Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Làm cách nào để nhận biết các cơn đau do sỏi thận gây ra?

Bệnh sỏi thận là tình trạng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại và hình thành những viên sỏi. Nhiều người nói rằng đau bụng sỏi thận vô cùng dữ dội, ảnh hưởng tới cả sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy làm cách nào để nhận biết các cơn đau do sỏi thận gây ra? Nếu bạn có các dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đi khám ngay vì đó rất có thể là các dấu hiệu của bệnh sỏi thận. 

 


I. Sỏi thận đau ở đâu?

Triệu chứng đau sỏi thận đặc trưng nhất đó là:

- Đau dữ dội, đau quặn thận. Đau sỏi thận thường đau khởi phát từ thắt lưng, ở một bên hoặc cả 2 bên vùng hạ sườn. Sau đó lan dần từ vùng hố thắt lưng xuống phía dưới hay ra phía trước đến hố chậu, đùi, có thể lan sang cả phận sinh dục.

- Đau âm ỉ, nhẹ vùng thắt lưng, hông có thể bạn đã bị sỏi nhỏ hoặc vừa ở bể thận, sỏi nhỏ ở niệu quản.

- Đau kèm theo bí đái, có thể sỏi ở cổ bàng quang hoặc lọt ra niệu đạo.

- Đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế đột ngột có thể sỏi thận phát triển thành những viên sỏi to, áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến các vùng mô xung quanh thận cũng bị chèn ép và gây đau.

- Đau co thắt từ bên trong, nằm ở tư thế nào cũng bị đau. Cơn đau thường kéo dài từ 20 – 60 phút, thậm chí là trong vài giờ. Cơn đau thường kèm theo tiểu ra máu, sốt hay ớn lạnh.

Thực tế, khi sỏi thận xuất hiện trong thận, đường tiết niệu sẽ bị kích thích dẫn đến tình trạng co thắt, bóp chặt, làm tắc đường tiết niệu. Đường dẫn nước tiểu bị tắc, nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài, từ đó làm tăng áp lực lên vùng bể thận, dẫn đến những cơn đau sỏi thận.

 
II. Dấu hiệu nhận biết sỏi thận

1. Buồn nôn hoặc nôn

- Buồn nôn và ói mửa có thể là dấu hiệu bị sỏi thận do thận đang bị tắc nghẽn. Niệu quản bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đồng thời ngăn không cho nước tiểu di chuyển đến bàng quang. Những dây thần kinh trong ruột và thận có mối liên quan đến nhau. Khi sự tắc nghẽn ở thận xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, kích hoạt các dây thần kinh trong đường tiêu hóa, làm cho dạ dày co thắt, khó chịu và làm bạn buồn nôn và ói mửa.

2. Đi tiểu nhiều lần

- Đôi khi những người bị sỏi thận cảm thấy cần phải đi tiểu nhiều lần, nếu viên sỏi nằm ở cuối niệu quản đầu bàng quang hoặc nằm ở cổ bàng quang thì bạn sẽ thường xuyên có nhu cầu đi tiểu, mỗi lần đi một lượng nhỏ. Khi bạn thường xuyên tiểu tiện nhiều lần, tiểu tiện nhỏ giọt, có khả năng sỏi thận đang đi qua niệu quản. Sỏi thận kích thích bàng quang và khiến bạn có cảm giác tiểu tiện thường xuyên hơn. Nếu sỏi thận to, nó có thể gây tắc nghẽn niệu quản. Nguyên nhân là do viên sỏi kích thích gây rối loạn co thắt cơ trơn bàng quang, tạo tín hiệu buồn tiểu giả.

3. Đi tiểu ra máu

- Bị sỏi thận gây tổn thương niêm mạc đường tiết niệu sẽ làm chảy máu, khi đi tiểu ra máu bạn có thể thấy nước tiểu có màu hồng hoặc nâu. Nếu sỏi thận gây trầy xước mô, máu có thể trộn lẫn với nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ, hồng hoặc nâu thì bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời.

4. Sốt và ớn lạnh

- Sốt, ớn lạnh đi kèm với các triệu chứng sỏi thận ở nữ giới, thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng vì sỏi thận có thể là nơi vi khuẩn dễ dàng phát triển. Đây là một biến chứng nghiêm trọng do sỏi thận gây ra.

5. Nước tiểu đục

- Khi thấy dấu hiệu này thì khả năng cao bạn đang có sỏi hoặc nằm trong nhóm đối tượng dễ bị sỏi thận - tiết niệu. Nước tiểu đục có thể do quá nhiều chất cặn bã lắng đọng hoặc đang bị viêm đường tiết niệu. Nếu có viêm đường tiết niệu thì nước tiểu đục kèm mùi hôi, còn lắng cặn thông thường thì nước tiểu sẽ không có mùi.

