Thông tin đầy đủ về các loại rối loạn nhịp tim thường gặp
Có các loại rối loạn nhịp tim nào? Một số rối loạn nhịp tim là các trường hợp cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng và có thể dẫn đến ngừng tim. Để tìm hiểu rõ hơn về các loại rối loạn nhịp tim, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của một số tình trạng hoạt động điện của tim, hoạt động này có rối loạn bất thường hay nhanh hoặc chậm hơn hoạt động điện bình thường. Nhịp tim có thể quá nhanh (hơn 100 nhịp/phút) hay quá chậm (nhỏ hơn 60 nhịp/phút), nhịp có thể bình thường hay bất thường.
Các rối loạn nhịp tim có thể xảy ra trong buồng trên của tim (tâm nhĩ), hay trong buồng dưới của tim (tâm thất), ở bất kì độ tuổi nào. Một số rất khó nhận biết, trong khi một số khác có thể kịch tính hơn và thâm chí có thể dẫn đến đột tử do tim.
Rối loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng
► Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp
1. Nhịp xoang chậm
- Tần số tim < 50 chu kỳ/phút. Sóng P bình thưòng. Phức bộ QRS bình thường.
- Thời gian tâm trương dài ra: khoảng TP dài ra. Sóng T (+) cao.
- Nguyên nhân nhịp chậm:
Cường thần kinh phó giao cảm.
Hội chứng quá mẫn xoang cảnh.
Nút xoang bênh lý.
- Một số thuốc: digoxin, amiodarone, propranolol …
- Có thể điều trị atropin đối vói các nhịp châm do cường thần kinh phó giao cảm.
Nếu dùng thuốc điều trị không kết quả nên xét chỉ định đặt máy tạo nhịp tim khi có hội chứng yếu nút xoang.
2. Hội chứng yếu nút xoang
- Hội chứng yếu nút xoang hay còn gọi là hội chứng nút xoang bênh lý là tình trạng nút xoang không đủ khả năng duy trì hoạt động bình thưòng của ổ chủ nhịp. Trên lâm sàng có thể là nhịp châm xoang, ngừng xoang, nhịp thoát nút hoặc cơn nhịp nhanh, chậm xen kẽ.
- Điên tâm đồ: nhịp xoang chậm < 50 ck/phút, phức bộ QRS bình thường, có sóng P đi trước.
Có thể có đoạn ngừng xoang kéo dài 2,5 – 3 giây. Có thể có thoát nút hoặc cơn nhịp nhanh, chậm xen kẽ.
- Ngoài việc theo dõi trên điện tâm đồ cơ bản 12 đạo trình thì cần kiểm tra Holter điện tim 24 giờ để chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
- Làm nghiệm pháp atropin tĩnh mạch để chẩn đoán phân biệt suy nút xoang hay cường thần kinh phó giao cảm.
- Dùng phương pháp kích thích nhĩ qua thực quản để thăm dò chức năng nút xoang. Nếu thời gian phục hổi nút xoang kéo dài > 1400ms hoặc thời gian phục hổi nút xoang hiệu chỉnh > 550ms là có suy nút xoang.
Điều trị:
- Bệnh nhân có triệu chứng ngất, choáng, truy mạch thì là cấp cứu khẩn cấp. Ngay lập tức tiêm atropin 0,04mg/kg/TM.
- Đặt máy tạo nhịp tạm thời.
Isoprenalin (Isuprel) 1mg truyền tĩnh mạch vói liều 1 mcg/phút.
Chỉ định cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn được đặt ra khi lâm sàng có ngất, sỉu, rối loạn huyết động.
3. Nhịp xoang nhanh
- Tần số tim > 100 chu kỳ/phút.
- Sóng P bình thường. Phức bộ QRS bình thưòng.
- Thời gian tâm trương ngắn lại: khoảng TP ngắn.
ST chênh xuống, T (-) khi nhịp tim quá nhanh.
- Nguyên nhân:
Hội chứng tim tăng động.
Cưòng thần kinh giao cảm.
ảnh hưởng của các yếu tố lý hóa: Nhiệt độ, thân nhiệt.
