Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Phòng tránh đột quỵ sau khi tập thể thao như thê nào?

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nỗi lo lắng của rất nhiều người. Đặc biệt, tỷ lệ người đột quỵ sau tập thể thao đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, đáng tiếc nhất là những trường hợp đột tử mà trước đó người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện đáng ngờ. Vậy có cách nào phòng tránh dột quỵ sau khi tập thể thao không? Dưới đây là cách phòng tránh đột quỵ sau khi tập thể thao mà bạn không nên bỏ qua.

Phòng tránh đột quỵ sau khi tập thể thao như thê nào?

I. Biện pháp phòng tránh đột quỵ hiệu quả sau khi tập thể dục

1. Xây dựng kế hoạch luyện tập, nghỉ ngơi một cách khoa học và hợp lý.

Cụ thể như sau:

 
Trong thời gian tập luyện bạn cần duy trì cường độ ở mức phù hợp với thể trạng cơ thể. Đối với những người có bệnh lý nền về tim mạch, huyết áp nên theo dõi chỉ số nhịp tim, huyết áp trong suốt thời gian tập luyện. Từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, tránh đột quỵ. Ngoài ra bạn cũng có thể thuê huấn luyện viên riêng để được tư vấn bài tập, cường độ thích hợp, an toàn.
 
Khi tập nếu thấy những dấu hiệu bất thường bạn nên chủ động thông báo với mọi người xung quanh để tìm sự trợ giúp, tiếp đó giảm dần tốc độ tập để tránh nguy hiểm.
 
Trước và sau buổi tập bạn cần thực hiện đầy đủ những động tác khởi động, giãn cơ hợp lý. Tuyệt đối không tăng cường độ tập một cách đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi và dẫn đến đột quỵ.
 
Uống nước đầy đủ, bạn có thể thêm muối khoáng để tăng cường sức khỏe. Thế nhưng bạn cần lưu ý, tuyệt đối không uống quá nhiều nước trong thời gian tập.
 
Chọn thời điểm tập luyện thích hợp là biện pháp phòng chống đột quỵ sau khi tập thể dục hiệu quả. Các chuyên gia khuyên rằng bạn không nên đi tập thể quá sớm, với người cao tuổi nên tập sau 5 giờ sáng, vào thời tiết lạnh có thể muộn hơn. Đặc biệt bạn cần chú ý đến trang phục mặc khi đi tập trong mùa đông cần đảm bảo đủ ấm, thoáng khí để tránh nguy cơ đột ngụy khi tập thể dục.
 
Người đã có dấu hiệu của bệnh đột quỵ nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn trong 3 ngày để cơ thể hồi phục.
 
2. Chế độ ăn uống giúp phòng bệnh hiệu quả
 
Bên cạnh những chú ý trong tập luyện, thực đơn ăn uống cũng là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa khả năng xảy ra đột quỵ. Vậy bạn nên ăn gì và kiêng gì để phòng ngừa bệnh tốt nhất?
 
  • Thực phẩm cần kiêng để tránh đột quỵ
     
Bạn cần cung cấp đủ và cân bằng giữa các chất như chất béo, protein và carbohydrate. Bên cạnh đó bạn cần đa dạng bữa ăn, không ăn quá nhiều một lúc, thay vào đó nên chia nhỏ khẩu phần ăn.
 
- Bữa sáng: Bạn nên ăn bánh mì, uống sữa lúa mạch hoặc bánh quy chấm sữa vào buổi sáng trước khi tập luyện. Bạn cũng có thể chế biến yến mạch thành dạng lỏng cùng sữa chua hoặc sữa tươi để dễ ăn hơn. Bên cạnh đó bạn có thể thay khẩu vị bằng các món cháo như cháo trai, cháo hàu. Những thực phẩm này đều có tình hàn sẽ giúp bạn bình ổn huyết áp hiệu quả. Sau khi ăn xong bạn có thể bổ sung thêm các loại trái cây như táo, cam, bưởi hoặc nước ép trái cây để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
 
- Bữa trưa và tối: Để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời tránh nguy cơ đột quỵ sau khi tập thể dục bạn nên ăn thịt nạc không quá 150g/ngày, cá, rau xanh và trái cây. Thịt bò là thực phẩm rất tốt cho việc phát triển cơ bắp cũng như ngăn ngừa bệnh lý đột quỵ. Các loại rau bạn nên ăn như súp lơ, cải cúc, cải bắp, cải bó xôi, rau muống,… Các loại rau có màu xanh đậm không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn giúp cơ thể cung cấp vitamin cần thiết, cách chế biến tốt nhất chính là hấp hoặc luộc. Các loại cá tốt cho sức khỏe phải kể đến như cá thu, cá hồi, cá ngừ,…
 
- Các bữa ăn phụ: Bổ sung trái cây, các loại hạt, ngũ cốc cho bữa ăn phụ là lựa chọn tốt nhất để phòng bệnh. Các chuyên gia cũng cho biết, sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe, không gây độc hại, vì thế bạn có thể uống mỗi ngày 1 ly.
 
  • Thực phẩm nên tránh ăn để ngừa đột quỵ khi tập thể dục:
     
Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, để tránh đột ngụy khi tập luyện thể dục thể thao, bạn nên tránh ăn những loại sau:
 
- Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa quá nhiều muối, bởi muối sẽ làm tăng huyết áp, tăng khả năng đột quỵ.
 
- Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn hay đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản gây hại sức khỏe.
 
- Hạn chế ăn thực phẩm chứa quá nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước soda,…
 
- Thức uống có cồn như rượu, bia cần tuyệt đối tránh xa để hạn chế đột quỵ tuổi 20. Bên cạnh đó thuốc lá cũng có thể là thủ phạm gây nên đột quỵ bạn cần kiêng tuyệt đối.
 
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe, tăng nguy cơ tái phát bệnh.
 
II. Những thói quen gây đột quỵ khi tập thể dục
 
- Các chuyên gia y tế cho biết, ngoài vấn đề tuổi tác, bệnh lý nền, đột quỵ khi chạy bộ nói riêng hay tập thể dục nói chung có thể xảy ra nếu bạn duy trì những thói quen xấu. Cụ thể bệnh gây ra bởi những nguyên nhân như:
 
Tập thể dục thể thao quá sức
 
- Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đột quỵ. Theo đó, tập thể dục là việc làm tốt, giúp cải thiện sức khỏe, chữa bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp, ngăn ngừa lão hóa. Thế nhưng khi bạn luyện tập quá sức, cơ quan não bộ không được nhận đủ oxy và dưỡng chất sẽ khiến tăng nguy cơ đột quỵ, nhất là với những người có bệnh mãn tính. Vì thế cường độ vận động chỉ nên tăng dần trong mỗi buổi tập, không nên vội vàng gây ảnh hưởng sức khỏe.
 
Trong quá trình tập thể dục uống nhiều nước
 
- Việc tập thể dục khiến cơ thể tăng tiết mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước nhẹ. Nhiều người suy nghĩ rằng để khắc phục tình trạng này chỉ cần uống nhiều nước là dược. Thế nhưng đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và có thể gây nguy hiểm.
 
- Bởi lẽ sau khi tập luyện, cơ thể trải qua quá trình vận động, các mao mạch đang ở trạng thái giãn nở, việc uống nhiều nước cùng lúc sẽ khiến dạ dày bị to ra theo. Từ đó gây nên cảm giác buồn nôn, đau tức, chướng bụng cùng một số biểu hiện khó chịu khác, cuối cùng là nguy cơ đột quỵ.
 
Phòng tránh đột quỵ sau khi tập thể thao như thê nào?

- Vì thế thời gian lý tưởng để bạn uống nước là sau khi tập thể dục 30 phút, hoặc uống trước khi tập luyện.
 
Thờ ơ với các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ
 
- Những người có các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phải kể đến như: Tiểu đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, vấn đề về mạch máu, loạn nhịp tim, bệnh van tim, chuyển hóa, béo phì, nghiện thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia,…
 
- Những nhóm đối tượng này thường dễ xảy ra đột quỵ hơn cả. Thế nhưng tâm lý chủ quan, xem thường bệnh, tập luyện không đúng cách sẽ dễ bị đột quỵ não, nguy hiểm tính mạng.
 
Tập thể dục ở những nơi thiếu oxy
 
- Thời điểm lạnh, nhiều người vẫn giữ thói quen đi tập thể dục nhưng sẽ chọn những nơi kín gió như hầm đi bộ, cầu thang bộ. Những nơi này thường rất bí, thiếu oxy, không phù hợp để tập luyện thể dục, dễ dẫn tới đột quỵ.
 
Tắm ngay sau khi tập thể dục
 
- Hành động này có thể làm cho tình trạng co mạch máu tuần hoàn ngoại vi tăng lên, từ đó gây co mạch, tăng huyết áp và đột quỵ khi tắm.
 
Dậy sớm đi tập thể dục khi thời tiết chuyển lạnh

- Dậy sớm tập thể dục khi thời tiết lạnh là thói quen xấu, gây nguy hiểm đến tính mạng. Bởi lẽ cơ thể của bạn khi tiếp xúc với không khí lạnh đột ngột sẽ không kịp thích ứng gây nên tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
 
Sử dụng bia, rượu, chất kích thích ngay sau  khi tập thể dục
 
- Việc uống rượu bia sau khi tập thể dục tổn hại nghiêm trọng đến các cơ quan, mô khác nhau trong cơ thể. Nguyên nhân là sau khi vận động với cường độ cao, cơ thể con người sẽ ở trạng thái hưng phấn, uống bia rượu lúc này khiến chất cồn hấp thu vào máu nhanh hơn. Từ đó gây nên bệnh về đường tiêu hóa cũng như gan và dạ dày.
 