6. Đau, rát khi đi tiểu, tiểu rắt

- Thông thường khi sỏi rơi xuống niệu quản hoặc từ bàng quang ra niệu đạo sẽ gây tắc đường dẫn tiểu dẫn đến tiểu khó, buốt. Ngoài ra, viên sỏi cọ vào niêm mạc niệu quản và niệu đạo, gây đau và nóng rát khi đi tiểu. Khi ấy, sỏi kích thích bàng quang và gây nên đau sỏi thận. Viêm nhiễm có thể xảy ra và khiến bạn càng thêm đau rát khi tiểu tiện.

7. Vô niệu

- Trường hợp sỏi niệu quản có thể gây ra tình trạng vô niệu một phần hoặc hoàn toàn (tình trạng bạn không đi tiểu được). Vô niệu một phần là do viên sỏi gây tắc một bên thận. Trường hợp hiếm gặp là sỏi làm cả hai bên niệu quản co thắt gây vô niệu hoàn toàn. Tình huống này bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được giải quyết kịp thời để tránh các tình huống xấu: vỡ thận hoặc suy thận cấp xảy ra.

- Trên thực tế, cơn đau sỏi thận thường dễ bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa cấp tính, cơn đau quặn gan do sỏi đường mật hay cơn đau dạ dày tá tràng cấp tính. Do đó, khi có những cơn đau quặn ở vùng lưng thì bạn nên đi khám để kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

III. Đối tượng nguy cơ Sỏi thận

- Yếu tố nguy cơ lớn nhất của sỏi thận là uống không đủ nước khiến cơ thể tạo ra và đào thải ít hơn 1 lít nước tiểu mỗi ngày. Đây là lý do tại sao sỏi thận thường gặp ở trẻ sinh non có vấn đề về thận. Tuy nhiên, sỏi thận rất dễ xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 20 - 50 .

- Các yếu tố khác nhau có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi. Tại Hoa Kỳ, người da trắng dễ bị sỏi thận hơn người da đen.

- Giới tính cũng đóng một vai trò nhất định. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK), nhiều nam giới phát triển sỏi thận hơn phụ nữ .

- Tiền sử sỏi thận có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi tái phát. Tiền sử gia đình bị sỏi thận cũng vậy.

- Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

+ Mất nước

+ Béo phì

+ Một chế độ ăn uống có hàm lượng protein, muối hoặc glucose cao

+ Tình trạng cường tuyến cận giáp

+ Phẫu thuật dạ dày

+ Bệnh viêm ruột làm tăng hấp thu calci

+ Dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu triamterene , thuốc chống động kinh và thuốc kháng acid dựa trên calci

IV. Phương pháp điều trị sỏi thận

Những viên sỏi nhỏ có thể di chuyển đến bàng quang trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó thoát ra ngoài theo đường nước tiểu mà không cần điều trị. 

Đối với những viên sỏi nhỏ gây đau đớn, bạn cần uống thuốc giảm đau, uống nhiều nước, vận động vừa phải và đợi cho viên sỏi đi qua.

Thuốc đẩy nhanh quá trình di chuyển của sỏi (thuốc chẹn alpha hoặc thuốc chẹn kênh canxi) có thể được sử dụng để giúp sỏi đi qua. 

- Phần lớn các viên sỏi có đường kính < 5 mm sẽ tự thải ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu.

- Gần 50% các viên sỏi có đường kính từ 5 - 10 mm cũng có thể thoát ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Còn lại cần được xử lý.

- Những viên sỏi có đường kính > 10 mm cần phải can thiệp.

Những viên sỏi lớn hơn bị kẹt trong niệu quản gây đau dữ dội và có nguy cơ biến chứng cần được phá vỡ hoặc phẫu thuật. Chẳng hạn như nội soi tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng siêu âm (ESWL), nội soi niệu quản hoặc phương pháp tán sỏi qua da (PCNL). Chọn phương pháp điều trị nào sẽ tùy thuộc vào kích thước, loại sỏi và vị trí của sỏi trong hệ tiết niệu.

Thời gian phục hồi sau sỏi thận sẽ phụ thuộc vào cách nó biến mất. Nếu sỏi thoát ra ngoài tự nhiên hoặc ít phải can thiệp bằng thuốc, cơn đau sẽ giảm đi rất nhanh.

Nếu thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể, bạn chỉ cần điều trị ngoại trú và có thể về nhà ngay trong ngày. Trong quá trình thực hiện cần gây mê nhẹ. Nhưng nhìn chung thời gian phục hồi nhanh và phụ thuộc một phần vào loại thuốc gây mê mà bác sĩ sử dụng.

Nếu cần phải phẫu thuật, bạn cần nằm viện 1-2 ngày và có thể hoạt động trong vòng 01 ngày sau khi phẫu thuật. Nếu có đặt stent niệu quản, cần tránh hoạt động cường độ cao cho đến khi nó được tháo ra.

 
Giải pháp cho người sỏi thận : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...

 
 
 

Tác dụng của Super Power UriClean

Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.

- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...


 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Các tin khác