- Các thuốc: atropin, ephedril, isuprel, adrenalin.
- Bệnh lý: cưòng hormon giáp, suy tim.
- Điều trị nguyên nhân gây nhịp tim nhanh.
- Điều trị triệu chứng: Nhóm thuốc chẹn ß giao cảm nếu không có chống chỉ định.
Nhịp xoang nhanh đang ngày càng phổ biến ở người trẻ
4. Ngoại tâm thu nhĩ
- Nhịp đến sớm vói sự biến đổi chủ yếu của sóng P, đoạn PQ.
- Phức bộ QRS bình thuòng, không dãn rộng, đoạn ST và sóng T bình thường.
- Có sóng P biến dạng, đi truớc Q'R'S' đến sớm ( P'R' < PR)
-Điều trị: tìm nguyên nhân.
Ajmalin 50 mg Ì1 ống tiêm bắp/ ngày ì 10 – 15 ngày.
Propranolol (Rythmonorm )0,15 g ì 3 – 6 viên / ngày.
5. Ngoại tâm thu thất
Là rối loạn nhịp thường gặp ở cả người bình thường (không có bệnh lý tim mạch) và cả người đã có bênh lý tim mạch, có khi ngoại tâm thu thất tự hết mà không cần điều trị. Nhưng có khi lại rất nguy hiểm và cần điều trị ngay để tránh đuợc những biến chứng nặng cho người bệnh.
Điện tâm đồ: là 1 nhịp đến sớm, phức bộ QRS giãn rộng, đoạn ST và sóng T trái chiều vói QRS. Mất sóng P đi trước và có đoạn nghỉ bù, vì vây RR'R = 2RR (R' là nhịp ngoại tâm thu).
Phân độ ngoại tâm thu thất theo Lown
Độ O: Không có ngoại tâm thu thất.
Độ 1 : Chỉ có < 30 ngoại tâm thu thất/ giờ.
Độ 2 : Trên hoặc bằng 30 ngoại tâm thu thất /giờ.
Độ 3 : Ngoại tâm thu thất nhiều dạng, nhiều ổ.
Độ 4a: Có 2 ngoại tâm thất đi liền nhau.
Đô 4b: Có 3 ngoại tâm thất đi liền nhau.
Độ 5: Ngoại tâm thu thất dạng R / T.
Những biểu hiện của một ngoại tâm thu nguy hiểm:
Ngoại tâm thu thất mức độ nặng dầy, đi thành chùm, nhịp đôi, nhịp ba, ngoại tâm thu thất R/T. Ngoại tâm thu xảy ra trên một bênh nhân có bênh tim mạch thực thể nặng.
Điều trị (vói ngoại tâm thu thất thực thể)
+ Điều trị xoá ngoại tâm thu thất bằng lidocain 1- 2mg/kg/TM chậm sau đó truyền lidocain 1 – 4mg/phút.
Hoặc procainamid 100mg/TM/5 phút cho đến tổng liều 10 – 20mg/kg. Sau đó truyền tĩnh mạch 1 – 4mg/phút.
Amiodaron 150mg/truyễn tĩnh mạch 10 – 20 mg/kg/ngày.
+ Chú ý bổi phụ đủ điên giải cho bênh nhân.
+ Ngoại tâm thu thất ở bênh nhân sau nhổi máu cơ tim thì có thể lựa chọn thuốc nhóm chẹn p giao cảm để điều trị ngoại tâm thu thất (nếu không có chống chỉ định)
Metoprolol (Betaloc) 50mg – 100mg/ngày.
Sotalol 80mg/ngày.
+ Nếu ngoại tâm thu thất xuất hiên ở bênh nhân đang điều trị digitalis cần kiểm tra xem có phải bênh nhân có triệu chứng ngộ độc digitalis không? Nếu do thuốc này cần cắt ngay thuốc và điều trị lidocain, bù đủ điện giải (K+, Ca++) cho phù hợp.
6. Cuồng động nhĩ
Là một rối loạn nhịp trên thất, thường không tổn tại lâu dài vì nó xu hưóng chuyển về nhịp xoang hoặc chuyển sang rung nhĩ.
