Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Mất ngủ uống vitamin gì? Các loại vitamin cực hiệu quả dành riêng cho người mất ngủ

Vitamin giúp bổ sung các dưỡng chất khác nhau vào cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Nhưng liệu Vitamin có giúp chữa trị được bệnh mất ngủ, Và mất ngủ uống vitamin gì? Trả lời câu hỏi này qua bài chia sẻ sau đây

Mất ngủ là loại bệnh xuất hiện do rối loạn giấc ngủ, là cảm giác bạn gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ và thường chỉ ngủ một vài giờ mỗi đêm. Mất ngủ về đêm xuất hiện phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên do cuộc sống phát triển kèm theo những áp lực công việc và thói quen xấu cũng như môi trường ô nhiễm mà chứng bệnh mất ngủ dần dần tăng mạnh ở mọi lứa tuổi

1. Các nguyên nhân gây mất ngủ 

Nguyên nhân từ bên trong

- Nguyên nhân gây mất ngủ do các bệnh mãn tính
Nguyên nhân của mất ngủ đôi khi là do những bệnh lý khác, ví dụ như: đau xương khớp, viêm xoang, đau dạ dày, tiểu đêm, bốc hỏa gây khó chịu, đau đớn vì thế mà ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Vì vậy việc đầu tiên cần làm là bạn phải tìm giải pháp chữa khỏi dứt điểm các chứng bệnh này trước mới mong có giấc ngủ sâu được.

- Mất ngủ do tuổi già
Có một thực tế là càng về già tỉ lệ mất ngủ càng tăng cao hơn. Khi tuổi cao sức khỏe sẽ giảm sút rõ rệt, những chức năng quan trọng của 5 tạng Tâm, Tỳ, Can, Phế, Thận bị lão hóa và suy yếu khiến người già ngủ không sâu giấc, thời lượng ngủ cũng giảm rõ rệt. Họ thường xuyên khó ngủ về đêm, hay thức dậy sớm dù cho ban ngày ngủ ít thậm chí không ngủ.

Ở độ tuổi này, người già thường có xu hướng sử dụng thuốc an thần để “ép cơ thể ngủ” mà không lường được hậu quả là những tác dụng phụ của thuốc như càng dùng càng tăng liều và bị phụ thuộc vào thuốc.

- Ngưng thở khi ngủ
Một trong những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ chính là ngưng thở khi ngủ, ngưng thở làm cho khí quản bị chèn ép một phần hoặc hoàn toàn nên hơi thở bị tạm dừng trong vài chục giây hoặc hàng phút. Theo phản xạ của sự sống, người bệnh sẽ liên tục thức giấc trong đêm nên không thể có giấc ngủ sâu và trọn vẹn được.

Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ có thể là do béo phì, tiểu đường, di truyền hoặc là do dị ứng. Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để giải quyết vấn đề này càng sớm càng tốt.

 
Mất ngủ
Mất ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây mất ngủ do yếu tố bên ngoài

- Mất ngủ do tiếng ồn từ môi trường xung quanh
Giấc ngủ chúng ta thường được chia thành 5 giai đoạn nhỏ đó là: ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng. Đối với người bị khó ngủ thì ở giai đoạn thứ nhất và thứ hai là dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn nhất. Tiếng ồn dễ gây tỉnh giấc nhất đó là những tiếng ồn mạnh như: tiếng còi xe, tiếng mở, đóng cửa mạnh, tiếng xoong nồi, tiếng người nói v..v…

- Mất ngủ do sử dụng chất kích thích
Những chất kích thích gây khó ngủ, ngủ lơ mơ không ngon giấc như: cà phê, thuốc lá, trà vì những chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

- Mất ngủ do ăn uống không đúng cách
Quá no sẽ khiến dạ dày bị hoạt động quá mức, bạn sẽ cảm thấy bí bách khó chịu và không thể ngủ ngon giấc được, tốt nhất bạn nên ăn tối cách 3h trước khi đi ngủ.

