Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Hậu quả của bệnh tăng huyết áp

Hậu quả của bệnh tăng huyết áp để lại cho người bệnh những nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, bệnh thận mạn... nguy hiểm hơn là dẫn đến suy tim, đột quỵ. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên mọi đối tượng, mọi độ tuổi do áp lực công việc, chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh.

Vào năm 2000, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), toàn thể giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết áp và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Tăng huyết áp nguy hiểm ở chỗ nó thường diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế.

► Nhận biết lúc nào huyết áp bình thường? Lúc nào là bị tăng huyết áp?

Nhận biết các số đo huyết áp
Nhận biết các số đo huyết áp
 
Khi bạn đo huyết áp, có hai trị số huyết áp, ví dụ: 117/78 mmHg. Số ở trên hay số lớn hơn gọi là  huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) phản ánh huyết áp của động mạch khi tim bóp. Số ở dưới hay số nhỏ hơn gọi là huyết áp tối thiểu (hay huyết áp tâm trương) phản ánh huyết áp khi tim giãn ra trong một chu kỳ co bóp của quả tim.

Bình thường, huyết áp của người lớn là dưới 120/80 mmHg. Khi huyết áp từ 120-139/80-89 được coi là “huyết áp bình thường - cao”. 
Nếu bạn là người lớn và huyết áp của bạn là 140/90 mmHg hoặc cao  hơn, bạn đã bị cao huyết áp (hay tăng huyết áp). Nếu bạn bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, con số huyết áp của bạn tốt nhất là dưới 130/80 mmHg.

Nếu huyết áp của bạn cao hơn ngưỡng này, bạn đã bị coi là cao huyết áp và cần điều trị.

► Triệu chứng lâm sàng của bệnh tăng huyết áp

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng đặc hiệu, nhất là trong giai đoạn đầu người bệnh hầu như không có biểu hiện triệu chứng nào, vì vậy chỉ dựa vào triệu chứng bệnh không thể chẩn đoán được tăng huyết áp. Có một quan điểm sai lầm phổ biến cho rằng người bị tăng huyết áp sẽ luôn xuất hiện các triệu chứng, nhưng thực tế hầu hết người bị tăng huyết áp không có triệu chứng, một số trường hợp có thể xuất hiện một vài triệu chứng sau:

– Đau đầu: có thể đau vùng đỉnh đầu, 2 bên thái dương, có lúc đau lúc không. Trường hợp bị cơn tăng huyết áp ác tính (huyết áp đột ngột tăng quá cao) thì đau đầu dữ dội như muốn vỡ ra.

– Chóng mặt ù tai: Bệnh nhân thỉnh thoảng có chóng mặt, người choáng váng, mất thăng bằng. Có thể kèm theo ù tai hoa mắt.

– Mất ngủ: Tăng huyết áp làm cho bệnh nhân khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể hay mê sảng, nhiều trường hợp mất ngủ thường xuyên, không ngủ được.

– Suy giảm trí nhớ: Tăng huyết áp làm cản trở lưu thông máu lên nuôi dưỡng cho não bộ vì vậy lâu ngày làm suy giảm trí nhớ biểu hiện là bệnh nhân hay quên.

– Các triệu chứng cận lâm sàng: Thường là giai đoạn sau (huyết áp tăng cao thường xuyên không được điều trị) giai đoạn này đã có các biến chứng

 
Lưu ý các triệu chứng lâm sàng khi bị tăng huyết áp
Lưu ý các triệu chứng lâm sàng khi bị tăng huyết áp

► 12 điều bạn cần biết về hậu quả của bệnh tăng huyết áp

Do áp lực công việc cuộc sống quá căng thẳng cho đến chế độ ăn uống không an toàn (ăn mặn, ăn đồ ăn có chứa nhiều chất béo, uống rượu bia...) dẫn đến làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Nam giới và người già là 2 đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp hơn cả. Bệnh tăng huyết áp về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Biến chứng thường gặp nhất của tăng huyết áp là biến chứng mạch máu. Tăng huyết áp gây xơ vữa mạch máu lớn lẫn mạch máu nhỏ trên các cơ quan trong cơ thể, gây nên các bệnh lý suy tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh lý võng mạc mắt.

Dưới đây là 12 điều bạn cần biết về hậu quả của bệnh tăng huyết áp:

1. Tăng huyết áp gây tổn thương động mạch

Khi bị bệnh tăng huyết áp, áp lực trong mạch máu bị tăng lên, theo thời gian nó sẽ làm mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng động mạch. Do áp lực liên tục động mạch bị giãn, lớp nội mạc bị nứt, vỡ gây nên chứng phình động mạch rất nguy hiểm. Phình động mạch chủ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể bị vỡ, gây chảy máu và dẫn đến tử vong.
 

2. Huyết áp cao dẫn tới suy tim

Bệnh mạch vành và suy tim là hai biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất đối với bệnh nhân tăng huyết áp.

Để chống lại áp lực cao trong lòng mạch do tăng huyết áp, tim buộc phải làm việc nhiều hơn, lâu dần khiến cho buồng thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) phát triển dày lên, gây khó khăn trong quá trình bơm máu, dẫn tới hậu quả cuối cùng là suy tim với các triệu chứng điển hình như khó thở, ho khan, phù chân tay…

Trong suy mạch vành, triệu chứng điển hình là những cơn đau thắt ngực hoặc loạn nhịp tim đơn thuần.

 

3. Đột quỵ - biến chứng gây tử vong hàng đầu của tăng huyết áp

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tăng huyết áp và để lại những di chứng nặng nề về sau.
Cơn đột quỵ xảy ra khi một phần não bộ không nhận được đủ máu và oxy cần thiết để duy trì chức năng, điều này có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại một số di chứng nặng nề như suy giảm trí nhớ, thị lực, tê liệt nửa người và rối loạn về ngôn ngữ… Đột quỵ do tăng huyết áp gây ra có thể do 2 nguyên nhân như sau:

- Thiếu máu cục bộ (chiếm 87%): Do mảng xơ vữa mạch phát triển dày lên theo thời gian có thể gây nứt vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch não.

- Xuất huyết (chiếm 13%): Áp lực máu cao tác động lên thành mạch bị suy yếu có thể gây vỡ mạch máu não, khiến máu chảy vào các mô sâu trong não hoặc không gian giữa não và hộp sọ gây chết một phần não bộ.

 

4. Suy thận do tăng huyết áp

Tình trạng tăng huyết áp cao và kéo dài sẽ làm tổn thương và phá hủy các mạch máu trong cơ thể, làm giảm lượng máu cung cấp đến thận và các cơ quan khác. Huyết áp tăng gây áp lực đến hệ thống màng lọc, phá hủy bộ lọc của thận dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận mạn.

Trong cơ thể, thận có chức năng giữ cho huyết áp được ổn định. Khi thận bị tổn thương, khả năng điều hòa huyết áp giảm, làm cho huyết áp bị tăng cao. Nếu bạn bị suy thận, bệnh tăng huyết áp lại làm cho bệnh thận của bạn nặng thêm. Như vậy, tăng huyết áp có thể là một biến chứng của suy thận mạn. 

5. Suy giảm thị lực do tăng huyết áp

Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng cho mắt và dây thần kinh thị giác. Mạch máu có thể bị vỡ ra gây xuất huyết làm giảm thị lực của người bệnh với biểu hiện nhìn mờ, trường hợp nặng có thể dẫn tới mù lòa.

Ngoài ra, giảm thị lực có thể là hậu quả sau cơn đột quỵ não, do vùng não bộ chịu trách nhiệm xử lý thông tin hình ảnh bị tổn thương.

 
Tăng huyết áp dẫn đến giảm thị lực nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa
Tăng huyết áp dẫn đến giảm thị lực nặng hơn có thể dẫn đến mù lòa
 

6. Rối loạn chức năng sinh dục do tăng huyết áp

Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng tới khả năng tình dục của cả nam giới và phụ nữ:

- Ở nam giới: Sự bơm máu vào các mạch máu trong thể hang là cơ chế duy trì khả năng cương cứng của dương vật. Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thể hang, gây ra rối loạn chức năng cương dương.

- Ở phụ nữ: huyết áp cao làm giảm lưu lượng tới cơ quan sinh dục, có thể gây khô âm đạo, giảm ham muốn tình dục.

 

7. Bệnh tăng huyết áp ảnh hưởng đến tư duy và trí nhớ

Hẹp và tắc mạch máu nuôi dưỡng não bộ làm suy giảm lưu lượng máu truyền đến não có thể ảnh hưởng đến vùng tư duy và trí nhớ gây ra các vấn đề về khả năng ghi nhớ, tập trung và học hỏi làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh.
 
Suy giảm trí nhớ và tư duy do tăng huyết áp
Suy giảm trí nhớ và tư duy do tăng huyết áp ảnh hưởng lên não bộ

8. Ảnh hưởng đến thai kỳ (đối với phụ nữ đang mang thai)

Phụ nữ bị huyết áp cao khi mang thai có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai từ đó làm giảm nồng độ ôxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi có thể tăng trưởng chậm, làm cân nặng khi sinh của bé thấp. Nguy hiểm nhất đối với người cao huyết áp khi mang thai là hội chứng tiền sản giật, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và em bé khi sinh. Theo một nghiên cứu, huyết áp cao khi mang thai có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ tới 40 %.
 

9. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tăng huyết áp và giấc ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau. Theo nghiên cứu, những người có huyết áp cao có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng góp phần làm tăng nặng bệnh huyết áp kể cả khi người bệnh dùng thuốc chống tăng huyết áp.
 
Ngừng thở, thở ngắt quãng dài khi ngủ
Ngừng thở, thở ngắt quãng dài khi ngủ làm tăng nặng bệnh huyết áp cao

10. Gây chứng chuột rút (bệnh động mạch ngoại biên)

Nếu không điều trị cao huyết áp liên tục có thể ảnh hưởng đến các mạch máu ở tứ chi của bạn quá. Nó có thể thu hẹp và làm cứng các mạch máu của chân dẫn đến một bệnh lý gọi là bệnh động mạch ngoại biên, có thể ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân và gây ra chứng chuột rút rất đau đớn.

11. Có thể gây mất xương

Huyết áp tăng có thể gây ra các bất thường về chuyển hóa canxi. Theo các nghiên cứu, huyết áp cao làm tăng đào thải canxi của cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi. Mất canxi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mẩt xương hoặc gãy xương do loãng xương.

12. Ảnh hưởng đến não

Tỷ lệ bị tai biến mạch máu não tăng lên theo trị số huyết áp, có nghĩa là huyết áp càng cao càng dễ bị tai biến mạch máu não, nhất là tăng huyết áp tâm thu ở người trên 65 tuổi. Người bị tăng huyết áp khi ở tuổi trung niên, sẽ dễ bị mất trí nhớ lúc về già.

Khi huyết áp tăng quá mức lâm sàng (huyết áp tâm thu lớn hơn 180 – 200 mmHg, tùy theo từng trường hợp) sẽ xảy ra hội chứng bệnh não do tăng huyết áp ác tính: người bệnh nhức đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, yếu tay chân, tình trạng tri giác thay đổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn, người bệnh sẽ lơ mơ, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong trong vài giờ.

 

Bệnh tăng huyết áp và Những nguy cơ tiềm ẩn (nguồn VTC14)

► Phòng và giảm nguy cơ tăng huyết áp

Thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm nguy cơ cao huyết áp

– Giảm cân ngay nếu bạn bị thừa cân.


– Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: giảm muối, hạn chế dầu mỡ, đồ xào, rán, phủ tạng động vật…

– Tăng cường ăn trái cây và rau, kết hợp thêm các sản phẩm từ sữa không có chất béo hoặc ít béo.

– Thường xuyên vận động thể chất.

– Không dùng đồ uống có cồn hoặc tuyệt đối hạn chế.

– Bỏ thuốc lá.

– Sử dụng thuốc đúng như bác sĩ đã kê toa.

– Luôn quan tâm đến chỉ số huyết áp của mình.
 

► Thực phẩm chức năng - Thuốc hạ huyết áp Bi-Cozyme

 

bi-cozyme


Bi-Cozyme® bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu.

Sử dụng Bi-Cozyme® hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp động mạch, cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stant, can thiệp tim mạch, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa 
 

► Công dụng của Bi-Cozyme.

– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

– Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..

– Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành,  các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

– Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…

– Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…

– Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..

– Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….

– Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …


 



Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính có thể gây biến chứng trên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Trên đây là 12 điều cần biết về hậu quả của bệnh tăng huyết áp. Việc điều trị bệnh huyết áp cao là một quá trình dài vì bệnh có thể trở lại khi cơ thể chịu nhiều áp lực và không được chăm sóc an toàn. Nếu thường xuyên bị tăng huyết áp thì nên đến bác sĩ thăm khám tư vấn để được hỗ trợ sớm nhất, tránh để bệnh lâu dài gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người bệnh.
_________________________________________
Bài viết liên quan:

>>> Bệnh tăng huyết áp kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm người tăng huyết áp không nên ăn
>>> Cảnh báo những nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp đến não
>>>  Những nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp đến mạch máu bạn cần biết

Các tin khác