Hỏi đáp: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh thường gặp, do đĩa đệm thoái hóa chèn ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng, Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Đa số mọi người đều có chung câu hỏi: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Thực tế thì ai cũng biết nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
1. Cách nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
- Đau cột sống và đau rễ thần kinh là các triệu chứng nổi bật nhất của bệnh. Đau thường tái phát nhiều lần, mỗi đợt kéo dài khoảng 1-2 tuần, sau đó lại khỏi bệnh. Có khi đau âm ỉ nhưng thường đau dữ dội, đau tăng khi ho, hắt hơi, cúi. Ngoài ra còn có cảm giác kiến bò, tê cóng, kim châm tương ứng với vùng đau. Dần dần, đau trở nên thường xuyên, kéo dài hàng tháng nếu không được điều trị.
- Tuỳ theo vị trí đĩa đệm thoát vị có thể có các triệu chứng đặc trưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cột sống cổ, đau vai gáy, đau cánh tay. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thì sẽ có triệu chứng đau thần kinh liên sườn. Bệnh nhân sẽ thấy đau vùng cột sống lưng, lan theo hình vòng cung ra phía trước ngực, dọc theo khoang liên sườn. Còn nếu thoát vị đĩa đệm xảy ra ở vùng thắt lưng thì bệnh nhân sẽ thấy đau thắt lưng cấp hay mạn tính, đau thần kinh tọa, đau thần kinh đùi bì.
- Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau, cơ cạnh cột sống co cứng. Có trường hợp đau rất dữ dội và người bệnh phải nằm bất động về bên đỡ đau.
- Khả năng vận động của bệnh nhân bị giảm sút rõ rệt. Bệnh nhân rất khó thực hiện các động tác cột sống như cúi ngửa, nghiêng xoay. Khi rễ thần thần kinh bị tổn thương thì bệnh nhân khó vận động các chi. Nếu tổn thương thần kinh cánh tay thì bệnh nhân không thể nhấc tay hay khó gấp, duỗi cánh tay, khả năng lao động và sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu tổn thương thần kinh tọa thì bệnh nhân có thể không nhấc được gót hay mũi chân. Dần dần xuất hiện teo cơ chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng người bệnh thấy chân tê bì, mất cảm giác ở chân đau hay đại, tiểu tiện không kiểm soát được.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
2. Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không?
Nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
- Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.
- Thiểu năng tuần hoàn não: Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép vào hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu nuôi dưỡng cho não. Đặc biệt, hệ thống động mạch này cấp máu cho tiểu não, hành não, vùng chẩm nên bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu vùng chẩm và sau gáy lan lên đỉnh đầu, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, đi không vững, ù tai,…
- Chèn ép đám rối thần kinh cánh tay: Đây cũng là những biểu hiện của bệnh lý cột sống cổ. Do các rễ thần kinh này xuất phát từ tủy cổ chui qua lỗ liên hợp nên khi đĩa đệm ở giữa lệch khỏi vị trí gây chèn ép vào tủy sống hoặc lỗ liên hợp gây tổn thương đến các rễ thần kinh này. Tùy theo mức độ thoát vị và vị trí nhân nhày thoát vị mà biểu hiện lâm sàng khác nhau như đau mỏi vai gáy, co cơ, đau lan xuống cánh tay một hoặc hai bên, đau kèm theo tê bì hoặc teo cơ cánh tay.
- Hội chứng chèn ép tủy: thường có các biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác trong lúc cột sống cổ chỉ đau nhẹ hoặc không đau. Rối loạn vận động là triệu chứng nổi bật, lúc đầu thấy mất khéo léo bàn tay, thay đổi dáng đi, dần dần xuất hiện các biểu hiện liệt ngoại vi hai tay và liệt trung ương hai chân, rối loạn về phản xạ và cơ vòng khiến tiêu tiểu mất chủ động. Rối loạn cảm giác thường biểu hiện tê bì các ngón tay. Thường giảm cảm giác đau và nhiệt.
- Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: có các biểu hiện lâm sàng là chóng mặt ù tai, mất thăng bằng; mắt mờ từng cơn, đôi khi đau ở phần sau hốc mắt; đỏ mặt đột ngột, cơn hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng nhu động ruột, cơn đau ngực, khó nuốt do chèn ép thực quản.
- Ở các bệnh nhân hẹp ống sống cổ bẩm sinh, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mức độ nhẹ cũng có thể gây các triệu chứng lâm sàng nặng hơn. Một đặc điểm khác là thoát vị thường xảy ra cùng lúc ở nhiều đĩa đệm.