Ngược lại với ăn quá no thì quá đói cũng khiến bạn không thể ngủ ngon được, lúc này bạn có thể uống thêm một cốc sữa ấm hoặc ăn nhẹ bằng vài chiếc bánh bích quy.

- Mất ngủ do thay đổi múi giờ
Nguyên nhân gây mất ngủ là do bạn phải đi du lịch hoặc làm việc ở nơi khác có múi giờ cách xa với nơi bạn đang sinh sống và đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn chưa thể thích ứng với điều này gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.

- Mất ngủ do áp lực cuộc sống gây suy nghĩ quá độ
Trong xã hội hiện đại và vận động không ngừng như hiện nay, tỉ lệ người bị mất ngủ do nguyên nhân suy nghĩ, lo lắng quá độ không phải là nhỏ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến họ phải suy nghĩ như áp lực trong công việc, áp lực tài chính, những mối quan hệ trong gia đình, thậm chí do những kì vọng quá cao, không dễ đạt được của bản thân v..v…

Ngoài ra nếu như có một biến cố cuộc sống tác động đến tâm lý quá mạnh ví dụ như khi mất đi một người vô cùng thân thiết, mất đi một khối tài sản lớn v..v… khiến tâm trạng buồn rầu, bực bội, đầu óc không thể ngừng suy nghĩ nên cũng không thể ngủ được.

- Mất ngủ do những thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt sau là một trong những nguyên nhân bạn không nghĩ tới nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn như:

+ Phòng ngủ thiếu gọn gàng sạch sẽ, khiến cơ thể không thoải mái.
+ Phòng ngủ quá chật chội, bừa bộn hoặc nhiều tiếng ồn.
+ Thói quen xem tivi, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ.
+ Ngủ và thức không đúng giờ, thức khuya ngủ nướng.
+ Tập thể dục sát với giờ đi ngủ.
+ Để đèn ngủ quá sáng.
+ Ban ngày ngủ quá nhiều.

Bạn hãy thực hiện việc đi ngủ và thức dậy hàng ngày đúng giờ một cách qui củ. Nếu bạn có tập thể dục thì hãy thực hiện cách giấc ngủ ít nhất 3 tiếng.

2. Mất ngủ gây ra các bệnh nguy hiểm 

2.1. Tai biến mạch máu não
Một cuộc nghiên cứu mới đây được tiến hành với hơn 5.000 người đã phát hiện rằng những người ngủ dưới 6 giờ/đêm đối mặt với nhiều nguy cơ đột quỵ hơn so với những người được nghỉ ngơi đầy đủ. Theo chuyên gia Megan Ruiter đến từ Đại học Alabama tại Birmingham thì thời gian ngủ ngắn là tiền thân của các yếu tố gây nguy cơ đột qụy. Nguy cơ đột qụy cũng cao hơn ở những người thừa cân, tiểu đường hay tăng huyết áp, tất cả đều liên quan đến sức ngủ ít.

2.2. Béo phì và đái tháo đường
Ít ngủ và ngủ không thường xuyên có thể làm gia tăng lượng đường trong máu và làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể, gia tăng nguy cơ bệnh béo phì và đái tháo đường. Kết luận trên được đăng tải trên tạp chí Y khoa số ra tháng 4/2012.Theo tác giả nghiên cứu Orfeu Buxton, một nhà thần kinh học tại Bệnh viện Phụ nữ Brigham thì có bằng chứng rõ ràng cho thấy ngủ đủ giấc rất quan trọng với sức khỏe.
Giấc ngủ thiếu hụt cũng dẫn đến lựa chọn thực phẩm không ngon, cho thấy ý thức về giá trị thực phẩm bị che mờ ngay trong vùng trung tâm của não ở những người có giấc ngủ thiếu hụt

