Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không siêu hiệu quả
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không là 1 trong những cách chữa dân gian vô cùng hiệu quả tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng biết đến cách chữa bệnh trĩ đơn giản này. Vậy, cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Xem ngay >>> Cách Chữa Bệnh Trĩ Khỏi Không Tái Phát Nhờ Loại Thuốc Bôi Cực Đơn Giản Này
Bệnh trĩ ngoại hình thành khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép quá mức, hoặc khi bị viêm nhiễm vùng hậu môn.
Đặc điểm dễ nhận thấy của bệnh trĩ ngoại là người bệnh có thể tự sờ được được do các búi trĩ mọc bên ngoài vùng hậu môn. Đây chính là điểm khác biệt giữa trĩ ngoại và trĩ nội.
Người mắc bệnh trĩ ngoại không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cá nhân hàng ngày như gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, không thoải mái…
Bệnh trĩ ngoại
► Công dụng chữa bệnh trĩ của lá trầu không
- Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Các nghiên cứu hiện đại còn nhận thấy rằng, lá trầu không có tác dụng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, khuẩn tả, trực khuẩn lị, trực khuẩn coli,... và cả làm lành vết thương rất hiệu quả.
- Đồng thời, lá trầu không cũng có nhiều chất chống oxy hóa, cải thiện chức năng dạ dày, thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
- Các chất thải sẽ được đào thải dễ dàng hơn do cơ vòng hoạt động tốt từ tác dụng của lá trầu không… chính vì vậy, không có lý do gì mà chúng ta không sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ, giúp kháng khuẩn chống viêm đau và se búi trĩ lại.
Công dụng tuyệt vời của lá trầu không
- Theo một nguyên cứu của các chuyên gia: Bệnh trĩ được hình thành chủ yếu là do áp lực tại hậu môn, trực tràng, khiến cho các tĩnh mạch bị căng giãn quá mức, từ đó các búi trĩ được hình thành. Các búi trĩ liên tục tiết dịch, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm, phù nề. Điều này làm cho tình trạng bệnh trĩ của bạn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chính vì vậy, muốn chữa bệnh trĩ hiệu quả cần phải chú ý đến hai yếu tố quan trọng là: Giảm áp lực tại hậu môn, thúc đẩy hoạt động hiệu của các cơ vòng tại hậu môn và khắc phục chứng viêm nhiễm.
- Trong khi đó, thành phần của lá trầu không có chứa một lượng lớn kháng sinh mạnh, có khả năng chống lại sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Chính vì vậy từ lâu, lá trầu không vẫn được biết đến như một loại dược liệu có tác dụng sát khuẩn, giúp bệnh nhân chữa trị các triệu chứng viêm nhiễm khác nhau, trong đó có viêm nhiễm tại hậu môn do búi trĩ gây ra.
- Ngoài ra, lá trầu không còn chứa một lượng lớn hoạt chất chống oxi hóa. Hoạt chất này không chỉ góp phần cải thiện nồng độ PH trong dạ dày, cân bằng hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, mà còn có ý nghĩa trong việc kích thích các hoạt động tích cực của cơ vòng hậu môn. Từ đó, hậu môn hoạt động hiệu quả hơn và giảm thiểu các triệu chứng viêm nhiễm bất thường do búi trĩ gây nên.
► Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không siêu hiệu quả
Cách 1: Chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không kết hợp với các nguyên liệu khác
Đây là cách tổng hợp với nguyên liệu chính là lá trầu không. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị nguyên liệu gồm 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 quả bồ kết, 1 quả cau to. Tất cả đều rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cho lá trầu không, hạt gấc và bồ kết vào cỗi giã nhỏ. Lưu ý trong lúc giã, bạn cho thêm chút muối sạch vào cùng. Tiếp theo, bạn bổ quả cau thành 7 miếng nhỏ
- Bước 3: Cho hỗn hợp vừa giã ở trên cùng cau bổ nhỏ vào đun sôi cùng với lượng nước vừa phải
- Bước 4: Xông hậu môn bằng hỗn hợp đun sôi, bạn dùng một chiếc ghế nhựa thấp có khoét một lỗ tương xứng với khu vực hậu môn, đặt nồi nước xông ở giữa rồi bắt đầu ngồi xông hậu môn trong khoảng 30 phút. Khi nước xông nguội, bạn có thể tận dụng lọc lấy bã đắp vào phần hậu môn, còn nước mang rửa hậu môn cũng rất tốt.
