Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không? Cách đối phó với đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đục thủy tinh thể bẩm sinh chữa được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người đang mắc phải bệnh này. Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt mà hầu hết chúng ta thường nghĩ bệnh chỉ xuất hiện ở người già. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai, vì trẻ em cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Nhiều trẻ nhỏ ngay từ lúc mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh bẩm sinh. Nếu tình trạng bệnh được phát hiện muộn và điều trị muộn thì cho dù khi lớn lên có tiến hành mổ thay thế thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém.

1. Đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Thủy tinh thể là một thấu kính tự nhiên trong suốt giúp chúng ta nhìn rõ mọi vật. Tuy nhiên khi xuất hiện các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn nhòe như có màn sương che phủ, “ruồi bay”, có thể mắt bạn đã bị đục thủy tinh thể.

Khi mới sinh ra, một số trẻ sơ sinh đã bị căn bệnh này được gọi là “đục thủy tinh thể bẩm sinh”. Trong trường hợp đục thủy tinh thể xuất hiện trong 6 tháng đầu đời sẽ được coi là đục thủy tinh thể trẻ em. Trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể ở một mắt (đục thủy tinh thể đơn phương) hoặc cả hai mắt (đục thủy tinh thể song phương). Hầu hết, trẻ em bị đục thủy tinh thể ở một mắt, mắt còn lại sẽ có tầm nhìn tốt hơn so với những đứa trẻ không bị bệnh.

Có rất nhiều loại đục thủy tinh thể khác nhau. Khi thủy tinh thể bị đục ngay ở trung tâm, sẽ ảnh hưởng hơn đến tầm nhìn so với khi bị đục bao sau (vị trí có nhiệm vụ cố định thủy tinh thể), mặc dù điều này cũng phụ thuộc vào kích thước và nguyên nhân gây bệnh.


 
Mắt bị đục thủy tinh thể bẩm sinh
Mắt bị đục thủy tinh thể bẩm sinh

 
Hầu hết, đục thủy tinh thể đơn phương đều không biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, nó có thể xảy ra do chấn thương ở mắt trong quá trình sinh hay mẹ bầu bị nhiễm khuẩn lúc mang thai. Trong khi đó, đục thủy tinh song phương thường xuất hiện do gen di truyền.


Xem ngay >>> Thuốc bổ mắt của Mỹ hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý về mắt
 

2. Các dạng đục thủy tinh thể bẩm sinh và ảnh hưởng của nó tới thị lực

Các dạng đục thủy tinh thể bẩm sinh
- Đục thủy tinh thể cực trước được xác định rõ, nằm ở phần phía trước của ống kính của mắt và được cho là thường liên kết với những đặc điểm di truyền. Những loại đục thủy tinh thể thường được coi là quá nhỏ để yêu cầu can thiệp phẫu thuật

- Đục thủy tinh cực sau cũng được xác định rõ, nhưng xuất hiện ở phần sau của ống kính của mắt.

- Đục thủy tinh thể hạt nhân xuất hiện ở trung tâm của ống kính và là một hình thức rất phổ biến của đục thủy tinh thể bẩm sinh.

- Đục thủy tinh thể Cerulean thường được tìm thấy trong cả hai mắt của trẻ sơ sinh và được phân biệt bởi chấm nhỏ, chấm xanh trong ống kính. Thông thường , loại đục thủy tinh thể không gây ra vấn đề tầm nhìn . Cerulean đục thủy tinh thể xuất hiện có liên quan đến xu hướng di truyền.

Ảnh hưởng tới thị lực
Hệ thống thị giác là sự “phối hợp” làm việc giữa mắt và não bộ, phát triển và hoàn thiện cho đến khi trẻ khoảng 7 - 8 tuổi. Hệ thống này được kích thích và phát triển bằng cách sử dụng tầm nhìn của bạn. Nếu một đứa trẻ sinh ra bị đục thủy tinh thể, sẽ kéo theo sự bất thường trong quá trình phát triển của hệ thống thị giác, gây ra bệnh nhược thị (đôi mắt lười biếng).

Với đứa trẻ bị đục thủy tinh thể một mắt, não có xu hướng tập trung vào “mắt khỏe mạnh” và làm giảm thị lực của mắt bị bệnh. Còn khi bị đục ở cả hai mắt, hệ thống thị giác vẫn sẽ phát triển, nhưng nó sẽ bị hạn chế và có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn ở cả hai mắt.

3. Biểu hiện sớm của đục thủy tinh thể bẩm sinh

Để phát hiện sớm chứng bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, mọi người có thể căn cứ vào các dấu hiệu như mắt không có ánh hồng khi chiếu đèn vào và soi thấy có ánh trắng trong mắt. Khi thấy đồng tử của 1 hoặc 2 mắt trẻ xuất hiện đốm mây trắng; trong gia đình có tiền sử có người bị rối loạn di truyền, có thể gây đục thủy tinh thể thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt - các bác sĩ khuyến cáo.​
 
Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong, 2 mặt lồi, công suất khoảng +20D. Đây là một tổ chức trong suốt, không có mạch máu, không có thần kinh. Dinh dưỡng của thủy tinh thể chủ yếu nhờ vào thẩm thấu qua bao của nó. Triệu chứng sớm của đục thủy tinh thể bao gồm:

Thị lực giảm
Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể

Loá mắt
Đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây loá mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy tinh dưới bao sau.

Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó
Mắt bị đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

Lác mắt
Trong nhiều trường hợp đây là một trong các lý do khiến bệnh nhi đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thủy tinh thể, mắt đó bị nhược thị và lác.

Bệnh nhi cần được khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân, các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc. Siêu âm mắt là một xét nghiệm không thể thiếu giúp chẩn đoán và tiên lượng kết quả phẫu thuật.

4. Đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không?

Đục thủy tinh thể bẩm sinh chữa được, nhưng việc chữa trị sẽ gặp nhiều rủi ro hơn so với bệnh thông thường​
 
Không có thuốc làm tan đục thủy tinh thể bị đục, mà chỉ còn cách phẫu thuật thay thủy tinh thể tự nhiên bằng thủy tinh thể nhân tạo (ống kính nội nhãn). Trường hợp đục thủy tinh thể không ảnh hưởng quá nhiều đến thị lực, có thể không cần thiết phải phẫu thuật.

Nếu đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn và sự phát triển của hệ thống thị giác của trẻ, phẫu thuật có thể thực hiện khi trẻ dưới 3 tháng tuổi. Nếu trẻ bị đục thủy tinh thể đơn phương, phẫu thuật có thể được xem xét ở khoảng 6 tuần sau sinh.

Sau khi phẫu thuật, trẻ thường cần đeo kính hoặc kính áp tròng nhằm giúp trẻ có được tầm nhìn tốt nhất. Trẻ cũng có thể bị đau trong khoảng 12 – 24h sau phẫu thuật và cần sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi 2 - 4h/lần để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, cần lưu ý việc chăm sóc cho trẻ, tránh không để nước bẩn hoặc dầu gội đầu bắn vào mắt. Để tránh trẻ dụi mắt ảnh hưởng đến khả năng hồi phục, bác sĩ có thể băng mắt bảo vệ cho trẻ.

5. Điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Đối với đục thủy tinh thể bẩm sinh toàn bộ hai mắt cần phải phẫu thuật sớm ngay trong những tháng đầu của trẻ. Phương pháp phẫu thuật thường là mổ lấy thủy tinh thể sau đó đeo kính hoặc dùng kính tiếp xúc ở trẻ dưới 5 tuổi; trẻ trên 5 tuổi có thể đặt thủy tinh thể nhân tạo

Đối với đục thủy tinh thể hai mắt chưa toàn bộ quyết định phẫu thuật không cần khẩn cấp đối với trẻ dưới 5 tuổi, cần điều chỉnh kính hoặc nhỏ giãn đồng tử. Trong trường hợp đục không đồng đều ở hai mắt chú ý điều trị mắt đục nhiều hơn trước.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh một mắt có thể phẫu thuật đặt thủy tinh thể nhân tạou loại này xuất hiện sớm thường bị nhược thị rất sâu, thường kèm với những tổn thương phối hợp tại mắt và toàn thân nên kết quả điều trị rất kém.

Sau phẫu thuật cần chú ý điều trị nhược thị bằng cách bịt mắt và tập luyện

Phẫu thuật là phương pháp duy nhất có hiệu quả trong việc chữa đục thủy tinh thể. Phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể có tỷ lệ thành công cao với hơn 90% bệnh nhân khôi phục tốt thị lực của mình với những kỷ thuật tiên tiến hiện nay như phaco.

Nội khoa: thuốc chỉ tạm thời trong thời gian đầu.

Điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẩu thuật: Nhân mắt bị đục được lấy ra và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo.


Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn trả lời được câu hỏi bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh có chữa được không. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !

 
EyeAid+
 

Các tin khác