2.3. Lo âu và trầm cảm 
Chắc chắn đêm mất ngủ sẽ làm cho buổi sáng khốn khổ. Việc mất ngủ kinh niên sẽ dễ mắc chứng lo âu, trầm cảm. Bên cạnh đó thiếu ngủ còn ảnh hưởng đến sự nghiệp và các mối quan hệ. Những người mất ngủ gặp khó khăn trong việc tập trung và đôi khi cảm thấy không muốn chú ý đến ai nữa.
Hình ảnh chụp não cho thấy thiếu ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não. Chỉ cần một đêm mất ngủ đã làm thay đổi đáng kể chức năng hoạt động tối ưu của não, đặc biệt là với những người hay lo âu. 

2.4. Ung thư 
Thiếu ngủ còn là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ ung thư. Phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ/đêm sẽ có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú. Ngoài ra người ngủ ít hơn 6 tiếng/ đêm còn dễ đối mặt với nguy cơ bị u đại trực tràng dẫn đến ung thư ruột kết. Dù cơ chế sinh học không rõ ràng nhưng thiếu ngủ đã dẫn đến tăng mức độ viêm sưng trong cơ thể và tác động vào các phản ứng miễn dịch, cả hai đều liên quan đến bệnh ung thư. Ngủ làm tăng khả năng phục hồi, nếu bạn không ngủ, sức khỏe của bạn sẽ lâm nguy.

2.5. Tim mạch 
Giấc ngủ ngắn và không thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ gây bệnh tim mạch. Những người ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm thì có đến 48% bị bệnh tim mạch hoặc qua đời vì bệnh tim. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mức độ viêm sưng trong cơ thể, chứng tăng huyết áp và cholesterol ở những người thiếu ngủ.

3. Mất ngủ uống vitamin gì?

Vitamin A
Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, giữ cho xương, da, răng và màng nhầy luôn khỏe mạnh. Theo một bài báo được công bố trên ấn bản tháng 2/2006 của tạp chí Science's STKE cho biết axit retinoic, một dạng hoạt động của vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh một số chức năng não bao gồm giấc ngủ và bộ nhớ. Chúng ta có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể bằng một chế độ ăn uống giàu thịt, trứng, thịt gia cầm và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Nếu sử dụng thuốc bổ sung vitamin A cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và cần theo dõi cẩn thận trong quá trình sử dụng. Nếu dùng quá liều thuốc bổ sung vitamin A kéo dài có thể dẫn đến đau xương, chóng mặt, đau đầu và tổn thương gan.

Vitamin B-12
Vitamin B-12 tan trong chất béo, đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hình thành tế bào máu đỏ. Việc thiếu hụt loại vitamin này có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như thiếu máu, mất thăng bằng và mệt mỏi. Theo Natural News cho biết thiếu hụt vitamin B-12 có thể gây rối loạn giấc ngủ. Theo khuyến nghị bổ sung 1.5mg đến 3mg vitamin B-12 hàng ngày sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tỉnh táo vào ban ngày, tập trung cao và cải thiện tâm trạng. Ngoài sử dụng thuốc bổ sung, vitamin B-12 cũng có thể được lấy từ các loại thực phẩm như trứng, thịt, tôm cua, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin C và E.
Vitamin C và E là vitamin chống oxy hóa, có khả năng trung hòa các gốc tự do được hình thành từ quá trình trao đổi chất khác nhau trong cơ thể.  Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Indian Journal of Chest Diseases and Allied Sciences (12/2009) hai loại vitamin này giúp làm giảm căng thảng oxy hóa ở bệnh  nhân mắc chứng mất ngủ do chứng ngưng thở khi ngủ. Bổ sung 100mg vitamin C và 400IU vitamin E mỗi ngày có thể cải thiện giấc ngủ đáng kể. Tuy nhiên sử dụng quá liều thuốc bổ sung vitamin C  có thể gây khó chịu ở bụng, tiêu chảy  và lạm dụng vitamin E trong thời gian dài thậm chí có nguy cơ gây tử vong. Do đó cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc bổ sung vitamin C và E. Vitamin C tự nhiên có nhiều trong trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua và các loại rau lá xanh. Thực phẩm như các loại hạt, ô liu, ngô và mầm lúa mì là nguồn phong phú và an toàn của vitamin E.