Cuổng nhĩ là do xuất hiên vòng vào lại ở nhĩ, thường là ở nhĩ phải.
Điên tâm đồ: mất sóng P thay bằng sóng F hình răng cưa đều nhau. Xem rõ ở các đạo trình DII, DIII, aVF, V1.
Tần số sóng F từ 240 – 340 CK/phút.
Phức bộ QRS không giãn rộng. Tần số thất khá đều, có thể có 2, 3 nhịp sóng F mói có 1 QRS ( gọi là cuổng nhĩ 2/1, hoặc 3/1).
Điều trị:
+ Nếu tần số thất nhanh thì digoxin là thuốc nên chọn dùng.
Digoxin 1/2 – 1/4mg tiêm BT/TM. Cũng có thể dùng 1 số thuốc khác như: thuốc chẹn kênh Ca++ , thuốc ức chế thụ cảm thể bêta giao cảm.
+ Một số thuốc dùng để chuyển nhịp như: thuốc nhóm 1A (procainamid), nhóm 1C: propafenon hoặc thuốc nhóm III ( amiodaron).
+ Sốc điện là phương pháp có hiệu quả thường dùng liều điện thấp hơn so với rung nhĩ. Có thể bắt đầu từ 50J. Một số trường hợp sốc điện từ cuồng nhĩ chuyển thành rung nhĩ.
+ Tạo nhịp vượt tần số: có thể dùng tạo nhịp qua thực quản hoặc điện cực áp vào thành cơ nhĩ. Tần số kích thích có thể nhanh hơn tần số tim của bệnh nhân 10 – 20 nhịp để ức chế vòng vào lại.
Triệt phá vòng vào lại qua ống thông: phát hiện vòng vào lại qua thăm dò điện sinh lý tim, sau đó định vị và đốt bằng sóng có tần số radio cao qua dây điện cực. Tỉ lệ thành công cao tới 95%.
Một số trường hợp cuồng nhĩ dai dẳng và khó điều trị có thể phải đốt triệt phá nút nhĩ thất và cấy máy tạo nhịp tim.
7. Rung nhĩ
Là một rối loạn nhịp thường gặp trong các bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ 0,4 – 1% trong cộng đồng. 10% ở người trên 80 tuổi. Rung nhĩ thường xuất hiện ở những bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh lý van tim, suy tim, bệnh mạch vành. Cũng có khi xuất hiện ở bệnh nhân cường chức năng tuyến giáp, bệnh tim phổi mạn tính. Có khi rung nhĩ không tìm được nguyên nhân.
Cơ chế của rung nhĩ chủ yếu xuất hiện vòng vào lại tại nhĩ. Rối loạn sự phát nhịp liên quan đến các ổ ngoại vị ở nhĩ gây tăng tính tự động hoặc hiện tượng nẩy cò.
Khi rung nhĩ gây giảm cung lượng tim nhất là trong trường hợp đáp ứng thất nhanh, rung nhĩ làm tăng tỷ lệ tắc mạch do nguyên nhân tim mạch.
Điện tim đồ: mất sóng P thay bằng sóng f, tần số sóng f từ 350-360 CK/phút. Khoảng RR không đều, biên độ RR cao thấp khác nhau. Phức bộ QRS không giãn rộng.
Điều trị: nhằm giảm đáp ứng tần số thất (đối vói những trường hợp rung nhĩ có tần số thất nhanh) giảm nguy cơ tắc mạch. Chuyển nhịp về nhịp xoang.
Điều trị bằng thuốc: thường được lựa chọn nhóm 1A và nhóm III.
Procainamid: 2 – 6mg/ truyền TM
Amiodarone (cordaron) TM 150mg liều 2 -3 mg/kg trong 3 – 5 phút đối vói rung nhĩ có đáp ứng thất nhanh.
Liều duy trì dùng: cordarone 200 – 400mg/ngày hoặc sotalol 80 mg/ngày.
