Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp vô căn và cách điều trị hiệu quả

Cao huyết áp có hai loại là tăng huyết áp có nguyên nhân và tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp vô căn chiếm đến 95% người bệnh huyết áp. Vậy tăng huyết áp vô căn là gì? Điều trị tăng huyết áp vô căn như thế nào?… là hàng loạt những câu hỏi của người bệnh mà bài viết này sẽ cho các bạn câu trả lời.

1. Tăng huyết áp vô căn là gì?

Tăng huyết áp là hiện tượng mạch máu tăng áp lực lên thành mạch máu. Tăng huyết áp được chia thành 2 loại như sau:

- Tăng huyết áp có nguyên nhân: loại này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (vào khoảng dưới 5%). Một số nguyên nhân có thể nhận biết là: bệnh thận mạn tính, bệnh mạch máu thận, u tủy thượng thận, bệnh cường aldosteron tiên phát, rối loạn thở trong giấc ngủ, sử dụng một số thuốc có liên quan hoặc gây ra tăng huyết áp, hội chứng Cushing (hội chứng này do u ở tuyến yên hay tuyến thượng thận làm tăng tiết cortisol gây tăng huyết áp), hẹp động mạch chủ, bệnh tuyến giáp hay tuyến cận giáp. Điều trị tăng huyết áp có nguyên nhân là giải quyết những vấn đề gây ra tăng huyết áp vừa kể trên.

- Tăng huyết áp không có nguyên nhân (còn được gọi là tăng huyết áp vô căn): sở dĩ gọi như vậy là vì cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác làm tăng huyết áp ở nhóm này. Tăng huyết áp vô căn chiếm tỷ lệ rất lớn (vào khoảng 95%), ngay cả trong tâm thức mọi người rằng mỗi khi nhắc đến tăng huyết áp thì người ta hiểu đó là tăng huyết áp vô căn.

 

Tăng huyết áp

Tăng huyết áp vô căn là bệnh tăng huyết áp không có nguyên nhân

2. Bệnh tăng huyết áp vô căn có nguy hiểm không?

Không như cao huyết áp thứ phát, người bệnh biết được nguyên nhân thì sẽ dễ dàng điều trị hơn, còn cao huyết áp vô căn thì lại quá khó khăn điều trị khi không thể xác định được rõ nguyên nhân, do đó cần phải điều trị rất lâu và cũng chỉ có thể sử dụng những loại thuốc hạ huyết áp hàng ngày để kiểm soát chỉ số huyết áp.

Đặc điểm của bệnh tăng huyết áp vô căn là nhiều khi dùng thuốc mà huyết áp vẫn không hạ, hoặc trong ngày vẫn có thời điểm huyết áp tăng lên tới đỉnh. Điều này rất bất lợi cho bệnh nhân, vì áp lực mạch máu tăng cao sẽ làm phá hủy những vi mạch, dẫn tới tổn thương những cơ quan đích: phì đại thất trái, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, suy tim; đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua; bệnh thận mạn tính; bệnh mạch máu ngoại biên; bệnh lý võng mạc. Biến chứng cấp tính là cơn tăng huyết áp kịch phát, đây là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến suy tim cấp mà biểu hiện điển hình nhất là phù phổi cấp, tai biến mạch máu não, suy thận…

Xem ngay >>> TPCN thuốc điều hòa huyết áp nhập khẩu của Mỹ hiệu quả ngay từ 30 viên đầu tiên

3. Các tiêu chuẩn cần đáp ứng khi điều trị cao huyết áp vô căn

Đối với tình trạng cao huyết áp tìm được nguyên nhân thì chỉ cần giải quyết nguyên nhân gốc rễ bệnh thì sẽ kiểm soát được chỉ số huyết áp. Nhưng với bệnh cao huyết áp vô căn đòi hỏi người bệnh phải duy trì sử dụng thuốc suốt đời, bởi lẽ thuốc hạ áp chỉ có tác dụng trong việc giảm triệu chứng chứ không chữa được vào gốc bệnh. Điều đó khiến cho bệnh nhân cao huyết áp phải phụ thuộc nhiều vào thuốc, đôi khi dùng nhiều có thể khiến sức khỏe gặp ảnh hưởng.

