Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Cơ chế gây nhồi máu não xảy ra như thế nào?

Cơ chế gây nhồi máu não xảy ra như thế nào? Nhồi máu não thường do 2 nguyên nhân chính: tắc mạch máu  não do các mảnh xơ vữa động mạch,  biến chứng của bệnh tim mạch. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cơ thế sinh lý bệnh qua bài viết sau đây

► Một số nét chính về giải phẫu và sinh lý tuần hoàn não

Não bộ được tưới máu bởi hai hệ động mạch xuất phát từ động mạch chủ: hệ thống động mạch cảnh trong và hệ thống động mạch sống – nền.

Động mạch cảnh trong chia làm 4 ngành tận: động mạch não trước tưới máu cho mặt trong bán cầu, mặt dưới và mặt ngoài thuỳ trán; động mạch não giữa tưới máu cho mặt ngoài bán cầu, vùng trán – thái dương, đỉnh – thái dương, nửa trước thuỳ chẩm; động mạch thông sau tạo sự nối thông của vòng mạch đa giác Willis; động mạch mạc mạch trước chạy vào các màng mạch để tạo thành các đám rối màng mạch bên, giữa, trên. Mỗi động mạch lại được chia thành hai loại ngành: ngành nông tạo nên động mạch vỏ não, ngành sâu (từ gốc 3 động mạch não trước, giữa, sau) đi vào sâu tưới máu cho các nhân xám trung ương như đồi thị, thể vân, nhân đuôi, nhân đậu, bao trong, màng mạch.
 
Đặc điểm quan trọng nhất của tuần hoàn não là hệ thống động mạch sâu và nông độc lập với nhau. ở hệ thống động mạch trung tâm, các nhánh tận không nối thông với nhau và phải chịu áp lực cao, vì vậy khi chảy máu do tăng huyết áp thường ở vị trí sâu và nặng (động mạch Heubner, động mạch Charcot). Hệ thống động mạch ngoại vi được nối với nhau bằng một mạng lưới phong phú khắp trên bề mặt của vỏ não, chia nhánh nhiều nên chịu áp lực thấp, vì vậy khi hạ huyết áp hay gây nhồi máu. Vùng giao thuỷ (Watershed zone) giữa các nhánh nông và nhánh sâu hay xảy ra tai biến gây tổn thương lan toả như thiếu máu não cục bộ.

Hệ thống động mạch sống – nền cung cấp máu cho 1/3 sau của bán cầu đại não, tiểu não và thân não. Hai động mạch não sau là hai nhánh tận cùng của động mạch đốt sống thân nền, tưới máu cho mặt dưới của thuỳ thái dương và mặt giữa thuỳ chẩm. Theo Lazorthes, tuần hoàn não có hệ thống nhánh thông ở 3 mức sau:

– Mức 1: nối thông giữa các động mạch lớn trước não (giữa động mạch cảnh trong, cảnh ngoài và động mạch đốt sống) qua động mạch mắt.


– Mức 2: giữa các động mạch lớn tạo vòng Willis ở đáy não.

– Mức 3: ở quanh vỏ não với sự nối thông giữa các nhánh nông của các động mạch não giữa, não trước và não sau.

Ngoài ra còn có các nhánh nối giữa các nhánh động mạch màng não và các nhánh động mạch vỏ não. ở đại não cũng có nhánh nối mạch giữa màng mềm với bề mặt bán cầu đại não, các nối tiếp này bình thường không hoạt động, nhưng khi có các tai biến tắc mạch, vỡ mạch não khu vực thì các mạch nối thông này trở lại hoạt động bù trừ ngay. Riêng ở tiểu não không có mạch nối trên bề mặt nên khi tai biến xảy ra, tiên lượng thường nặng.
 
Sinh lý tuần hoàn não: Theo Ingvar và cộng sự, lưu lượng tuần hoàn trung bình ở người lớn là 49,8 ±5,4ml/100g não/phút; có sự khác nhau giữa lưu lượng tuần hoàn não cho chất xám (79,7±10,7ml/100g não/phút) với lưu lượng tuần hoàn cho chất trắng (20,5 ±2,5ml/100g não/phút), trẻ em có lưu lượng tuần hoàn khu vực lớn hơn người lớn và đến 60 tuổi lưu lượng tuần hoàn não giảm xuống nhanh chóng. Tốc độ tuần hoàn não ở người lớn trung bình từ 6 – 10 giây.

