Sau khi điều trị khỏi Covid-19 cần có chế độ ăn như nào để nhanh phục hồi?
I. Chế độ dinh dưỡng phục hồi sức khỏe
Cơ thể có thể trở nên yếu ớt và mệt mỏi kể cả sau khi điều trị khỏi COVID-19. Để chống lại điều này, chúng phải tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là những cách đơn giản giúp cơ thể phục hồi tốt hơn sau khi khỏi bệnh.
1. Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu dinh dưỡng rất quan trọng vì sẽ giúp chúng ta lấy lại nguồn năng lượng. Carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Do đó, trong chế độ ăn uống hàng ngày cần tăng cường các các loại thực phẩm như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và các chất béo tốt khác.
2. Chất đạm
Protein có vai trò cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể của chúng ta. Khi chống chọi với bệnh tật, cơ bắp sẽ bị hao hụt rất nhiều. Do đó, điều quan trọng là phải cung cấp lượng protein vừa đủ để kích thích cơ chiến đấu và ngăn ngừa sự phá vỡ của cơ.
Đảm bảo cung cấp 1,5 gam protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể để phục hồi tốt. Ăn các loại thực phẩm như đậu lăng, hạt kê, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá và thịt gà.
3. Omega 3
Omega 3 giúp giảm viêm trong cơ thể vì cơ thể bị viêm đáng kể sau chống lại bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào. Ba loại axit béo omega-3 là axit alpha-linolenic, axit eicosapentaenoic và axit docosahexaenoic. Thực phẩm giàu omega 3 bao gồm hạt chia, quả óc chó, hạt lanh, cá thu, dầu đậu nành, cá hồi ... Bạn cũng có thể bổ sung omega 3 trong 2 tháng sau khi khỏi bệnh COVID-19.
4. Vitamin D
Vitamin D là chất dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe của xương, khả năng miễn dịch, giảm cân, rụng tóc và giữ cho các hormone hoạt động tốt. Một số nguồn cung cấp vitamin D phổ biến bao gồm nấm, ngũ cốc tăng cường, nước cam bổ sung, sữa tăng cường, sữa chua, cá hồi, dầu gan cá, cá ngừ đóng hộp, lòng đỏ trứng, đậu phụ và ánh nắng mặt trời.
5. Chăm sóc đường ruột
Nếu nhiễm trùng xâm nhập vào ruột, nó sẽ thay đổi hệ vi sinh vật. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người phải đối mặt với các vấn đề như khó tiêu và tiêu chảy trong quá trình bị nhiễm trùng. Để chăm sóc sức khỏe của chúng ta, hãy bổ sung probiotics trong chế độ ăn uống hàng ngày. Một số nguồn probiotic phổ biến là sữa đông, sữa bơ, củ dền, cà rốt, dưa cải bắp, táo, tỏi, hành tây, xà lách, ngũ cốc.
6. Tăng cường rau quả
Các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với người sau điều trị bệnh là vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,…có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng. Rau quả là nguồn cung cấp các vitamin - khoáng chất và chất xơ. Vitamin và chất khoáng có vai trò rất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ăn các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ngoài ra, rau quả còn góp giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Nhu cầu rau xanh và hoa quả là từ 400 - 600 g/người/ngày.
7. Tăng cường bổ sung nước
Người mắc bệnh COVID-19, thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng, vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống o xy hóa, các loại nước được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, hoa quả và rất nhiều các loại khác tùy theo sở thích của mỗi người. Các loại nước sinh tố hoa quả, ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước soài, rau má,… để cung cấp lượng vitamin C, A là cần thiết cho cơ thể.
8. Thực phẩm cần hạn chế
- Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, súc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua… Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.
II. Người bệnh sau điều trị COVID-19 dễ bị suy dinh dưỡng
- Người bệnh COVID-19 rất dễ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Vì vậy, sau thời gian điều trị tình trạng sức khỏe bệnh nhân bị suy giảm, cơ quan hô hấp, tiêu hóa bị suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng (SDD) ở các mức độ khác nhau. SDD làm giảm khối cơ và suy giảm chức năng, ảnh hưởng xấu tới mô mỡ và khối xương, làm cho cơ thể bệnh nhân bị suy kiệt. Đồng thời SDD còn ảnh hưởng tới sức đề kháng, đáp ứng miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Dinh dưỡng cho người sau điều trị COVID-19 rất quan trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ nhanh chóng giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng, cải thiện các chức năng cho cơ thể, trong đó có chức năng hô hấp bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng như: Nhiều năng lượng, protein và các vi chất dinh dưỡng trong khẩu phần.
-
Vì sao dinh dưỡng phục hồi lại quan trọng?
- COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm, có thể gây ra các triệu chứng sốt, ho, suy nhược chung, đau, khó thở cũng như thay đổi vị giác và khứu giác. Người mắc COVID-19 bị ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở nhiều mức độ; do tăng nhu cầu dinh dưỡng gây ra do sốt, nhiễm trùng huyết, khó thở và giảm lượng dinh dưỡng do ho quá nhiều, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài, kém ăn và các vấn đề tiếp cận thực phẩm.