Cách này thực hiện ngày khoảng 2 lần, làm liên tiếp trong khoảng 5 ngày, bạn có thể cảm nhận được hiệu quả. Khi xông hậu môn bằng hỗn hợp lá trầu không như trên, các búi trĩ sẽ dần teo lại, giảm được đáng kể triệu chứng sưng và phù nề khiến bạn dễ chịu hơn rất nhiều.
Xông hậu môn bằng hỗn hợp đun sôi
Trong cách chữa trĩ này, nguyên liệu chỉ gồm duy nhất lá trầu không. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Bạn chuẩn bị một nắm lá trầu không gồm từ 15-20 lá
- Bước 2: Bạn rửa sạch lá trầu không, cho vào nồi cũng một thìa muối sạch và lượng nước vừa phải rồi đun sôi hỗn hợp này lên, sau đó để nguội bớt (sờ vào thấy ấm tay là được)
- Bước 3: Bạn ngâm hậu môn trong hỗn hợp vừa đun ở trên trong khoảng 30 phút. Ngày thực hiện khoảng 2 lần, sau 2 tuần sẽ cho kết quả rõ rệt
Cách chữa bệnh trĩ này có tác dụng trực tiếp lên vùng sưng đau và ngứa rát ở hậu môn, làm giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, ẩm ướt tại đây. Đồng thời, các thành phần có trong lá trầu không cũng cho tác dụng rất tốt trong việc nhuận tràng, giúp cho bệnh nhân dễ chịu hơn rất nhiều.

Kết hợp lá trầu không với muối chữa trĩ
Cách 3: Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không cho trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ do hệ tiêu hóa hoạt động chưa ổn định nên thường dễ bị táo bón, ngoài ra cơ vòng hậu môn của trẻ cũng còn khá yếu. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý và chữa trị bệnh trĩ cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu ngày từ khi thấy dấu hiệu bệnh trĩ.
Áp dụng: Lấy một lá trầu không ngâm trong dung dịch lá thầu dầu, giã nhỏ rồi vo thành viên nhỏ đút vào hậu môn của trẻ. Tính kháng khuẩn của lá trầu không sẽ góp phần giảm trừ viêm nhiễm, đồng thời lá thầu dầu có tính co mạch sẽ kích thích trực tràng co bóp và làm se búi trĩ.
► Phòng ngừa bệnh trĩ
Để việc chữa trị nhanh chóng đạt kết quả người bệnh cần thực hiện đều đặn hàng ngày. Bên cạnh đó người bệnh cần kết hợp với việc duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh vì chúng hỗ trợ việc điều trị bệnh trĩ rất nhiều. Tốt nhất người bệnh nên:
- Ăn nhiều các thực phẩm có chứa chất xơ, uống nhiều nước và tránh xa đồ cay nóng, đồ chứa cồn, chất kích thích…
- Thường xuyên đi lại vận động để giảm áp lực cho các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng.
- Không nịn đại tiện.
- Không rặn hay ngồi lâu khi đại tiện.
- Nên tập thói quen vào 1 giờ nhất định trong ngày.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đại tiện để tránh bị viêm nhiễm.
Phòng ngừa bệnh trĩ
Trên đây là 02 phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không rất dễ áp dụng, dễ tìm kiếm vị thuốc và tiết kiệm chi phí tuy nhiên lại đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì. Rất nhiều người bệnh đã bỏ dở việc điều trị vì thấy bệnh tiến triển chậm. Một vấn đề nữa là sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ chỉ thích hợp với những trường hợp bị bệnh giai đoạn nhẹ.
Bài liên quan:
>>> Cách chữa trĩ cho phụ nữ mang thai hiệu quả, không gây hại tới thai nhi
>>> Bất ngờ với cách chữa trĩ bằng lá lộc vừng cực kì hiệu quả
>>> Tổng hợp tất cả các cách chữa bệnh trĩ không cần phải phẫu thuật