10 dấu hiệu bị bệnh sỏi thận dễ phát hiện nhất để ngăn chặn kịp thời
Bệnh sỏi thận không còn quá xa lạ với chúng ta. Sỏi thận là căn bệnh nguy hiểm, đểu lâu sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng đối với cơ thể. Vì vậy việc phát hiện sớm dấu hiệu bị bệnh sỏi thận là điều rất cần thiết để có biện pháp điều trị kịp thời.
► 10 dấu hiệu bị bệnh sỏi thận dễ phát hiện nhất để ngăn chặn kịp thời
Nơi hòn sỏi trú ngụ, đường tiết niệu bị kích thích đưa đến co thắt, bóp chặt hòn sỏi dẫn đến tắc đường tiểu, hậu quả là nước tiểu ứ đọng, gây tăng áp lực đột ngột ở đài – bể thận làm nên các cơn đau quặn thận (cơn đau bão thận). Đầu tiên chỉ đau ê ẩm vùng thắt lưng, đau tăng lên khi vận động nặng, đi đường dài, đạp xe… Những dấu hiệu, triệu chứng bệnh sỏi thận:
– Đau lưng, đau mạn sườn: Đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, có khi buồn nôn và nôn. Đau âm ỉ, gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng nằm ở vị trí bể thận.
– Đái máu: Là biến chứng thường gặp của sỏi thận – tiết niệu, nhất là khi sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đái máu.
– Đái buốt, đái rắt, đái mủ: Khi có nhiễm khuẩn tiết niệu, nó tái phát nhiều lần, có thể đái ra sỏi
– Sốt cao: Người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đái buốt, đái rắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp.
Sốt cao kèm theo triệu chứng đau hông, lưng cũng có khả năng bị bệnh sỏi thận
– Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu: Đái tắc từng lúc hoặc hoàn toàn.
– Nước tiểu mùi hôi: Bệnh nhân sỏi thận thường có nước tiểu đục và có mùi hôi, hăng do chứa nhiều chất độc và hóa chất.
– Đau khi ngồi lâu: Khi những viên sỏi trong thận đã to, người bệnh khó có thể ngồi hay nằm một tư thế nhất định trong thời gian dài. Do áp lực lên các khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận khiến sỏi cọ xác vào nhiều cơ quan nội tạng khác, càng làm người bệnh đau hơn.
Đau khi ngồi lâu
– Tiểu nhiều, tiểu buốt: Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh sỏi thận. Đi tiểu buốt là do viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo.
– Buồn nôn và nôn: Đây là một trong những triệu chứng của sỏi thận vì do nhiễm trùng đường tiểu gây nên. Nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng như sốt.
– Nước tiểu có bọt: Xuất hiện bọt hay bong bóng nổi lên nước tiểu chính là biểu hiện cho thấy có lẫn protein trong nước tiểu. Điều này chứng tỏ thận đã làm việc không tốt để lọt protein ra ngoài.
– Khô và ngứa da: Với chức năng tương tự như gan, thận sẽ loại bỏ và đào thải chất cặn bã ra ngoài thông qua đường tiểu, giúp cân bằng khoáng chất trong máu. Nhờ đó các tế bào khỏe mạnh hơn. Nhưng khi thận suy yếu hoặc có vấn đề, lượng khoáng chất bị thiếu hụt sẽ làm da trở nên khô hơn, có cảm giác ngưa ngứa. Vì thế người bệnh không nên chủ quan khi có dấu hiệu này.
Bị khô và ngứa da
► Những triệu chứng khó nhận biết của bệnh sỏi thận
– Sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi có tác động mạnh (đi xe vào đường mấp mô, gồ ghề, nhiều ổ gà,…) hay hoạt động mạnh (chạy, nhảy, mang vác nặng, cử động mạnh,…) hoặc do thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng, có thể đi kèm rối loạn tiểu, khó chịu, trướng hơi, đầy bụng, buồn nôn và nôn.
– Đau bụng thường đau dữ dội (gọi là cơn đau quặn thận), đau vùng thắt lưng nhất là phía thận có sỏi, nếu sỏi thận hai bên thì đau toàn bộ vùng thắt lưng, đau xuyên cả ra hông, lưng. Tuy vậy, có trường hợp do sỏi nằm ở vị trí bể thận, sỏi to cho nên chỉ đau âm ỉ. Một số trường hợp đau thắt lưng từng cơn. Đầu tiên đau ở hai hố thắt lưng, rồi lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
– Bên cạnh triệu chứng đau, tiểu ra máu có thể gặp trong sỏi thận. Đái máu chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi. Đái máu có thể làm nước tiểu có màu đỏ (chảy máu nhiều) mắt thường nhìn thấy được (chảy máu đại thể), trường hợp rỉ máu phải xét nghiệm nước tiểu mới thấy được (chảy máu vi thể). Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu (niệu quản, bàng quang) người bệnh hay buồn đi tiểu và triệu chứng thường gặp là đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái són. Nếu có kèm theo nhiễm khuẩn đường tiết niệu (thận, niệu quản hoặc bàng quang) sẽ xuất hiện đái đục (nước tiểu có mủ) và có thể đái ra sỏi.