- Bên cạnh đó, việc điều trị kéo dài càng làm cho người bệnh thường có nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, giảm sức khỏe, giảm khối cơ và sức bền hệ cơ –xương, suy yếu và giảm vận động. Một số triệu chứng này có thể vẫn còn ảnh hưởng trong giai đoạn phục hồi sau mắc bệnh, có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn và khả năng ăn uống của người bệnh, khiến cho nhu cầu dinh dưỡng khó đáp ứng.
-Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến tình trạng được gọi là suy dinh dưỡng (thiếu dinh dưỡng), có thể làm chậm quá trình hồi phục sau mắc bệnh. Ngoài ra, với những người trên 65 tuổi hoặc có các bệnh mạn tính và bị mắc COVID-19 thì nguy cơ suy dinh dưỡng càng gia tăng.
- Do vậy, ăn uống đầy đủ và duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và thể lực để đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất) giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và giúp bạn mau phục hồi sau mắc bệnh. Nếu bạn đang phải gặp khó khăn để có thể ăn uống đầy đủ, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về một chế độ ăn uống phù hợp.
- Tuy nhiên, mỗi người cũng cần có những kiến thức nhất định để tự theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho chính mình.
III. 6 lời khuyên giúp hồi phục sức khỏe sau khi hết COVID-19
1. Chọn thực phẩm khôn ngoan
- Hãy bắt đầu một ngày mới với protein (đạm), đừng chọn carbohydrate (bột, đường...). Đừng sợ dầu mỡ, chế độ ăn có mỡ sẽ giúp bạn không ăn nhiều. Tránh các loại mỡ xấu như dầu hạt, chọn mỡ tốt như dầu oliu, dầu dừa, dầu trái bơ, dầu mù tạt.
- Không nên ăn đường - đây là loại thực phẩm gây viêm và ức chế hệ miễn dịch. Tránh cả thực phẩm chế biến.
2. Bảo vệ sức khỏe đường ruột
- Giữ đường ruột khỏe mạnh bằng cách nuôi dưỡng hệ vi khuẩn tốt chống lại tác nhân lạ, bao gồm virus gây COVID-19. Ăn chất xơ (như tỏi, dâu, hành tây, táo...) và men vi sinh (như yogurt, kefir, kim chi, củ quả ngâm...) sẽ giúp vi khuẩn tốt sinh sôi.
- Hãy dùng các loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau trong bữa ăn.
3. Ngủ ngon
- Hãy nghe theo nhịp sinh học của bạn, đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Cần 6-7 tiếng ngủ ngon mỗi đêm để giữ hệ miễn dịch khỏe mạnh
4. Hãy vận động
- Tập thể dục giúp giảm tình trạng viêm và cải thiện hệ miễn dịch. Hãy đi ra ngoài để hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
5. Đẩy nhanh hồi phục bằng vitamin bổ sung
- Vitamin D chống oxy hóa và kháng viêm tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D sẽ khiến phổi hoạt động không tốt. Vitamin C thì giúp giảm protein CRP - dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị viêm nặng do COVID-19.
- Magie - được mệnh danh "thuốc an thần tự nhiên" - có thể giúp ngủ ngon, giảm viêm, giảm lo lắng và ổn định nhịp tim. Trong khi đó, kẽm đóng vai trò quan trọng tạo ra tế bào T cho hệ miễn dịch.
6. Đừng căng thẳng, lo lắng
- Căng thẳng sẽ khiến cơ thể tiết ra các cytokin gây viêm, buộc hệ miễn dịch phải làm việc quá mức. Ngồi thiền và tập thở sẽ giúp giảm nhịp tim, huyết áp và tình trạng viêm, kích thích tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh tốt như serotonin, dopamine.
IV. Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19 như thế nào?
- Sau khi bị bệnh COVID-19, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc người bệnh cố gắng tự phục vụ mình (nếu có thể) trong sinh hoạt, ăn uống và tập luyện, điều đó là vô cùng cần thiết và rất quan trọng giúp cho người bệnh hậu COVID-19 quá trình phục hồi sức khỏe tốt hơn, nhanh hơn.
- Trước hết, người đã khỏi bệnh cần thực hiện một số biện pháp (tự làm hoặc có người hỗ trợ) duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng ( đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm (nếu có thể), tập dưỡng sinh…).
- Cần chú ý tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần và thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày). Bên cạnh đó cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
- Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.
Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh COVID-19 rất tốt. Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh COVID-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày… cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe.
- Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính với SARS-CoV-2, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc theo tư vấn của bác sỹ trước khi xuất viện về nhà (ví dụ, cần phải thường xuyên đeo khẩu trang, vất khẩu trang dúng nơi quy định, giữ khoảng cách tiếp xúc với mọi thành viên trong gia đình, rửa tay thường xuyên với xà phòng với nước sạch…) đề phòng bệnh cho các thành viên khác trong gia đình và hàng xóm (cộng đồng), bởi vì, tuy khỏi bệnh nhưng còn có thể mang virus SARCOV-2). Cần hạn chế nhìn vào màn hình điện thoại/thiết bị điện tử liên tục trong ngày
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về Sau khi điều trị khỏi Covid-19 cần có chế độ ăn như nào để nhanh phục hồi? Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !
Mách Bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
_________________________-
Có thể bạn quan tâm: