Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Một số món ăn từ khoai lang chữa đau dạ dày dễ làm

Đau dạ dày ăn khoai lang được không là thắc mắc của nhiều người.  Thành phần chính của khoai lang là tinh bột, ngoài ra còn chứa nhiều chất xơ, vitamin và canxi sẽ giúp kiểm soát lượng axit trong dạ dày. Dưới đây là một số món ăn từ khoai lang dễ ăn cực tốt cho sức khỏe

Bệnh đau dạ dày là một căn bệnh có liên quan tới chế độ ăn uống của chúng ta. Khi bị đau bao tử không phải thực phẩm nào cũng tốt, người bị đau dạ dày nếu không có chế độ ăn uống hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tiến trình điều trị bệnh.

► Đau dạ dày ăn khoai lang được không?

Những người bị đau dạ dày có thể ăn các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột yến mạch, khoai tây, bắp cải, bí đỏ, … Ăn khoai lang thường xuyên sẽ giúp tăng cường năng lượng, cải thiện chức năng tiêu hóa hoạt động tốt, không gây khó chịu cho những người bị đau dạ dày.
 
khoai lang
Đau dạ dày ăn khoai lang được không?
 
Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, khoai lang có chứa nhiều tinh bột, chất xơ, các loại Vitamin A, C, B6, potassium, beta carotene và canxi. Tinh bột của khoai lang sẽ tăng cường hấp thu acid trong dạ dày đồng thời tạo một lớp màng nhầy mới để bảo vệ niêm mạc. Chất xơ giúp kiểm soát lượng acid có trong dạ dày và ngăn ngừa táo bón. Beta carotene có khả năng chống lại các gốc tự do, chống oxy hóa cao ở trong niêm mạc dạ dày. Vitamin A và C ngăn chặn sự tổn thương tế bào phòng ngừa tiểu đường, tim mạch, ung thư.

Với những công dụng trên, chị nên ăn khoai lang khi bị đau dạ dày. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên ăn khoai lang ở mức độ vừa phù hợp (100g/ngày ) rất có lợi cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Khi ăn khoai lang cần tuyệt đối tránh những điều sau đây:
Không ăn khi đói

Khi đói nếu ăn khoai lang nhiều hay ít đều gây tổn thương cho dạ dày. Các chất có trong khoai sẽ kích thích niêm mạc dạ dày gây ra hiện tượng đầy bụng, ợ chua, khó tiêu. Đặc biệt, với những người bị tiểu đường cần nói không với khoai lang lúc này vì nó sẽ khiến bệnh tình diễn biến xấu đi.

 

► Những lưu ý khi ăn chế biến khoai lang

Không ăn khoai để quá lâu

Khoai lang để lâu thường sẽ ngọt hơn so với khoai lang mới đào nên nhiều người thích ăn loại khoai này. Tuy nhiên, khi bị đau dạ dày thì bạn không ăn khoai để quá lâu bởi chúng chứa rất nhiều đường vì đường là một gia vị mà người bị đau dạ dày cần phải kiêng. Ngoài ra, khoai lang để quá lâu cũng sẽ mọc mầm, mầm khoai lang có nhiều độc tố khi ăn vào có thể gây đau bụng hay nôn mửa. Do đó, tuyệt đối không ăn khoai để quá lâu.
 

Không ăn củ có đốm đen

Khi thấy những củ khoai lang có các màu đốm đen thì hãy vứt bỏ nó đi thay vì cắt bỏ phần đốm đen và tiếp tục sử dụng. Các đốm đen trên khoai lang là độc tố có thể gây hại cho gan. Tuy đã gọt bỏ phần đốm đen nhưng loại độc tố này không bị mất đi. Chính vì lẽ đó, bạn chỉ nên ăn những củ khoai lang có màu sáng, không có biểu hiện các đốm đen.
 
Không ăn củ có đốm đen
Không nên ăn những củ khoai lang để lâu hay có đốm đen

Không ăn khoai thay cơm

Khoai lang tuy rất tốt khi bị đau dạ dày nhưng chúng ta không nên lạm dụng nó. Có rất nhiều người ăn khoai lang thay cơm và hậu quả là đầy bụng, khó tiêu, nấc, tiêu chảy, … Hiện tượng này do sự tích tụ của acid và protein trong dạ dày khiến thành dạ dày bị co thắt, đồng thời điểm tiếp giáp giữa dạ dày và thực quản mở rộng làm cho thức ăn bị đẩy lên gây ợ chua, nấc nghẹn.
 