Những yếu tố điều hoà lưu lượng tuần hoàn não gồm: tự điều hoà bằng cách thay đổi sức cản của thành mạch để duy trì một lượng máu qua não một cách ổn định khi có sự thay đổi về huyết áp (hiệu ứng Bayllis). Điều hoà chuyển hoá khi phân áp oxy tăng gây giãn mạch và tăng lưu lượng máu, nếu giảm phân áp oxy thì cung lượng máu não giảm tới 30%. Điều hoà bằng cơ chế thần kinh ít quan trọng đối với các động mạch nội sọ. Tiêu thụ oxy và glucose của não phải liên tục và ổn định vì các noron thần kinh chỉ dự trù một lượng glucose vừa đủ dùng trong vòng 2 phút và không hề có khả năng dự trữ oxy.

 

► Dịch tễ nhồi máu não

Nhồi máu não chiếm từ 68 – 70% tai biến nói chung; gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi 60 – 70; nam gặp gấp hai lần nữ; trong năm thường gặp vào các tháng 1, 2, 11, 12. Các dân tộc và các tầng lớp xã hội có sự chênh lệch không đáng kể. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu não từ 15 – 22%. Theo TCYTTG (1979) tỷ lệ mới mắc hàng năm từ 127 – 740 bệnh nhân/100.000 dân. ở Mỹ, tỷ lệ thường gặp tai biến mạch máu não là 794/100.000 dân (Harrison, 1991). Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ (1997), ước tính mỗi năm có khoảng 500.000 bệnh nhân đột quị mới mắc. Tỷ lệ tử vong từ 21 – 42/100.000 dân. ở Việt Nam theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự (1995), tỷ lệ hiện mắc tai biến mạch máu não là 75,14/100.000 dân; tỷ lệ mới mắc là 53,2/100.000 dân. Theo Lê Văn Thành và cộng sự (1994), tỷ lệ hiện mắc là 416/100.000 dân; tỷ lệ mới mắc là 152/100.000 dân.
 

► Cơ chế gây nhồi máu não xảy ra như thế nào

Cơ chế gây nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ hay còn gọi là nhũn não) xảy ra khi mạch máu bị tắc, tổ chức não được tưới máu bởi động mạch đó không được nuôi dưỡng và bị hoại tử; kèm theo các triệu chứng và hội chứng thần kinh khu trú tương ứng với vùng não bị tổn thương.
 
nhồi máu não
 
Đối với huyết khối, nguyên nhân chính là do vữa xơ động mạch; hay gặp ở các động mạch lớn, đặc biệt là chỗ phân chia động mạch. Cấu tạo của thành mạch gồm có 4 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa, lớp chun trong, lớp áo trong; vữa xơ động mạch gây tổn thương chủ yếu ở lớp áo trong.

Đến nay có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây vữa xơ động mạch như thuyết rối loạn các thành phần của máu gây lắng đọng fibrin, thuyết do áp lực dòng máu gây tổn thương các tế bào nội mạch, nhất là chỗ phân chia động mạch, thuyết tổn thương các tế bào nội mô thành mạch, thuyết do ăn chế độ giàu lipid, thuyết do các stress, hút thuốc lá, cơ địa béo phì, nhiễm khuẩn, tự miễn. Khi thành mạch bị vữa xơ, trở nên thô giáp tạo điều kiện cho các tiểu cầu bám vào, cục tiểu cầu tăng dần khi vỡ ra từng mảnh trôi theo dòng máu gây tắc mạch, nhưng do cục tắc được cấu tạo từ tiểu cầu nên không bền và có thể tan ra, vì vậy các triệu chứng lâm sàng chỉ tồn tại trong vài giờ, đồng thời hệ tuần hoàn bàng hệ hoạt động nên bệnh nhân hồi phục trong vòng 24 giờ. Đây có thể là cơ chế bệnh sinh của thiếu máu não thoảng qua.

Thông thường cục máu đông được tạo bởi các sợi fibrin, tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu. Cục máu đông loại này khó tan, khi bong ra trôi theo dòng máu gây tắc mạch, đồng thời tuần hoàn bàng hệ vùng đó nghèo nàn sẽ cho bệnh cảnh lâm sàng rõ rệt, điển hình, bệnh nhân có thể đỡ một phần hay để lại di chứng với các mức độ khác nhau. Khi cục nghẽn mạch cứ lớn dần lên gây bịt tắc trên 70% lòng mạch, lúc đó sẽ có triệu chứng lâm sàng và có chỉ định phẫu thuật nếu điều kiện cho phép (ở các động mạch ngoài sọ).

Nếu cục tắc di chuyển tiếp, máu sẽ được tưới lại cho vùng nhồi máu cũ, vì thành mạch trong vùng nhồi máu cũ đã bị tổn thương nên khi máu chảy vào gây hiện tượng thoát mạch hay vỡ mạch, như vậy vùng nhồi máu cũ (nhồi máu trắng) thành vùng nhồi máu đỏ. Đây là hiện tượng nhồi máu – chảy máu, sẽ gây bệnh cảnh lâm sàng đột ngột nặng dần (theo thuyết của Rouchoux, 1884).

– Tắc mạch não: cục tắc ở tim, hoặc mảng vữa xơ bong ra gây tắc mạch não, nhưng nguyên nhân hay gặp nhất là cục tắc từ tim; trong bệnh hẹp lỗ van hai lá do ứ máu ở nhĩ trái tạo cục máu đông khi rung nhĩ và loạn nhịp hoàn toàn, các cục máu đông bong ra trôi theo dòng máu xuống thất trái và tiếp tục theo vòng đại tuần hoàn gây tắc mạch ở chi, mạc treo và tắc mạch ở não. Trong bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cũng vậy, cục sùi loét ở nội mạc hay hệ thống van động mạch chủ bong ra theo dòng máu gây tắc mạch ở các nơi.


– Co thắt mạch gây nhồi máu não: co thắt mạch khi lòng mạch hẹp trên 50% ở phim chụp động mạch não. Tỷ lệ co thắt mạch rất chênh lệch tuỳ theo nghiên cứu của từng tác giả (20 – 60%). Co thắt mạch hay xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 12, góp phần làm tăng tỷ lệ tử Đến nay có nhiều thực nghiệm và giả thuyết để giải thích cơ chế co thắt mạch não sau xuất huyết màng não là do sự mất cân bằng các chất giãn mạch của tế bào nội mô và sự tăng tổng hợp của chất gây co mạch ET-1 (Endothelin-1) trong động mạch não; đồng thời máu trong khoang dưới nhện giải phóng ra các chất gây co mạch như: serotonin, prostaglandine, cathecholamine… Tất cả các yếu tố trên phối hợp tham gia vào cơ chế co thắt mạch não.
 

► Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của nhồi máu não

1. Vai trò của huyết áp

– Tăng huyết áp mạn tính: làm tăng sinh tế bào cơ trơn, dày lớp áo giữa động mạch, làm hẹp lòng động mạch, giảm khả năng tạo tuần hoàn bên tạo tiền đề cho sự thiếu máu ở đoạn động mạch ngoại vi ổ tắc. Ngoài ra, tăng huyết áp còn có tác dụng thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch.
– Huyết áp giảm: khi đó vùng giáp ranh giữa các vùng phân bố máu của các động mạch lớn không được tưới máu đầy đủ và gây nên nhồi máu giao thuỷ (watershed infarction).

2. Vữa xơ động mạch

– Biểu hiện sớm nhất của vữa xơ động mạch là vết mỡ (fatty streaks).
– Những mảng vữa xơ (atherosclerotic plaque) thường xuất hiện vào thập kỷ thứ ba hoặc thứ tư của cuộc đời.
– Các mảng vữa xơ làm tiền đề cho quá trình kết tập tiểu cầu, hồng cầu tạo tơ huyết và tạo huyết khối. Mảng vữa xơ có thể bền vững cũng có thể bị sùi loét.

