Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

05 phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn 05 phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng xảy ra khá phổ biến, bệnh gây đau thắt lưng cục bộ và lan ra các bộ phận khác. Biến chứng nặng nhất của bệnh gây liệt tàn phế, teo cơ, rối loạn cảm giác... Vì vậy nếu có thể chẩn đoán sớm sẽ giúp bệnh nhân điều trị kịp thời

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây lên tình trạng đau đớn lên lưng dưới, lan dần xuống cẳng chân rồi đến tận ngón chân. Biểu hiện của bệnh xuất hiện ở đốt sống lưng thường gây đau chân mà không đau lưng. Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thì thông thường 90% trường hợp bị đau chân lan tỏa xuống phần dưới đầu gối liên quan đến thoát vị thắt lưng sẽ được phân loại.
 
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

► Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Triệu chứng thường gặp

– Đau vùng thắt lưng đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn.
– Cơn đau biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng.
– Đau dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, có cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
– Hạn chế cử động, mất khả năng ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp.
– Có tư thế ngay lưng hoặc vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, người bệnh phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
– Lâu dần, người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, teo cơ, thậm chí bại liệt.
 

Đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

– Người thường xuyên khuân vác vật nặng sai tư thế có nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất cao
– Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất
– Người bị tai nạn hay các chấn thương lên cột sống.
 
Người bệnh sẽ gặp các cơn đau cột sống do đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh
Người bệnh sẽ gặp các cơn đau cột sống do đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh

► 05 phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng 

Chẩn đoán lâm sàng luôn luôn phải dựa vào bệnh sử tự nhiên với cơn đau đầu tiên mà phần lớn do lao động nặng ảnh hưởng đến đốt sống thắt lưng. Trong đó có một lần đốt sống bị gập quá mức và cơn đau kéo dài một thời gian. Hoặc cũng có một số trường hợp cơn đau thắt lưng từ mức độ nhẹ rồi dần dần nặng hơn nhưng không do lao động nặng mà do tư thế ngồi làm việc không đúng.

1. Chẩn đoán xác định.

Theo Saporta (1970) nếu có 4 triệu chứng trở lên trong số 6 triệu chứng sau:

(1) Có yếu tố chấn thương.

(2) Đau cột sống thắt lưng lan theo rễ, dây thần kinh hông to.

(3) Đau tăng khi ho, hắt hơi, rặn.

(4) Có tư thế giảm đau: nghiêng người về một bên làm cột sống thắt lưng bị vẹo.

(5) Có dấu hiệu chuông bấm.

(6) Dấu hiện Lasègue (+).

 

2. Chẩn đoán định khu.

– Rễ L1-2: đau vùng bẹn và mặt trong đùi, yếu cơ thắt lưng – chậu.

– Rễ L3-4: đau mặt trước đùi, yếu cơ tứ đầu đùi và giảm phản xạ gối.

– Rễ L5: đau mặt ngoài đùi và cẳng chân, tê mu bàn chân và ngón cái.

– Rễ S1: đau mặt sau ngoài đùi, cẳng chân, tê ngón út, giảm phản xạ gót.

– Rễ S2: đau mặt sau trong đùi, cẳng chân, gan chân, yếu cơ bàn chân.

– Rễ S3, S4, S5: đau vùng “yên ngựa” đáy chậu, yếu cơ tròn tiểu tiện.

 
chuan doan thoat vi đia dem cot song that lung
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

​3. Chẩn đoán xác định thể thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm ra trước
Loại thoát vị này thường khởi phát đột ngột sau chấn thương cột sống hoặc vận động mạnh đột ngột trong lúc cột sống thắt lưng đang ở tư thế ưỡn quá mức. Tuy nhiên thoát vị đĩa đệm ra trước có thể xảy ra từ từ do cột sống luôn ở tư thế bất lợi kéo dài của nghề nghiệp, trên cơ sở thoái hóa đĩa đệm:

– Lâm sàng:
Có hội chứng cột sống.
Không có hội chứng rễ.
Giai đoạn đầu thì đau lưng cấp (lumbago), sau chuyển thành đau lưng mạn tính (lombalgie), hay tái phát, đau tăng khi vận động cột sống.


• Thoát vị đĩa đệm ra sau
– Là thể thường gặp nhất, khởi phát cấp tính sau chấn thương hoặc gắng sức đột ngột.

– Có hội chứng cột sống và hội chứng rễ.

– Đau giảm khi nằm nghỉ.

– Các hình thái thoát vị ra sau


• Thoát vị đĩa đệm vào thân đốt sống (Schmorl): chỉ có hội chứng cột sống.

• Thoát vị đĩa đệm vào lỗ ghép: bệnh nhân đau rễ thần kinh rất điển hình:
- Trường hợp đau một rễ

- Trường hợp đau hai rễ

- Trường hợp đau nhiều rễ


• Thoát vị đĩa đệm vào ống sống (thể giả u): lâm sàng có hội chứng chèn ép tuỳ hoặc chèn ép đuôi ngựa xuất hiện đột ngột sau chấn thương
 

4. Chẩn đoán giai đoạn thoát vị đĩa đệm.

Arseni (1974) phân loại thoát vị đĩa đệm theo 4 giai đoạn tiến triển như sau:

Giai đoạn 1 (giai đoạn đầu của thoái hóa đĩa đệm): nhân nhầy biến dạng bắt đầu xuất hiện vài chỗ đứt rách nhỏ ở phía sau của vòng sợi và nhân nhầy ấn lõm vào chỗ khuyết này. Hình ảnh này chỉ thấy trên phim chụp đĩa đệm và MRI.

Giai đoạn 2 (lồi đĩa đệm): nhân nhầy bị lồi vào phía vòng sợi bị suy yếu, đĩa đệm phình ra, nhất là phía sau. Vòng sợi có nhiều chỗ rạn, rách rõ rệt nhưng chưa xâm phạm hết chiều dày của vòng sợi. Bắt đầu xuất hiện giảm chiều cao khoang gian đốt sống, hình thành thoát vị đĩa đệm, ở giai đoạn này đã có dấu hiệu tổn thương khá phong phú. Biểu hiện lâm sàng bằng đau lưng cục bộ, đôi khi có kích thích rễ thần kinh.

Giai đoạn 3 (thoát vị đĩa đệm thực thụ): đứt rách hoàn toàn các lớp của vòng sợi, tổ chức nhân nhầy cùng với các tổ chức khác của đĩa đệm thoát ra khỏi khoang gian đốt, hình thành một khối thoát vị đĩa đệm. Giai đoạn này chụp đĩa đệm và MRI cho thấy thoát vị nhân nhầy đã gây đứt dây chằng dọc sau. Các triệu chứng lâm sàng của hội chứng rễ thần kinh xuất hiện và có thể chia làm 3 mức độ:

+ Kích thích rễ.

+ Chèn ép rễ (còn một phần dẫn truyền thần kinh).

+ Mất dẫn truyền thần kinh.

– Giai đoạn 4 (hư đĩa đệm khớp đốt sống): nhân nhầy bị biến dạng, xơ hóa, vòng sợi bị vỡ, rạn, rách nhiều phía. Giảm rõ chiều cao khoang gian đốt sống, hư khớp đốt sống, giữa các mấu khớp mọc đai xương và ở bờ viền của thân đốt sống, về lâm sàng thường là đau thắt lưng mạn tính hay tái phát, có thể có hội chứng rễ nặng do chèn ép rễ trong lỗ ghép đã bị hẹp bởi các biến đổi thứ phát của cấu trúc xương.

 
Bốn giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm
Bốn giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm

 

5. Chẩn đoán phân biệt:

Ðau các dây thần kinh của chi dưới

– Thần kinh đùi: Ðau ở mặt trước đùi và giảm hay mất phản xạ gân gối.

– Thần kinh đùi da: Ðau ở mặt ngoài đùi một phần ba trên.

– Thần kinh bịt: Ðau ở mặt trong đùi.

Ðau khớp

– Khớp cùng chậu: 
Có thể đau lan xuống dưới nhưng khi đè hai mào chậu xuống thì đau, chụp khung chậu thấy khớp cùng chậu bên tổn thương mờ.

– Khớp háng: 
Cử động khớp bị giới hạn, vận động  đau ngay cả khi co chân. Phân biệt bằng nghiệm pháp Patrick. Nếu khi làm nghiệm pháp Patrick bệnh nhân kêu đau là tổn thương  khớp háng.

Viêm cơ đáy chậu

 Ðau xuống mặt sau trong đùi, chân bên tổn thương luôn co lại và xu hướng xoay vào trong. Duỗi chân ra là đau. Chụp phim bụng không sửa soạn thấy mờ bờ cơ đáy chậu bên đau. Siêu âm bụng khi súc ruột kỹ thì có thể phát hiện  mờ bờ ngoài cơ đáy chậu.

► Những cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm đơn giản tại nhà 

Cách 1: Hạ thấp đột ngột

Ngồi lên 1 chiếc ghế sau đó hạ đột ngột vai ra phía trước sau đó để lưng dưới cong ra phía sau. Tiếp tục nâng 1 hoặc 2 chân thẳng trước mặt. Nếu chân bạn bị đau khắp thì có thể bạn đã có vấn đề về đĩa đệm thắt lưng
 

Cách 2: Nâng cẳng chân

Nằm ngửa trên sàn nhà . Giữ 2 chân thẳng đứng và nâng cả 2 gót chân lên khỏi sàn nhà khoảng 15cm, nếu chân bạn bị đau khắp hoặc không thể nâng chân lên có thể bạn đã bị thoát vị thắt lưng.
 

Cách 3: Kéo cẳng chân

Trong khi nằm ngửa trên sàn nhà, bạn nhờ một người kéo từ từ chân phần mắt cá chân và bàn chân. Nếu lưng phần dưới hoặc cẳng chân bớt đau có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng và phương pháp trên là 1 phương pháp hữu hiệu giúp bạn giảm đau.

► Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng Bi-jcare​

Bi-Jcare là một bước đột phá mới trong điều trị các bệnh lý về khớp. Đây là một công thức hoàn hảo nhất để chăm sóc sức khỏe xương khớp. Trong nhiều thập niên qua, việc điều trị viêm khớp chủ yếu là dùng các thuốc kháng viêm giảm đau nhằm mục đích giảm các triệu chứng đau và hạn chế vận động khớp viêm cho người bệnh.

Tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và thường không cải thiện được tình trạng bệnh lý của sụn khớp bị hư hỏng. Vì vậy tác dụng của nhóm thuốc này chủ yếu chỉ nhằm giảm bớt hiện tượng viêm, cắt cơn đau mà thôi. Gần đây, Bio-Care Labđã nghiên cứu và tìm ra một loại sản phẩm tương tác lên bệnh lý của sụn khớp một cách hiệu quả đó là sản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare.

 


bi-jcare

Thực tế lâm sàng cho thấy sản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare mang lại các kết quả ngoài sức mong đợi. sản phẩm bổ xương khớp Bi-JCare là sản phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên, đây là công thức kết hợp toàn diện để hỗ trợ sức khỏe xương khớp.

⇒ Tác dụng của Bi-jcare.

– Bi-Jcare giúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.

– Bi-Jcare là một trị liệu lý tưởng cho viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp cấp và mãn, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp và thoái hóa khớp ..

– Giảm đau xương khớp cấp và mãn tính.

– Giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp

– Hỗ trợ điều trị cơ bản bệnh thoái hóa khớp, còi xương, loãng xương và cải thiện lượng can-xi;

– Tăng tính vững bền của collagen nội bào, duy trì tính đàn hồi của mô liên kết.

– Củng cố bao hoạt dịch, tăng cường sức bên của hệ dây chằng nên hỗ trị điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, cổ….


Xem ngay >>> Thông tin chi tiết sản phẩm Bi-JCare


Trên đây là 05 phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Nếu nằm trong những đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm hãy tự chẩn đoán và đến thăm khám ngay để chữa trị kịp thời. Chúc các bạn đọc luôn có sức khỏe thật tốt!
 

Xem video: 10 nguyên nhân thoát vị đĩa đệm đáng sợ nhất trong sinh hoạt hàng ngày
 


Xem video: 07 Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và các phương pháp điều trị bệnh từng giai đoạn.
 

___________________________________
Bài liên quan:

>>> Có nên phẫu thuật mổ hở thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?
>>> Bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiệu quả, dễ tập
>>> Những món ăn người bị thoát vị đĩa đệm nên và không nên ăn

Các tin khác