Điều trị sốc điên có chuẩn bị: sốc điên đổng bộ 150 – 300 W/s. Các yếu tố ảnh huởng đến sốc điên: thời gian rung nhĩ lâu hay mới. Độ lớn của sóng f, kích thuớc nhĩ trái lớn, hở van 2 lá nặng, suy tim độ III, IV, có máu đông nhĩ trái. Truớc khi sốc điện bệnh nhân phải đuợc đánh giá kỹ các yếu tố trên để xét chỉ định sốc điên cho phù hợp.
Điều trị triệt phá rung nhĩ bằng sóng có tần số radio.
Phẫu thuật cắt các khía ở cơ nhĩ ( phẫu thuật Maze).
Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn: đuợc chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị thuốc mà có rung nhĩ châm kèm block nhĩ thất độ III.
8. Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất
Thuờng có 2 loại chủ yếu: cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có vòng vào lại ngay tại nút nhĩ thất. Hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất có vòng vào lại nhĩ thất có liên quan đến một đuờng dẫn truyền phụ.
Điện tâm đổ: nhịp tim nhanh, khá đều 180 – 200 – 250 CK/phút QRS không giãn rộng. Sóng P khó thấy do lẫn vào QRS hoặc đôi khi có thể thấy giống sóng r nhỏ ở V1. Khi kết thúc cơn có thể thấy 1 đoạn nhịp chậm hoặc ngừng xoang ngắn
truớc khi về nhịp xoang.
Điều trị: điều trị cắt cơn có thể dùng 1 số biện pháp sau:
+ Cuờng phế vị: bảo bênh nhân hít sâu vào rồi thở ra nhanh, hoặc ấn nhãn cầu, xoa xoang cảnh (từng bên một). Nếu không kết quả thì dùng thuốc điều trị.
+ Mốt số thuốc điều trị:
Adenosin ống 6ml/ TM nhanh. Thuốc gây block tạm thời nhĩ thất, đôi khi có đoạn ngừng xoang truớc khi về nhịp xoang, có thể nhắc lại 6mg/TM hoặc 12mg/TM.
Verapamil tiêm tĩnh mạch5 – 10mg trong 2 – 3 phút. Chú ý chống chỉ định khi suy tim trái nặng, tụt huyết áp, bênh nhân già.
Các thuốc chẹn ß giao cảm: có thể dùng propranolol hoặc esmolol. Liều: propranolol 0,15mg/kg/TM tốc độ 1mg/phút
Chú ý thuốc không được chỉ định ở các bênh nhân: hen phế quản, loét dạ dày hành tá tràng, bênh nhân có block nhĩ thất độ II, III.
Digitalic: tiêm tĩnh mạch 1/2- 1/4mg/TM. Chú ý không dùng ở bênh nhân có nhịp nhanh kịch phát trên thất trong bênh nhân hội chứng W.P.W.
Amiodaron 150mg/ TM vói 2-3mg/kg/ tiêm trong 2- 3 phút.
Sốc điên: khi dùng các thuốc điều trị không hiệu quả thường sốc điên đổng bộ liều nhỏ 50 – 100J là có thể cắt được cơn.
Điều trị triệt để: nếu cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất tái phát nhiều lần, gây rối loạn huyết động, không cắt được cơn bằng thuốc thì nên lựa chọn điều trị triệt để bằng đốt các đường dẫn truyền phụ qua ống thông vói năng lượng sóng có tần số radio
9. Cơn nhịp nhanh thất
Là một rối loạn nhịp nguy hiểm, là cấp cứu nội khoa vì nó kéo dài sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng bênh nhân có thể gây ngất, đột tử… . Thường xuất hiện khi có ít nhất trên 3 nhịp ngọai tâm thu thất đi liền nhau. Có thể chia 2 loại:
Cơn nhịp nhanh thất thoảng qua: cơn nhịp nhanh thất từng đoạn, kéo dài < 1 phút.
Cơn nhịp nhanh thất bền bỉ: khi cơn kéo dài > 1 phút.
Điện tâm đồ: phức bộ QRS giãn rộng > 0,12” – 0,14” thường có dạng giống block nhánh trái hoặc nhánh phải. Nhịp nhanh 130 – 180CK/phút. Sóng P khó nhìn thấy. Nếu làm chuyển đạo thực quản sẽ thấy có sự phân ly nhịp nhĩ – thất. Trong 1 số trường hợp thấy sóng P âm đi sau QRS.
Điều trị:
+ Nếu có điều kiên thường dùng sốc điện (nếu bệnh nhân có ngất, có rối loạn huyết động nhiều). Hoặc khi dùng thuốc điều trị không hiệu quả thì cũng cần sốc điện ngay, sốc điện đổng bộ liều 100 – 200J.
Thuốc điều trị: lidocain 2%: 1 – 1,5 mg/kg/tiêm TM.
Sau đó duy trì 1 – 4mg/phút.
Hoặc procainamid dùng khi lidocain không kết quả hoặc amiodason tiêm tĩnh mạch và truyền tĩnh mạch. Khi dùng các thuốc trên không hiệu quả.
Các biện pháp hỗ trợ khác: tạo nhịp vuợt một tần số. Thở oxy điều chỉnh nuóc điên giải.
Tìm hiểu các nguyên nhân gây cơn nhịp nhanh thất và điều chỉnh theo nguyên nhân, ví dụ tái tuói máu cho động mạch vành trong nhồi máu cơ tim cấp.
Điều trị duy trì, dự phòng tái phát có thể dùng thuốc:
Cordaron 0,2 ì 1- 2 viên/ngày.
Betaloc 50mg ì1- 2 viên /ngày.
Mexiletin 0,2 ì 1 – 2 viên/ngày.
Cấy máy phá rung tự động trong buỗng tim: máy phá rung tự nhân biết cơn nhịp nhanh thất và đánh sốc để cắt cơn. Đây là kỹ thuật tiên tiến giúp giảm tỷ lê đột tử ở bênh nhân có cơn nhịp nhanh thất tái phát. Tuy nhiên giá thành máy còn đắt.
Điều trị bằng triệt phá vòng vào lại bất thuờng trong cơn nhịp nhanh thất bằng sóng có tần số radio qua ống thông: là phuơng pháp mói tỉ lệ thành công 50 – 70%. Kỹ thuật đang tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
Phẫu thuật: đuợc chỉ định rất hạn chế. Đối vói 1 số bệnh nhân mà dùng thuốc duy trì không kết quả do sẹo tổn thuơng sau nhồi máu cơ tim có thể cắt bỏ nội mạc vùng sẹo gây loạn nhịp.
10. Xoắn đỉnh
Là một loại rối loạn nhịp nhanh thất đa hình thái: thuờng có liên quan đến kéo dài QT trên điện tim đồ bề mặt. Cơn xoắn đỉnh thuờng chỉ kéo dài vài chục giây, nhung có đôi khi kéo dài bền bỉ, hoặc chuyển thành rung thất. Lâm sàng có khi gây mất ý thức, đột tử.
Điện tâm đồ: hình ảnh nhịp nhanh thất có khi tới > 200 CK/phút vói hình thái đa dạng, đỉnh QRS xoắn quanh trục đuờng đẳng điện.
Nguyên nhân cần chú ý đến các hội chứng QT kéo dài; một số thuốc điều trị: thuốc nhóm 1A, sotalol, amiodaron. Các rối loạn nhịp chậm có QT kéo dài, rối loạn điện giải nhu hạ K+, Mg++, Ca++…
– Điều trị:
Cấp cứu khẩn cấp, có thể đấm mạnh 3 nhát trưóc ngực bênh nhân. Có thể sốc điên 100J- 200J- 300J (nếu có điều kiên).
Điều chỉnh ngay rối loạn điên giải máu: tiêm magiesulfat 1 – 2g/TM, nhắc lại đến 2 – 4 g/ trong 15 phút.
Bổ xung K+ và Calci theo yêu cầu.
Ngừng các thuốc điều trị rối loạn nhịp châm, xoắn đỉnh.
Điều chỉnh nhịp tim theo yêu cầu: atropin, isoproterenol…
Đặt máy tạo nhịp tim tạm thòi là biên pháp tốt trong trường hợp này.
11. Rung thất
Là rối loạn nhịp nặng nhất nếu không kịp thòi được cấp cứu bênh nhân sẽ tử vong do ngừng tuần hoàn. Rung thất thường gặp trên những bênh nhân có bênh lý tim thực thể nặng, hoặc có thể gặp ở các bênh nhân khác trong các trạng thái ngộ độc thuốc, điên giât, chết đuối…
Điên tâm đổ: phức bộ QRS giãn rộng, biến dạng thành dạng đường nền gạn sóng, không đều. Không nhân ra dạng của phức bộ QRS nữa. Tần số 400 – 600 CK/phút. Lâm sàng mất mạch cảnh, mạch bẹn, huyết áp không đo được.
Điều trị tốt nhất là sốc điên không đổng bộ 150 – 200- 350 W/s.Sau đó duy trì các thuốc lidocain, cordaron hoặc solumedrol tùy theo tình trạng sau sốc điên. Chú ý bổ xung đầy đủ điên giải như Kali ,Magiê. Phối hợp các biên pháp hổi sinh tổng hợp khác: đảm bảo thông khí, bù nabica
12. Block tim; block nhĩ thất độ I II, III.
Block nhĩ thất độ I: là hiên tượng dẫn truyền nhĩ thất bị kéo dài hơn bình thường.
Điên tâm đồ: đoạn PR > 20 giây.
Sóng P bình thường. Phức bộ QRS: bình thường.
Block nhĩ thất độ II: có 2 dạng
+ Chu kỳ Luciani – Wenkebach (còn gọi Mobitz I). Đoạn PR dài dần ra và đến một lúc chỉ có sóng P đi đơn độc mất QRS đi kèm. Sau đó lại lặp lại một chu kỳ như vây.
Điên tâm đồ: đoạn PR dài dần ra và đến khi có 1 nhịp chỉ còn P mất QRS.
Khoảng R-R ngắn dần (vì PR dài dần)
Khoảng R-R ở nhịp không có QRS sẽ nhỏ hơn tổng 2 khoảng RR cạnh đó.
Sau đó chu kỳ lặp lại như trên.
Mobitz II: trên 1 đạo trình có những nhát bóp bình thường đầy đủ PQRST thì có nhịp blốc kẽ tức là chỉ còn sóng P mất QRS. Có thể là blốc 2/1, 3/1… ( cứ 2, 3 sóng P mói có một phức bộ QRS).
Điên tâm đổ; các sóng P đều nhau bằng phương pháp đo sóng P.
Thỉnh thoảng có những sóng P đi đơn độc mất QRS.
Blốc nhĩ thất độ III còn gọi blốc nhĩ thất hoàn toàn. Nhĩ và thất không có liên quan vói nhau. Nhịp đập theo nhịp của nút xoang, còn thất đập theo nhịp của thất.
Điên tâm đồ: sóng P có tần số: 70 – 80 CK/phút đều
Tần số QRS chậm 30 – 40 CK/phút đều.
P không đứng trưóc QRS mà đứng vào bất kỳ vị trí nào trên đường đẳng điện .
QRS thường giãn rộng nếu block càng ở thấp và tần số thất càng chậm
Điều trị: đối vói block độ I, II nếu không kèm triệu chứng nhịp chậm và triệu chứng ngất, xỉu thì không cần điều trị.
Đối vói block nhĩ thất cấp II dạng Mobitz II và block nhĩ thất cấp III cần điều trị bằng các thuốc và cấy máy tạo nhịp tim.
+ Atropin 1mg/TM có thể nhắc lại trong ngày.
+ Nếu có kèm tụt huyết áp dùng dopamin 5mcg/phút.
+ Nếu bệnh nhân có tụt huyết áp, nhịp chậm nguy hiểm dùng adrenalin truyền tĩnh mạch 1 – 2 mcg/phút.
+ Isuprel 1mg: 2mcg/phút tăng dần cho đến khi bệnh nhân thích nghi tốt.
+ Tạo nhịp tạm thời để cấp cứu và chờ đặt máy tạo nhịp viễn viễn.
+ Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn khi nhịp tim châm mà có triệu chứng ngất, sỉu, mệt lả, suy tim do nhịp chậm: blốc nhĩ, thất độ III ở bệnh nhân nhổi máu cơ tim thành sau dưói, blốc nhĩ thất độ III ở bệnh nhân nhổi máu cơ tim trưóc bên. Blốc nhĩ thất độ III mắc phải
13. Cuồng động nhĩ:
Cuồng nhĩ phần lớn gặp ở các bệnh nhân có bệnh lý tim phổi và bệnh lý toàn thân như: tắc mạch phổi, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp… Tần số nhịp nhĩ vào khoảng 200 – 300 lần/phút. Cuồng động nhĩ và rung tâm nhĩ có thể xảy ra cùng nhau, đến và đi một cách luân phiên. Cơn cuồng động nhĩ cấp tính có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
14. Nhịp nhanh nhĩ:
Nhịp nhanh nhĩ là hiện tượng ổ phát nhịp kích thích cho tim đập nằm ở tâm nhĩ. Đây là rối loạn nhịp ít gặp, nguyên nhân do nhiễm độc digitalis, nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi.
Nhịp nhanh nhĩ là ổ phát nhịp kích thích cho tim đập nằm ở tâm nhĩ
15. Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW):
-Là một dạng rối loạn nhịp tim gây ra bởi một đường điện phụ giữa tâm nhĩ và tâm thất. Con đường này có thể cho phép dòng điện đi thẳng từ nhĩ tới thất và ngược lại, mà không cần qua nút nhĩ thất, dẫn đến ngắn mạch và nhịp tim đập nhanh.
- Hội chứng WPW có thể được biểu hiện với các cơn nhịp nhanh kịch phát, rung nhĩ hoặc cuồng động nhĩ. Những cơn nhịp nhanh có thể tái phát lại sau vài tuần hoặc vài tháng, bệnh nhân có thể tự chữa bằng các phương pháp gây cường phó giao cảm. Trong cơn nhịp nhanh, người bệnh có thể bị ngất. Nếu rung nhĩ nhanh dẫn đến rung thất thì người bệnh có thể bị đột tử, tuy nhiên tỷ lệ này là thấp.
16. Hội chứng QT kéo dài (LQTS):
Phần lớn các trường hợp có hội chứng QT kéo dài đều là do đột biến di truyền. Ngoài ra, còn có thể do tác dụng của một số loại thuốc điều trị. Làm tim đập nhanh, hỗn loạn, có thể dẫn đến ngất xỉu và gây tử vong đột ngột ở những người trẻ tuổi.
Hội chứng QT kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp, máy tạo nhịp tim, sốc điện, máy khử rung tim,…
Hội chứng QT kéo dài do đột biến di truyền
Bất kể là loại rối loạn nhịp tim nào thì nó cũng có thể đang đe dọa đến sức khỏe của bạn. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, nhịp đập không đều, đau tức vùng tim, khó thở, mệt mỏi… thì bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra, phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, phòng tránh những rủi ro cho sức khỏe.
► Phòng tránh rối loạn nhịp tim
- Lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
- Không hút thuốc lá.
- Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
- Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
- Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp...
► Bi-Cozyme bảo vệ tim mạch chống tai biến đột quỵ
Bi-Cozyme® là sản phẩm nâng cấp thế hệ mới của Rutozym, giúp khắc phục những hạn chế mà Rutozym còn chưa đáp ứng được như tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt đổng, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mỗ bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng.
Bi-Cozyme® bảo vệ sức khỏe tim mạch, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu.
Sử dụng Bi-Cozyme® hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
► Tác dụng của Bi-Cozyme
– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim
– Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..
– Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
– Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…
– Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…
– Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..
– Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….
– Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …
Xem xêm >>> thông tin chi tiết sản phẩm TPCN thuốc tim mạch Bi-Cozyme.
HOẶC LIÊN HỆ TƯ VẤN 24/24: 0978 307 072
Trên đây là tổng hợp các loại rối loạn nhịp tim mà chúng ta thường gặp, hy vọng bài viết trên đã mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn đọc , xin cảm ơn!
_________________________
Bài liên quan:
>>> Bật mí trả lời: Rối loạn nhịp tim nên ăn gì?
>>> Hỏi đáp: Bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
>>> Thuốc chữa rối loạn nhịp tim từ cây nhà lá vườn cực kì hệu quả