Vitamin D
Vitamin D là một vitamin tan trong chất béo cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển và duy trì xương khỏe mạnh. Báo cáo của Science Daily tại Hội nghị châu Âu về nội tiết (04/2010) cho biết thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến mệt mỏi mãn tính và mất ngủ ở những bệnh nhân bị thương tổn não. Sự thiếu hụt vitamin D có thể tránh được bằng cách ăn các sản phẩm từ sữa, cá và sò. Cơ thể con người cũng có thể sản xuất một lượng đáng kể vitamin D thông qua tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Những người ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể xem xét việc bổ sung bằng thuốc. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc bổ sung vitamin D vì nếu sử dụng quá liều có thể dẫn đến bệnh sỏi thận, nôn và đau cơ bắp.

4. Các cách điều trị bệnh mất ngủ 

4.1: Điều trị chứng mất ngủ trong thói quen sinh hoạt hằng ngày 

Tạo thói quen  ngủ đúng giờ
- Cách để có giấc ngủ ngon hơn, dễ ngủ hơn

- Tránh ngủ ngày quá nhiều sẽ dễ làm bạn khó ngủ vào ban đêm

- Lời khuyên cho bạn là hãy tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa khoảng 15- 20 phút, vì nó giúp cơ thể của bạn giải phóng acid lactic trong quá trình chuyển hóa, một trong những nguyên nhân làm cơ thể bạn mệt mỏi.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của bạn
- Tránh sử dụng các thiết bị điện tử như di động, máy tính… trước khi đi ngủ.

- Tránh uống cà phê và rượu trước khi đi ngủ ít nhất là 8 giờ

- Tránh ăn quá no, hoặc quá nhiều chất béo, dầu mỡ vào bữa tối. Không nên ăn tối quá muộn. Không nên để bụng rỗng, có thể ăn vặt nhẹ trước khi đi ngủ.

- Hạn chế uống quá nhiều nước vào buổi tối. Thay vào đó là ly sửa nóng giúp cung cấp axit amin phenylalanine tốt cho giấc ngủ.

- Trước khi ngủ bạn có thề tắm với nước ấm khoảng 30 phút hoặc tập thể dục nhẹ nhàng vào lúc xế chiều để dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra bạn có thể giúp thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhac, ngồi thiền hay đọc sách trước khi đi ngủ.

- Thường xuyên vệ sinh phòng ngủ, giường ngủ để bạn không bị quấy rối bởi chứng hắt hơi, dị ứng, ngứa ngáy do bụi bẩn..trong khi ngủ.

Tăng cường thể dục thể thao
Các bài thể dục vào buổi sáng và buổi tôi sẽ giúp máu lưu thông tốt, các cơ vận động, giúp cơ thể có tinh thần thoải mái, làm giấc ngủ sâu hơn.

Tránh lạm dụng thuốc ngủ
Khi bạn mất ngủ bạn thường tìm đến thuốc ngủ để khắc phục. Thuốc ngủ có thể giúp bạn ngủ nhanh chóng nhưng về lâu dài sẽ gây ức chế hệ thần kinh, ảnh hướng tới dạ dày, dễ dẫn tới rối loạn giấc ngủ nếu sử dụng quá nhiều.


4.2. Điều trị mất ngủ bằng dân gian

Để trị chứng mất ngủ và tìm lại giấc ngủ ngon cho cơ thể bạn thì song song với việc khắc phục những nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hằng ngày thì bạn nên kết hợp sử dụng các liệu pháp dân gian từ thiên nhiên để chữa mất ngủ hiệu quả nhanh hơn.

Cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản với gừng tươi
Gừng là vị thuốc quý dân gian được con người sử dụng để trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau rất hiệu quả, đặc biệt có bệnh mất ngủ nhờ vào hàm lượng tinh dầu chiếm 3 % trong gừng. Có rất nhiều cách chữa bệnh mất ngủ đơn giản với gừng.

Chữa bệnh mất ngủ bằng gừng và đường phèn
Bạn sử dụng 1 củ gừng nấu với đường phèn để làm nước uống. Tùy là mức độ ăn cay của mỗi người mà bạn chọn củ gừng to hay nhỏ. Bạn cho gừng vào 500ml nước lạnh để đun sôi. Khi nước sôi bạn cho đường vào, đun tiếp tục với lửa nhỏ khoàng 10-15 phút. Sau đó đem uống, bạn nên uống vào buổi trưa hoặc chiều để có hiệu quả khi đi ngủ giúp làm giảm stress hiệu quả và đi vào giấc ngủ ngon hơn.

 

4.3: Điều trị mất ngủ bằng Super Power BrainSmart - Thực phẩm chức năng bổ não 

Super Power BrainSmart là sự kết hợp hoàn hảo các thành phần thiết thực của não, đã được kiểm chứng lâm sàng những lợi ích tốt nhất hiện tại và lâu dài cho não. Sharp-PS®Gold cung cấp phosphatidylserine tự nhiên trong não là một phức hợp của DHA (omega-3) axit béo triacylglycerol của phospholipid phosphatidylserine. Phosphatidylserine quan trọng đối với tính linh động màng tế bào thần kinh và cải thiện sự hấp thụ não của DHA. ChocoMind ® (Theobroma cacao) là một chất chiết xuất có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức, chức năng vận động và cải thiện thời gian phản ứng. Vinpocetine hỗ trợ não quá trình trao đổi chất bằng cách tăng tuần hoàn não, tăng cường sự tổng hợp não của ATP, cải thiện việc sử dụng oxy và hỗ trợ tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến chức năng não quan trọng như bộ nhớ, tập trung, hồi tưởng và tâm tính.

Super Power BrainSmart - TPCN bổ não

Super Power BrainSmart - TPCN bổ não

 

Super Power BrainSmart  - Hỗ Trợ Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Não

- Khắc phục hậu quả các di chứng não, tai biến mạch máu não, đột quị, chấn thương sọ não, phù não và các bệnh viêm não…

- Hồi phuc sự thiếu tập trung, nhận thức, sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ và giảm hiệu quả làm việc: các nhà quản lý, học sinh, sinh viên ôn thi…..

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, chóng mặt, ù tai…

- Tăng khả năng phản xạ não, nhanh nhẹn, nhạy bén..

- Hồi phục lão suy ở tuổi già : bệnh Alzheimer, Parkison, tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn nhận thức, rối loạn tâm tính, cảm xúc, suy nhược thần kinh, suy giảm thính lực…

- Rối loạn mạch mạn tính của võng mạc & mạch mạc. 

- Hỗ trợ cai nghiện ma túy, rượu, thuốc lá… giúp lấy lại sự nhạy bén, giảm đau, cải thiện nhận thức, nhân cách, hồi phục  trí nhớ, ổn định giấc ngủ…

- Chống phù não, lợi tiểu, hỗ trợ tim mạch, chống xơ vữa mạch não, cao Huyết áp, phòng chống ung thư não

Xem thêm >>> Thuốc bổ não  
Super Power BrainSmart


Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn hiểu rõ hơn các nguyên nhân gây mất ngủ, mất ngủ uống vitamin gì và cách điều trị chứng mất ngủ hiệu quả . Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !

----------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi
>>> Mẹ cháu 39 tuổi và thường xuyên mất ngủ vào ban đêm ạ
>>> Thuốc bổ não cho người làm việc stress, căng thẳng nên dùng

Các tin khác