Không ăn nhiều vào buổi tối

Bạn nên tránh ăn khoai lang vào buổi tối vì dễ xảy ra tình trạng trào ngược acid. Đặc biệt là những người có dạ dày yếu, đang bị rối loạn tiêu hóa vì sẽ gây ra hiện tượng sình bụng. Hơn nữa, việc trao đổi chất vào ban đêm ít khi diễn ra nên khi ăn khoai lang vào sẽ khó tiêu hóa khiến bạn mất ngủ. Thay vì ăn buổi tối, bạn hãy ăn khoai vào buổi trưa sau khi ăn cơm 1 tiếng là thích hợp nhất. Bởi vì sau khi ăn, khoáng chất canxi trong khoai lang cần phải mất 4 – 5h mới hấp thu vào cơ thể; ánh sáng mặt trời buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ này.
 

► Một số món ăn từ khoai lang chữa đau dạ dày dễ làm

1. Khoai lang luộc

Khoai lang luộc
Khoai lang luộc - Món dễ ăn dễ chế biến nhất
Luộc, hấp để làm cho thức ăn mềm ra, dễ tiêu hóa là biện pháp thường dùng trong chế biến thức ăn cho người bị đau dạ dày. Bạn chỉ cần chuẩn bị ít củ khoai lang tươi ngon, đem rửa sạch rồi luộc chín hoặc có thể hấp lên cho chín. Đợi nguội bớt là có thể sử dụng để ăn, việc ăn khoai lang vào mỗi ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa, không những giúp người bệnh dạ dày cải thiện triệu chứng mà còn khiến cho người bệnh có cảm giác thèm ăn, ăn uống được ngon lành hơn.
 

2. Canh nấu sườn cho người bị đau dạ dày

Canh khoai lang nấu sườn, món ngon cho bữa ăn thêm hấp dẫn và tốt cho người bị đau dạ dày
 
Canh nấu sườn cho người bị đau dạ dày
Canh khoai lang nấu sườn là một món ăn dễ làm cho thực đơn bữa cơm
 
Nguyên liệu: 500g sườn non, 100g khoai lang

Công thức: Sơ chế sạch khoai lang và sườn non. 
Bước 1: Đem ướp sườn non với gia vị trong khoảng 15 phút, thời gian đợi ướp sườn thì bạn có thể gọt bỏ vỏ khoai lang và cắt thành từng miếng sao cho vừa ăn là được. 
Bước 2: Tiếp theo, bạn tiến hành nấu sườn với nước trước, đợi khi nước sôi được một lúc thì đổ khoai lang vào và ninh cho đến lúc nhừ. Nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.

 
Bạn có thể sử dụng món canh này cùng với bữa ăn hằng ngày sẽ mang lại tác dụng hiệu nghiệm lắm đấy.
 

3. Chè khoai lang đậu xanh


Chè khoai lang đậu xanh
Món chè khoai lang đậu xanh ăn trong mùa hè cực kỳ phù hợp

Nguyên liệu: Khoai lang, đậu xanh, nước cốt đưa, bột đao và đường. 

Công thức: 
Bước 1: Trước tiên bạn lột vỏ khoai lang, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi ngâm với nước chanh giúp khoai được trắng và hết nhựa. 
Bước 2: Đậu xanh ngâm trong nước khoảng 2 tiếng vớt ra và tách vỏ. 
Bước 3: Sau đó bạn cho đậu xanh vào nồi, đổ cho ngập nước rồi đun sôi,  vớt bọt bỏ đi, nấu cho đến khi hạt đậu xanh chín và có dấu hiệu nở ra thì tiếp tục đổ khoai lang vào cùng đun cho tới khi khoai chín nhừ. 

Bạn có thể cho thêm bột dao và đường để tạo hương vị và độ sánh mịn cho món chè của mình thêm ngon hơn.