3. Bệnh lý tim 

– Rung nhĩ.
– Tổn thương thất trái: nhồi máu cơ tim, dị dạng mạch và đờ thành thất (sau nhồi máu cơ tim), bệnh cơ tim thể giãn, huyết khối.
– Tổn thương nhĩ trái: u nhầy, huyết khối, dòng chảy xoáy…
– Tổn thương van tim: bệnh van tim bẩm sinh, hẹp lá do thấp, sa van 2 lá, viêm nội tâm mạc…
– Các quá trình can thiệp: thông tim, phẫu thuật bắc cầu vành, ghép tim…

4. Bệnh lý mạch máu

– Co thắt mạch não (vasoconstriction).
– Các quá trình viêm mạch.

5. Các nguyên nhân khác

Bệnh hồng cầu lưỡi liềm, đông máu rải rác lòng mạch, bệnh bạch cầu, tăng độ nhớt của máu, khối phát triển nội sọ, ngộ độc CO, nhiễm độc chì mạn tính, bệnh Moyamoya, sinh đẻ, vết thương giập nát lớn...

Hiểu thêm về cơ chế bệnh gây nhồi máu não sẽ giúp hỗ trợ trong phòng chống và điều trị bệnh nhồi máu não hiệu quả nhất!

► Cách phòng tránh bệnh nhồi máu não

Bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân cần chú ý phát hiện ra nguyên nhân gây nhồi máu não của mình, từ đó điều trị nguyên nhân gây bệnh để phòng nhồi máu não tái phát:
 
Cách phòng tránh bệnh nhồi máu não
Phòng tránh nhồi máu não giúp giảm khả năng mắc bệnh và các biến chứng nguy hiểm 
 
– Phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim và bệnh van tim.

– Theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần… tùy mức độ bệnh), uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ và tái khám thường xuyên.

– Tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý như: Chế độ ăn uống hợp lý bao gồm: rau xanh, trái cây, củ quả, dầu thực vật, cá, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt,… Những thực phẩm nên hạn chế: Các chất béo, mỡ, da, nội tạng động vật, gia cầm,bơ thực vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, muối, đường, bánh ngọt, nước uống có ga…

– Tăng cường tập thể dục, tập vận động; làm việc nhẹ nhàng vừa sức của mình, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội để đầu óc nhanh nhạy và minh mẫn. Người cao tuổi sức khỏe có hạn có thể tập những môn đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội…
 
– Tự tạo cuộc sống vui vẻ, khoan thai, không ôm đồm lo lắng hay căng thẳng mà nên chia sẻ với người thân để giảm bớt gánh nặng cuộc sống.

► Phòng tránh bệnh nhồi máu não sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Cozyme

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn và người thân cũng có những cách để hạn chế và phòng tránh hiệu quả nhồi máu não:

Điều trị tốt các bệnh như  thiếu máu não thoáng qua, đã từng bị bị tai biến mạch máu não, nhồi máu não… B.sĩ, T.sĩ Phan Đăng Bình khuyên sử dụng Bi-Cozyme® để bảo vệ sức khỏe não bộ, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Tránh gây nên các di chứng của bệnh nhồi máu não và bệnh tái phát.

bi-cozyme
Bi-Cozyme - Chống tai biến, đột quỵ 

⇒ Tác dụng của Bi-Cozyme.

– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

– Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..

– Người bịcao HA, bệnh mạch vành,  các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

– Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…

– Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…

– Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..

– Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….

– Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …
 

Xem ngay: >>> Thuốc phòng chống tai biến mạch máu não Bi-Cozyme
HOẶC LIÊN HỆ TƯ VẤN 24/24: 0978 307 072

 



Trên đây là bài viết về cơ chế gây nhồi máu não hi vọng với bài viết này các bạn đã nắm rõ được các cơ chế, nguyên nhân hình thành căn bệnh nhồi mãu não cũng như có biện pháp phòng tránh và khắc phục kịp thời.
____________________________________
Bài xem thêm:
>>> 
Nhồi máu não ở người già và những nguy hiểm tiềm ẩn không nên chủ quan
>>> 05 di chứng của nhồi máu não người bệnh sẽ phải đối mặt sau tai biến
>>> Nhồi máu não diện rộng là gì? Cách điều trị

Các tin khác