- Hơn nữa, uống rượu bia sau khi tập cũng làm giảm hiệu quả của buổi tập ngày hôm đó. Bởi rượu bia và protein đều được tổng hợp trong gan nên nếu dùng chung sẽ cản trở sự phục hồi của cơ thể. Bên cạnh đó, gan sẽ cần hoạt động nhiều hơn để xử lý các chất độc, protein vì thế không được tổng hợp đầy đủ, khiến buổi tập trở nên vô nghĩa mà còn tiềm ẩn nguy hiểm tính mạng nếu không may xảy ra đột quỵ.
 
III. Triệu chứng điển hình của bệnh
 
- Một trong những vấn đề rất được mọi người quan tâm tìm hiểu là triệu chứng điển hình của đột quỵ khi tập thể dục là gì? Nếu bạn nắm rõ các triệu chứng, có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn nguy hiểm, hạn chế những biến chứng xấu.
 
- Các chuyên gia cho biết, dấu hiệu của đột quỵ sau khi tập thể dục thường xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Để có thể nhanh chóng phát hiện, mọi người cần theo dõi tình sức khỏe một cách sát sao, đặc biệt chú ý đến những biểu hiện bất thường. Đặc biệt bệnh đột quỵ thường gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến một bên của cơ thể.
 
- Cụ thể các dấu hiệu nhận biết đột quỵ điển hình như: Mắt mờ, đầu đau nhức, buồn nôn, choáng váng, cứng cổ. Lúc này để ngăn ngừa biến chứng đột quỵ nguy hiểm bạn cần giảm cường độ tập luyện, dần dần là ngừng hẳn, tiếp đó hít thở đều đặn, bù điện giải. Tuyệt đối không dừng vận động đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái nguy hiểm.
 
Ngoài những dấu hiệu kể trên, người bị đột quỵ sẽ có những triệu chứng khác như:
 
Cảm giác tê liệt ở các chi, mặt, tình trạng này diễn ra đột ngột và thường thấy ở một bên của cơ thể.
 
Cảm giác không thể nói được hoặc giọng nói méo mó, lời nói vô nghĩa,…
 
Cơ thể mất thăng bằng, vận động không theo ý muốn.
 
Các triệu chứng này thường diễn biến phức tạp trong khoảng 24-72 giờ đầu tiên phát bệnh. Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất mạng.
 
IV. Đột quỵ sau khi tập thể dục xử lý bằng cách nào?
 
- Với những trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ sau khi tập thể dục, nếu phát hiện cần xử lý như thế nào hiệu quả nhất? Theo đó ngay khi phát hiện những dấu hiệu của đột quỵ khi tập thể dục, bạn cần nhanh chóng gọi cấp cứu để không lãng phí thời điểm vàng để chữa trị.
 
- Tiếp đó, trong lúc đợi xe cấp cứu, mọi người nên chủ động thực hiện biện pháp sơ cứu đột quỵ tạm thời. Mặc dù vậy bạn không thể sơ cứu bừa bãi mà cần nắm rõ những kiến thức cơ bản.
 
- Cụ thể trong trường hợp người bệnh vẫn tỉnh táo, hãy đặt họ nằm nghỉ ngơi trên giường theo tư thế đầu và lưng nghiêng một góc 45 độ so với cơ thể. Đây là tư thế nằm đúng chuẩn mà bác sĩ khuyến khích cho bệnh nhân bị đột quỵ, người rơi vào hôn mê, suy giảm ý thức, để chống sặc. Bên cạnh đó bạn cần nới lỏng quần áo của người bệnh, nhất là phần cổ.
 
- Một kỹ năng khác bạn cần biết đó chính là lấy đờm trong miệng bệnh nhân bằng cách dùng khăn quấn vào ngón trỏ, đưa vào miệng bệnh nhân. Nếu người bệnh bệnh có dấu hiệu co giật bạn cần nhanh chóng tìm cách ngăn cản rủi ro cắn lưỡi. Cụ thể bạn nên dùng một chiếc đũa đã quấn khăn đặt ngang miệng bệnh nhân.
 
- Lưu ý, bạn cần ghi nhớ mọi bất thường, thời điểm xuất hiện dấu hiệu đó của người bệnh và thông báo lại cho bác sĩ một cách đầy đủ. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình hình bệnh, từ đó có hướng xử lý ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.
 
- Với những bệnh nhân đột quỵ khi tập thể dục, bạn tuyệt đối không sử dụng phương pháp bấm huyệt, đánh gió để sơ cứu khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi lẽ việc làm này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
 
- Trường hợp bệnh nhân ngừng thở, việc làm cần thiết lúc này chính là ép tim ngoài lồng ngực. Đây là cách sơ cứu cơ bản mọi người nên nắm rõ để có thể chủ động xử lý trong những tình huống cấp bách
 
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về Phòng tránh đột quỵ sau khi tập thể thao như thê nào? Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc

Mách Bạn : Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống tai biến

Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
Phòng tránh đột quỵ sau khi tập thể thao như thê nào?

 
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?

- Chứng đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.

- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …

- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent …

- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.

- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...

- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ... 


 
 

Các tin khác