 

4. Súp tôm khoai lang

Súp tôm khoai lang

Nguyên liệu: Khoai lang 1 củ, tôm đất 40g, rau ăn kèm tùy ý.

Công thức:
Bước 1: Bạn cho khoai lang rửa sạch và cắt khúc. Nấu chín khoai lang. 
Bước 2: Tôm đất bạn đem rửa sạch và bóc vỏ. Tôm đất bạn cũng đem rửa sạch và bóc vỏ. 
Bước 3: Bạn cho khoai lang vào nấu với nước dùng vừa đủ ăn, khi nước bắt đầu nóng thì cho tôm vào nấu cho chín.

Có thể cho rau ăn kèm, hành phi khô,… tùy thích. Tắt lửa và thưởng thức.

 

5. Cháo khoai lang thịt heo

Nguyên liệu: Thịt thăn heo khoảng 30g, khoai lang 1 khoanh, gạo nở vừa đủ dùng.
Công thức:
Bước 1: Khoai lang bạn đem rửa sạch và cắt nhỏ.  
Bước 2: Nấu khoang lang cùng với một ít gạo cho chín nhừ, gạo bung đều. 
Bước 3: Băm nhỏ thịt heo, đem thịt xào sơ và cho vào cùng với cháo. Đun cháo thêm một chút cho sôi và tắt bếp. 
Bạn đã có món cháo khoai lang để thưởng thức và giảm cơn đau dạ dày hiệu quả.

► Những điều cần phải lưu ý trong chế độ ăn uống:

– Nên ăn những thức ăn mềm hoặc được băm nhuyễn, nghiền nhỏ như bột ngũ cốc, bột gạo lức, bột mè đen. Đồng thời, không nên ăn no quá mà nên chia nhỏ thức ăn làm nhiều lần trong ngày sẽ tốt hơn, mỗi bữa cách nhau khoảng 2-3 tiếng.

– Để tránh bệnh nặng hơn và gây viêm loét dạ dày, người bệnh cần tránh xa những loại thực phẩm khó tiêu và có tính kích thích như rượu bia, thuốc lá, nước chè đặc, nước để lạnh, nước đá.

– Tránh thức ăn có tính axit như cam, chanh, bưởi, cà chua, các thực phẩm lên men, muối chua. Vì những thực phẩm này sẽ gây kích ứng dạ dày và khiến dạ dày dễ bị viêm loét.

– Tránh thức ăn cay, nhiều gia vị và nhiều dầu mỡ như đồ chiên, bột ớt, mù tạt, tiêu. Đặc biệt, không nên ăn những thức ăn sẵn vì chúng chứa rất nhiều chất bảo quản rất độc hại không tốt cho dạ dày.

– Chú ý nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn đủ 3 bữa sáng – trưa – tối, không nên bỏ bữa vì sẽ không tốt cho dạ dày. Đồng thời, nên tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe để chống lại bệnh tật tốt hơn.

► Điều trị đau dạ dày bằng TPCN Prilosec.

Prilosec OTC™ 20.6 mg là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Prilosec OTC™ 20.6 mg chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.

Prilosec
Điều trị đau dạ dày hiệu quả với Prilosec

Công dụng của Prilosec OTC 20.6mg

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả

- Chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần.

 

Xem thêm >>> Thông tin chi tiết sản phẩm Prilosec

HOẶC LIÊN HỆ TƯ VẤN 24/24: 0978 307 072
 

Hi vọng các bạn đọc sau bài viết này có thể hiểu rõ hơn về công dụng của khoai lang cũng như trả lời được câu hỏi thắng mắc Đau dạ dày ăn khoai lang được không? Chế độ ăn uống luôn là một trong những yếu tố quyết định tình trạng bệnh đau dạ dày vì vậy hãy tìm hiểu thêm và xây dựng cho mình một thực đơn bữa ăn thật hợp lý. Chúc các bạn có sức khỏe thật tốt!
__________________________________
Bài liên quan:
>>> 
04 thói quen ăn uống xấu gây bệnh đau dạ dày cần lưu ý
>>> Người bị đau dạ dày uống nước gừng được không - những điều bạn không ngờ
>>> Cách điều trị đau dạ dày khi đói, no, vận động quá sức

Các tin khác