– Biến chứng sỏi thận thường gặp nhất là cản trở đường tiểu làm ứ đọng nước tiểu gây tổn thương thận, suy thận, đặc biệt khi có nhiễm khuẩn đường tiểu đi kèm. Cần lưu ý, khi người bệnh sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau thắt lưng, đái buốt, đái dắt, đái mủ là dấu hiệu của viêm thận – bể thận cấp do biến chứng của sỏi thận. Suy thận là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể, gây tăng huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. Sỏi thận rất dễ tái phát (10 – 50%).
► 03 Cách trị sỏi thận dân gian hiệu quả, đơn giản tại nhà
Cách trị sỏi thận dân gian bằng các loại rau củ quả quen thuộcđã được ông cha ta áp dụng và lưu truyền từ lâu đời khi y học còn chưa phát triển, tây y cũng chưa phát triển nhiều. Sau đây là 5 cách chữa sỏi thận dân gian hiệu quả và được nhiều người sử dụng nhất.
1. Cách trị sỏi thận dân gian bằng quả dứa
Cách trị sỏi thận dân gian bằng quả dứa (trái thơm) được đánh giá khá cao trong việc đào thải các viên sỏi nhỏ. Nhiều bệnh nhân áp dụng cách chữa này phản ánh họ thấy những cơn đau dữ dội do sỏi di chuyển giảm hẳn sau khi uống nước dứa nướng.
Các bước thực hiện:
Bạn chỉ cần mua 1 quả dứa về rửa sạch, khoét 1 lỗ để nhồi phèn chua vào sau đó đem nướng chín, vắt lấy nước để uống hằng ngày. Cũng có ý kiến khác cho rằng ngoài nướng dứa cũng có thể đem dứa hấp cách thủy cùng phèn chua, sau đó gọt sạch vỏ, ăn cả nước lẫn cái.
Chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa
2. Cách trị sỏi thận dân gian bằng đu đủ xanh
Vì nhựa đu đủ là thành phần chính của bài thuốc chữa sỏi thận nên bạn cần chọn quả đu đủ bánh tẻ, không non quá cũng không già quá, càng tươi càng tốt, tầm 400g là vừa.
Cách làm là cắt đầu và đuôi của quả đu đủ, moi hết ruột ra ngoài, để nguyên cả vỏ cho vào ít muối rồi hấp cách thủy.
Nên ăn món này sau bữa ăn để không cảm thấy xót ruột. Nếu thấy khó ăn quá có thể chấm với ít đường. Nhiều trường hợp có sỏi thận dưới 10mm chỉ cần áp dụng bài thuốc này trong 7 ngày là đã tiêu sỏi.
Chữa bệnh sỏi thận bằng quả đu đủ xanh
3. Cách trị sỏi thận dân gian bằng chuối hột
Chuối hột đặc biệt là chuối hột rừng rất tốt để chữa bệnh sỏi thận. Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa sỏi thận bằng chuối hột, tiêu biểu là 2 bài sau:
Dùng hột chuối phơi khô tán thành bột mịn, hằng ngày dùng một nhúm nhỏ hòa vào nước cho tan ra rồi uống
Chọn 1 quả chuối hột non, vắt lấy 1 chén nước nhỏ rồi cho thêm chút muối để uống
Chữa bệnh sỏi thận bằng chuối hột
Nếu việc điều trị bằng biện pháp dân gian không đem lại hiệu quả như bạn mong đợi bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng bổ trợ điều trị bệnh sỏi thận
► Giới thiệu Tpcn hỗ trợ điều trị các bệnh về thận, làm tan sỏi Super Power UriClean
Thực phẩm chức năng Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Jarrow Formulas, Inc, Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Thực phẩm chức năng Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.
TPCN hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, làm tan sỏi Super Power UriClean
Tác dụng của Super Power UriClean
– Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
– Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu
– Chống viêm bàng quang
– Tan sỏi thận
– Chống lắng cặn trong đài bể thận
– Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận
– Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận
– Phòng chống nhiễm trùng H.pylori, gây viêm loét đường tiêu hóa và các mảng bám răng, chữa đau răng và viêm lợi
– Hỗ trợ điều trị ung thư thận và các loại khác…
Xem thêm: TPCN hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận, làm tan sỏi Super Power UriClean
Như vậy trên đây là 10 dấu hiệu bị bệnh sỏi thận, nếu bạn gặp một trong các dấu hiệu trên bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra một cách chính xác nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh !
________________________________________
Bài liên quan:
>>> Các loại bệnh thận và triệu chứng con người hay gặp phải
>>> Bệnh suy thận mãn có chữa được không?
>>> Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì để sức khỏe được đảm bảo