-Trường hợp nặng cơn đau còn có thể lan dọc theo đốt sống xuống toàn bộ lưng, thắt lưng lưng rồi đến cả mông và đùi, cẳng chân, khiến cho các bộ phận này đau nhức, vận động không còn linh hoạt như trước.
Chỉ mới điểm qua một vài triệu chứng chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu được bệnh thoát vị cổ có nguy hiểm không? Tuy nhiên, đó không phải là tất cả về bệnh lý này. Bệnh còn diễn ra theo từng đợt khác nhau, không cố định.
- Cụ thể, giai đoạn đầu bệnh có thể khởi phát một cách bất ngờ, các cơn đau xuất hiện khi người bệnh làm một số động tác khó như bất ngờ cúi người, ưỡn cột sống cổ quá đà,...
- Đến những giai đoạn sau, từ giai đoạn thứ phát đến giai đoạn toàn phát bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự gia tăng của cơn đau, thậm chí khiến cho các bộ phận liên quan bị tê bì, mất dần cảm giác nên không thể cầm nắm các đồ vật như bình thường. Trường hợp bệnh biến chuyển nặng sẽ khiến người bệnh bị bại liệt.
Xem ngay >>> 08 Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến ai cũng dễ mắc phải
3. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Vật lý trị liệu và các liệu pháp phản xạ
Xoa bóp: các tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ và cải thiện chức năng các cơ cạnh sống, tránh sử dụng trong những ngày đau cấp tính.
Các phương pháp nhiệt: dùng sức nóng với tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, giãn mạch chủ động, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng tại chỗ.
Dùng dòng điện: có tác dụng tăng chuyển hóa, chống viêm giảm phù nề, kích thích thần kinh cơ, kích thích tạo tổ chức, dẫn thuốc…
Châm cứu: chỉ định cho mọi giai đoạn của hội chứng đau
Điều trị bằng tia laser mềm: các tác dụng sinh học của nó: giảm đau, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức và có tác dụng an thần
Dùng thuốc
Thường sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau không steroid (AINS) trong thời kỳ cấp và trong đợt tái phát. Các thuốc an thần giãn cơ nhẹ và các vitamin nhóm B liều cao vì có tác dụng chống viêm và thoái hóa, nhất là đối với tổ chức thần kinh. Có thể sử dụng liệu phát corticoid trong trưởng hợp các thuốc giảm đau chống viêm thông thường không có kết quả điều trị hoặc dùng để phong bế tại chỗ phối hợp với các thuốc
Kéo giãn cột sống cổ
Là phương pháp điều trị bệnh sinh vì nó làm giảm áp lực tải trọng một cách mạnh mẽ tạo điều kiện chuyển dịch hướng tâm cho nhân nhầy đĩa đệm, tăng cường xâm nhập các chất chuyển hóa vào trong đĩa đệm. Chỉ định với chèn ép rễ đơn thuần , chống chỉ định khi có chèn ép tủy hoặc những tổn thương xương như gai xương lớn trong ống tủy. Kéo giãn cột sống cổ các tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở cơ sở chuyên khoa.
Phẫu thuật
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể phẫu thuật được. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Chỉ phẫu thuật khi có dấu hiệu chèn ép thần kinh nặng. Điều này chỉ biết được khi đến bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình khám và chụp cộng hưởng từ cột sống cổ.
Dùng thực phẩm chức năng
Rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng phương pháp dùng thực phẩm chức năng để điều trị thoát vị đĩa đệm cổ bởi sự an toàn và hiệu quả nó mang đến, TPCN có nguồn gốc 100% thiên nhiên và tuyêt đối không để lại tác dụng phụ. Một trong những TPCN được người tiêu dùng tin chọn nhất hiện nay đó là Bi-jcare.
Vì vậy, khi bị đau cột sống cổ nghi ngờ thoát vị đĩa đệm, nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được thăm khám lâm sàng bao gồm khám toàn bộ vùng cổ và chi trên, khám thần kinh, đánh giá cảm giác, sức co cơ, và các phản xạ; các nghiệm pháp xác định. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn phòng tránh và giúp bạn các phương pháp điều trị sớm và kịp thời.
Xem thông tin chi tiết >>> TPCN Thuốc xương khớp Bi-JCare
Xem video: 10 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đáng sợ nhất trong sinh hoạt hàng ngày
Xem video: 07 Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và các phương pháp điều trị bệnh từng giai đoạn.
Trên đây là những thông tin bạn nên lưu ý liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !