Vì sao lại mọc thêm xương ở mắt cá chân? {Bệnh xương khớp}
Mắt cá chân tập trung nhiều khớp nhỏ với các gân chạy từ chân đến bàn chân. Chính vì cấu trúc khá phức tạp nên chỉ cần có một vài tác động nhỏ cũng có thể khiến mắt cá chân bị tổn thương. Phần đông người bệnh thường lơ là trước các chấn thương nhỏ ở mắt cá, đến khi mắt cá bị sưng, viêm, gây ra các cơn đau cản trở đi lại và sinh hoạt, người bệnh mới tìm đến các phương pháp chữa trị. Việc chậm trễ trong phát hiện cũng như điều trị sai cách có thể khiến các cơn đau mắt cá trở nên trầm trọng, dẫn đến suy giảm chức năng vận động.
Đau mắt cá chân
Xem ngay >>> Cách chữa đau mắt cá chân tại nhà nhanh nhất được nhiều người quan tâm
► Những vấn đề thường gặp của mắt cá chân
Đau mắt cá chân thường do một số tổn thương ở mắt cá chân như bong gân, căng cơ hoặc gãy xương.
+ Bong gân
Bong gân là chấn thương mắt cá phổ biến nhất. Đây là tình trạng các dây chằng ở mắt cá chân của bạn bị rách hoặc giãn ra. Chắc hẳn bạn phải mất ít nhất một lần trong đời bị lật hoặc xoắn bàn chân. Nếu sau đó bạn bị sưng và đau, thì có thể mắt cá chân đã bị bong gân. Những đợt bong gân nặng lặp đi lặp lại có thể gây ra đau cổ chân mãn tính sau này. Triệu chứng thường gặp khi bị bong gân bao gồm:
Sưng và bầm tím tại vùng bị tổn thương
Đau khi bạn di chuyển hoặc đặt sức nặng lên chân
Đau khi bạn chạm vào mắt cá chân
Cảm giác như có vết rách trong chân bạn
Cơn đau trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị.
+ Căng cơ
Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị căng ra và có thể dẫn tới rách. Triệu chứng thường gặp của căng cơ vùng mắt cá bao gồm:
Đau ở các cơ bắp của mắt cá chân và các khớp cả khi bạn hoạt động hay nghỉ ngơi
Sưng, bầm tím, đỏ tại các khu vực bị tổn thương
Co thắt cơ bắp
Giảm khả năng vận động ở các cơ bắp bị tổn thương tại mắt cá chân.
+ Gãy mắt cá chân
Gãy xương mắt cá chân là tình trạng một hoặc nhiều xương vùng mắt cá chân bị gãy. Gãy xương có thể từ đơn giản đến nghiêm trọng. Gãy xương nhẹ và ở một xương có thể không hạn chế chuyển động của bạn, nhưng gãy xương nghiêm trọng có thể làm giảm phạm vi của chuyển động và có thể khiến bạn không thể đi lại được. Nếu bạn bị gãy xương ở vùng mắt cá chân, bạn có thể có những triệu chứng:
Đau nghiêm trọng ngay sau khi chấn thương
Sưng và bầm tím ở mắt cá chân
Đau khi bạn chạm vào vùng gãy
Biến dạng mắt cá chân.
Một số bệnh khác trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến mắt cá chân và gây đau đớn. Chúng bao gồm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút, hay viêm khớp nhiễm khuẩn.
Gãy mắt cá chân rất nguy hiểm
+ Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một loại viêm khớp thường gặp nhất. Khi bạn bị thoái hóa khớp, lớp sụn đệm cho khớp sẽ bị hư hỏng. Triệu chứng thường gặp bao gồm:
Đau ở mắt cá chân khi bạn chạm vào
Đau ở vùng bị ảnh hưởng
Giới hạn vận động ở mắt cá chân
Không thể đi lại
Sưng và cứng khớp ở khớp mắt cá chân.
+ Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn nhận diện lầm dẫn đến tấn công các khớp xương của chính bạn. Đây là một tình trạng mãn tính, với triệu chứng là các khớp sưng, cứng và đau đớn. Tình trạng này có thể gây tổn hại sụn và xương xung quanh khớp. Nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp ở mắt cá chân, bạn có thể có những triệu chứng:
Đau ở mắt cá chân
Sưng, cứng khớp
Mệt mỏi và sụt cân
Bề mặt khớp hơi ấm
Hạn chế chuyển động của mắt cá chân.
+ Bệnh Gout
Gout xảy ra khi có quá nhiều axit uric trong máu của bạn. Sau đó, axit uric có thể hình thành các tinh thể trong khớp xương. Qua thời gian, bệnh gout có thể gây tổn thương đến các khớp xương, gân và các mô khác trong cơ thể. Triệu chứng thường gặp của bệnh này là đau, sưng, đỏ và nóng xuất hiện ở khớp mắt cá chân. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc đi lại hoặc đứng.
+ Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là một nhiễm trùng ở khớp mắt cá chân của bạn. Nhiễm trùng có thể do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Các triệu chứng bao gồm:
Đau ở khớp
Sưng, đỏ ở vùng bị ảnh hưởng
Sốt nhẹ và ớn lạnh
Khó khăn trong việc đi lại hoặc vận động khớp mắt cá.
Viêm khớp nhiễm khuẩn gây khó khăn trong việc đi lại
► Lý giải vì sao lại mọc thêm xương ở mắt cá chân
Như những thông tin ở trên, thì những tổn thương của mắt cá chân thực sự rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự đi lại của người bệnh. Trong đó xuất hiện thoái hóa khớp.
