Khi đó, đường tiểu sẽ dễ dàng và nhanh chóng vị viêm nhiễm nếu không được khắc phục nhanh chóng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.
Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc – môn do thận sinh ra.
Khi bệnh nhân bị suy thận đồng nghĩa với việc chức năng hoạt động của thận đã suy yếu, thậm chí mất chức năng hoạt động sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe người bệnh. Bệnh suy thận ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan khác gây ra nhiều bệnh có liên quan và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Những người bị bệnh sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.
Xác định được mức độ nguy hiểm của bệnh sỏi thận và suy thận gây nguy hại tới tính mạng, mỗi người, nhất là những người bị bệnh thận cần sớm nhận biết các triệu chứng của bệnh để có cách xử lý kịp thời. Cần nhanh chóng đi kiểm tra để xác định chính xác tình trạng bệnh nếu nhận thấy các triệu chứng để có phương pháp điều trị phù hợp là cách tốt nhất.
► Tại sao sỏi thận lại dẫn đến suy thận?
Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Những chất này lắng đọng trong đài, bể thận và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản, bí tiểu. Những viên có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn rất dễ làm tổn thương thận là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái dắt, đái đục. Khi sỏi xuất hiện ở hai bên thận kết hợp với đường tiểu bị viêm nhiễm nặng sẽ khiến chức năng thận bị suy giảm và dẫn đến suy thận.
Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và kéo theo sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hooc - môn do thận sinh ra. Suy thận ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bệnh nhân như: gây ra các bệnh cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim, viêm loét dạ dày, giảm sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, gây vô sinh, giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 - 10% thì thận đi vào giai đoạn cuối và cần phải lọc thận nhân tạo hoặc ghép thận để duy trì. Những bệnh nhân bị sỏi thận nếu không được chữa trị sớm và kịp thời sẽ có nguy cơ bị suy thận rất cao.
Sỏi thận là nguyên nhân chính gây suy thận
► Phòng suy thận khi bị sỏi thận
Để tránh các biến chứng suy thận thì việc điều trị sớm, nhanh chóng, dứt điểm và đặc biệt phục hồi chức năng thận là rất quan trọng.
Ngoài ra, sỏi thận còn hay bị tái phát nhiều lần mà mỗi lần bệnh tái phát thì nguy cơ bị suy thận lại tăng lên vì vậy trong điều trị cũng cần lưu ý đến việc phòng tránh tái phát bệnh.
1. Chế độ ăn uống giúp phòng tránh hiệu quả:
– Uống nhiều nước: Mỗi ngày nên uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc.
– Hạn chế thực phẩm có nhiều chất oxalat: như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, cà rốt, táo, mận, …
– Uống nhiều nước cam, chanh tươi: hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat, là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi trong cơ thể.
– Ăn nhiều rau tươi: chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thụ chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi niệu
– Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine: vì dễ gây ra sỏi niệu như cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo…
– Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất calcium: sữa ,bơ, phômai… Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong hấp thụ calcium, khiến cơ thể tái hấp thụ nhiều hơn chất oxalat từ ruột và tạo ra sỏi thận.
Chế độ ăn uống khoa học
+ Không nên ăn mặn hay ăn nhiều thịt: Thực phẩm ít muối và đạm sẽ làm giảm độ pH nước tiểu, kích thích bài tiết chất calcium và cystine, gây ra sỏi.
+ Tránh thực phẩm chứa nhiều oxalat như bia đen, trà đen, sôcôla, đậu nành, đậu phộng, củ cải, dừa, đào, hành tây…
+ Người bị sỏi thận nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đặc biệt là dầu mỡ động vật.
+ Ăn ít thực phẩm chứa purine như hải sản,cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo…
2. Ngăn ngừa sy thận bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt hợp lý có tác động rất tốt trong việc phòng ngừa sỏi thận tái phát. Người đã từng bị sỏi thận nên có chế độ vận động hợp lý. Thường xuyên tập thể dục vào buổi sáng giúp loại bỏ các chát dư thừa khỏi cơ thể như natri. Chuyển hóa canxi vào xương sau khi vận động giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi. Tuy nhiên, không nên vận động hay làm việc quá sức. Người bệnh nên nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc.
Ngăn ngừa sỏi thận tái phát hiệu quả bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt
3. Sử dụng nguồn nước sạch giúp ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu tái phát
Bệnh sỏi tiết niệu có thể được ngăn ngừa tái phát nếu bạn uống nhiều nước. Cung cấp đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cho cơ thể hoạt động. Đồng thời nước ngăn ngừa sỏi mới được hình thành. Quan sát màu nước tiểu, nếu trắng trong chứng tỏ uống đủ lượng nước. Hãy điều chỉnh uống nước nhiều hơn nếu nước tiểu có màu vàng xậm.
+ Nước bẩn làm các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập cơ thể làm viêm nhiễm đường tiêu hoá, đường tiết niệu và sỏi thận hình thành.
+ Nước giếng khoan thường có nhiều đá vôi (có chứa canxi – thành phần của sỏi thận). Bởi vậy nếu bạn sử dụng nguồn nước này sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận xuất hiện trở lại.
4. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị sỏi thận hiệu quả
Viên uống hỗ trợ đánh tan sỏi thận Jarrow Formulas Super Power UriClean được sản xuất bởi Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ từ nguyên liệu thảo dược thiên nhiên gồm vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (cranberry) cùng nhiều thành phần khác, có tác dụng phòng chống nhiễm khuẩn đường tiết niệu, làm tan sỏi thận, tiết niệu, bàng quang, tăng cường chức năng của thận.
Sản phẩm tan sỏi thận Super Power UriClean chứa chất chống oxy hóa Polyphenol dồi dào, hoạt chất phyto có tác dụng tốt trên hệ thống tim mạch, miễn dịch và cả tác dụng chống ung thư. Các hoạt chất trong Super Power UriClean có khả năng gây ức chế và làm tan các mảng vữa do các tác nhân của chúng liên cầu đột biến gây ra là nguyên nhân gây sâu răng. Đặc biệt Super Power UriClean còn có tác dụng hiệu quả trong việc chống hình thành sỏi thận.
TPCN làm tan sỏi thận Super Power Uriclean
Tác dụng của Super Power Uriclean
- Phòng tránh nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do ức chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái dắt, đái buốt.
- Ngăn chặn viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
- Phòng chống viêm bàng quang.
- Đánh tan sỏi thận.
- Chống cạn lắng trong đài bể thận.
- Ngăn ngừa quá trình sự hình thành sỏi thận.
- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe của cơ quan thận.
- Phòng chống nhiễm khuẩn H.pylori, viêm loét đường tiêu hóa và các mảng ố bám răng, hỗ trợ triệu chứng đau răng, buốt răng.
Bài viết là lời giải đáp cho thắc mắc sỏi thận có dẫn đến suy thận không. Biết được thông tin trên, vì vậy mỗi người cần có biện pháp để phòng tránh và ngăn ngừa 2 căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc nhận biết bệnh sỏi thận và suy thận ở giai đoạn sớm và có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ có giúp đẩy lùi có hiệu quả căn bệnh suy thận.
_____________________________________
Bài liên quan:
>>> Tổng hợp các cách chữa bệnh sỏi thận bằng thuốc nam đánh tan sỏi sau 7 ngày
>>> {Góc hỏi đáp} Bệnh suy thận có thể chữa khỏi không thưa bác sĩ?
>>> Tổng quan bệnh sỏi thận cách phòng ngừa điều trị và những điều nên tránh