Tất cả các phương pháp điều trị cao huyết áp kể cả đã biết nguyên nhân hay chưa biết nguyên nhân đều hướng đến việc điều chỉnh huyết áp về mức bình thường là dưới 140/90 mmHg. Tuy nhiên, đặc biệt đối với huyết áp vô căn, việc điều trị cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Ổn định huyết áp từ từ, không thay đổi đột ngột.
- Giảm đồng đều cả huyết áp tâm thu lẫn huyết áp tâm trương.
- Áp dụng được cho nhiều đối tượng có giới tính, độ tuổi khác nhau và cả các bệnh nhân mắc các bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, suy thận.
- Các phương pháp điều trị cao huyết áp vô căn phổ biến hiện nay

Đối với huyết áp có nguyên nhân thì xác định phương pháp điều trị tương đối rõ ràng bởi chỉ cần điều trị khỏi nguyên nhân đó thì huyết áp sẽ ổn định. Tuy nhiên, đối với cao huyết áp vô căn thì khó khăn hơn nhiều. Nhiều trường hợp, người bệnh phải uống thuốc suốt đời hoặc phải theo dõi điều trị mỗi lần huyết áp tăng cao chứ không thể điều trị dứt điểm. Dưới đây là các phương pháp điều trị cao huyết áp vô căn phổ biến:

Điều trị không dùng thuốc

- Hạn chế ăn mặn: không ăn quá 5g muối mỗi ngày
- Không uống rượu bia và không sử dụng chất kích thích
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút

Điều trị dùng thuốc

Đối với bệnh nhân áp dụng các phương pháp không dùng thuốc mà vẫn không ổn định huyết áp thì buộc phải áp dụng phương pháp dùng thuốc. Đa số các trường hợp lúc đầu dùng thuốc lợi niệu, chẹn kênh calci, chẹn β (phụ thuộc vào các bệnh lý kèm theo để bác sĩ chọn được loại thích hợp). Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý mua thuốc uống mà phải có sự kê đơn, theo dõi của bác sĩ bởi:

- Nguyên nhân gây cao huyết áp không rõ ràng, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi chặt chẽ và thử áp dụng nhiều loại thuốc điều trị. Có bệnh nhân phải dùng qua vài loại thuốc mới tìm được loại phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

- Nếu dùng thuốc không đạt hiệu quả, có thể phải kết hợp nhiều loại thuốc một lúc. Điều này buộc phải có sự tư vấn của bác sĩ.

4. Cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp vô căn

4. 1. Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì
Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tăng huyết áp. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

4. 2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
- Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

- Không nên ăn: Các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), các loại sữa béo, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm…) và những món ăn chế biến sẵn.

- Hạn chế: Các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt...

- Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.

4.3. Tăng cường hoạt động thể lực
Cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 – 45 phút, 3 – 4 lần/tuần.

tập thể duc thể thao

Thường xuyên tập thể duc thể thao

4.4. Bỏ thói quen xấu
- Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

- Bớt uống rượu: uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.

- Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ. Nên tự tạo cho bản thân một cuộc sống hài hòa vui vẻ.

Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh tăng huyết áp vô căn và cách phòng điều trị căn bệnh này. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
 

bi-cozyme

 


__________________________
Bài liên quan:
>>> 03 cách trị bệnh cao huyết áp tốt nhất hiện nay hiệu quả 100%
>>> Cách trị bệnh cao huyết áp hiệu quả không cần dùng thuốc

>>> Những loại thực phẩm tốt cho người bị cao huyết áp
>>> Cao huyết áp ở người già: Nguyên nhân và cách điều trị

Các tin khác