Khi bị thoái hóa khớp và cùng với đó là đối mặt tình trạng xương “mọc” gai, người bệnh thường cảm thấy đau nhức khủng khiếp khi di chuyển, vận động hay thậm chí chỉ cần cử động nhẹ các khớp. Bởi các gai ở hai đầu xương sẽ cọ vào nhau hoặc cọ vào đầu xương còn lại vốn là nơi có rất nhiều đầu mối dây thần kinh. Nhiều trường hợp đau nhức đến nỗi phải nằm bất động, chỉ biết “kêu trời” chứ không dám làm gì.
Mọc thêm xương ở mắt cá chân là dấu hiệu phổ biến của bệnh lý thoái hóa khớp - vốn đang tấn công hàng trăm triệu người trên thế giới và khoảng 4 triệu người tại VN, gai xương thường xuất hiện với kích thước nhỏ, li ti ngay từ giai đoạn đầu của bệnh và sẽ ngày càng “mọc” to hơn khi bệnh tiến triển nặng. Gai xương càng mọc to, mức độ đau nhức hành hạ người bệnh càng khủng khiếp.
Vì sao mắt cá chân lại “mọc” thêm xương ?
Qua hình ảnh X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI), gai xương là một trong những cơ sở để nhận biết và chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của thoái hóa khớp. Chúng thường “mọc” nhiều ở những khớp chịu áp lực lớn trên cơ thể như khớp bàn chân, cột sống… vì những khớp này thường dễ bị thoái hóa qua thời gian.
Bản chất của tình trạng gai xương là việc cơ thể tự mọc ra các đoạn xương nhỏ nhằm đỡ các vị trí khớp. Đầu tiên, sụn khớp bị bào mòn, hư tổn cùng với tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do thói quen sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng… thiếu phù hợp, dẫn đến khớp bị thoái hóa và làm trơ hai đầu xương lồi lõm. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất thêm xương, đưa can xi đến để “san bằng” các vị trí lồi lõm nhằm tăng diện tích bề mặt xương giúp giữ vững cơ thể. Tuy nhiên, tiến trình “san lấp” này không thể thực hiện hoàn hảo, trơn nhẵn mà sẽ vô tình tạo ra những “gai” xương lớn dần qua thời gian.
► Khi bị mọc thêm xương cá chân phải làm sao?
Trong điều trị, điều quan trọng nhất là phải điều trị từ giai đoạn sớm trước khi có gai và trước khi mặt sụn khớp hư hại hoàn toàn, vì khi đã có gai mọc trên phim X-quang và sụn hư hại hoàn toàn thì phẫu thuật thay khớp là điều khó tránh khỏi. Mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp là làm chậm lại quá trình lão hóa sụn khớp và phục hồi tối đa chức năng của khớp.
Khi có gai xương, một mặt cần giảm đau an toàn cho người bệnh bằng cách cung cấp các dưỡng chất cho sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai, bổ sung dịch khớp. Mặt khác, cần kiểm soát, làm chậm thoái hóa khớp nhằm hạn chế tình trạng phản ứng bù đắp xương của cơ thể như: tránh béo phì, duy trì chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp...
Bổ sung dưỡng chất, tái tạo sụn, xương dưới sụn bằng Bi-Jcare
Hiện nay, trên thị trường có những TPCN có thể tái tạo sụn khớp chữa viêm bao hoạt dịch vô cùng hiệu quả. Để có thể cung cấp dinh dưỡng cho sụn và tái tạo chất nhờn cho khớp bạn nên bổ sung Bi-JCare mỗi ngày. Đối với những ai sau khi chấn thương hay đặc thù công việc khiến các sụn khớp bị mất dần đi, thì Bi-JCare là lựa chọn hoàn hảo để giúp tái tạo sụn khớp và còn giúp tăng cường các khớp xương được chắc khỏe trở lại.
Bi-JCare là công thức kết hợp đặc biệt giữa các hợp chất quan trọng nhất để khắc phục tình trạng bệnh lý của xương khớp, kiến tạo, tăng cường và chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp. Glucosamine, Chondroitin sulfat, Type II Collagen, Hyaluronic acid, Boswellia Extract, MSM và bột rễ gừng và các muối khoáng, vi lương tạo ra một sản phẩm siêu cường dinh dưỡng khớp, bôi trơn các khớp xương, hỗ trợ cấu trúc của xương, sụn, da và các mô khác trong cơ thể.
Bi-JCare có thể sử dụng cho các đối tượng là người bắt đầu thấy xuất hiện các dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đau các khớp, thoát vị đĩa đệm, dấu hiệu lão hóa của xương khớp như: đau âm ỉ, mỏi các khớp, đau nhức thường xuyên xuất hiện và tăng khi vận động hay thay đổi tư thế.
Tác dụng lợi ích sức khỏe của Bi-jcare
– Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
– Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..
– Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.
– Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
– Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;
– Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.
– Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ….
► Cách phòng ngừa đau mắt cá chân
Chọn giày vừa chân, hạn chế mang giày cao gót;
Khởi động với các động tác kéo dãn cổ chân và mắt cá trước khi luyện tập;
Mang các phụ kiện bảo vệ mắt cá như băng dán cơ RockTape khi tham gia các động thể thao dễ dẫn đến bong gân;
Giảm cân nếu bạn bị béo phì nhằm giảm áp lực lên mắt cá.
Bài viết là tất cả thông tin lý giải về hiện tượng mọc thêm xương ở mắt cá chân. Hi vọng người bệnh sẽ có phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất. Kính chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
___________________________________
Bài liên quan:
>>> Khớp khuỷu tay kêu lục cục có nguy hiểm không thưa bác sĩ
>>> Viêm bao hoạt dịch khớp cổ tay
>>> Cách chữa viêm bao hoạt dịch ngón chân cái dứt điểm trong 5 ngày