Người bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì? Những điều cần làm khi bị thoái hóa đốt sống cổ
1. Triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên, yếu tố nguy cơ là làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là thợ cấy, thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
Tùy theo loại bệnh, có thể trong một thời gian dài, người bệnh không thấy có cảm giác khác thường. Sau đó, những triệu chứng sau xuất hiện:
- Các động tác cổ bị vướng và đau; có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
- Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
- Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng); có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
- Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao, người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
Thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp, có thể gây rối loạn tuần hoàn não. Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng thần kinh kết hợp với thăm dò siêu âm để xử trí thoái hóa đốt sống cổ kịp thời.
2. Hậu quả nghiêm trọng do bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây ra
Sau một thời gian bệnh thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu và bạn có những triệu chứng trên nhưng không quan tâm và bỏ mặc, thế nhưng chúng lại là những mầm họa tai hại mà bạn không ngờ được.
Khi chuyển sang giai đoạn bị nặng là lúc bệnh thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Các cơn đau nhức vùng cổ, vai gáy ngày càng thường xuyên và trong thời gian lâu hơn. Thậm chí các cơn đau còn lan truyền đến lưng, gây tê tay. Tiếp theo đó là những cơn đau đầu, vẹo cổ.
- Xuất hiện các triệu chứng đau nhức, mỏi hay tê vùng chẩm trán và lan xuống gây tê tay.
- Khó cử động, khi vận động mạnh thì cơn đau nhức nhiều hơn và không có xu hướng giảm. Thậm chí dẫn tới không đi đứng được.
- Dần dần bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể gây biến chứng thành bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Đến giai đoạn này thì bệnh đã khó điều trị, thậm chí có thể gây tê liệt một hoặc hai cánh tay. Lúc này bạn cần đến ngay các cơ sở y tế khám và có cách chữa trị kịp thời.
- Ngoài ra bệnh còn biến chứng thành rối loạn tiền đình do thoái hóa làm hư tổn lỗ tiếp hợp (gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn mỗi khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
- Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó ăn, khó ngủ, hay lo lắng, trầm cảm và vòng tròn này cứ lặp lại khi càng lo lắng thì bệnh lại càng nặng hơn. Đối với những người cao tuổi hậu quả càng nghiêm trọng, họ dễ ngã gây ra tai nạn.
3. Người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?
Người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trị liệu thoái hóa cột sống cổ, cũng như hi vọng một sức khỏe tốt trong một tương lai gần.
- Nghỉ ngơi, thư giãn tuy nhiên không nên nằm nghỉ ngơi quá lâu sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, bởi sự lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cơn đau thêm nghiêm trọng
- Tập luyện thể dục thể thao, các bài tập yoga, xoa bóp ngay tại nhà sẽ phần nào giúp giảm thiểu cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.
- Không hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích
- Môn bơi lội rất tốt đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
- Uống thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào khác cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ
- Đối với người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ, việc đầu tiên là đi khám và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng đau, mỏi và các triệu chứng khác cuả bệnh.
- Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
- Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
- Tránh không đội nặng trên đầu.
- Tránh ngồi cúi gấp cổ quá lâu như xem báo, đọc sách, tivi…
- Thường xuyên luyện tập các động tác nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.
- Bổ sung thực phẩm giàu canxi, omega-3: Canxi, omega-3 là hai loại dưỡng chất cần thiết đối với người mắc bệnh xương khớp. Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc làm chắc khỏe xương, chống loãng xương,… trong khi omega-3 đem lại một hiệu quả giảm đau thần kì. Vì vậy, bệnh nhân nên được bổ sung canxi trong xương đông vật, omega-3 trong cá ngừ, cá hồi,… để đảm bảo tốt nhất cho quá trình chữa trị bệnh.
- Bổ sung vitamin, khoáng chất: không thể thiếu vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày. Chúng không phải những thành phần đóng vai trò chủ đạo nhưng lại là yếu tố quyết định sự cân bằng cơ thể, đặc biệt là vitamin D – loại tiềm chất gia tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.
- Bổ sung nấm, các loại gia vị: Với hiệu quả giảm đau đã được chứng minh bởi rất nhiều trường hợp, nấm và các loại gia vị được khuyên dùng nhiều ở người bệnh xương khớp nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình trị liệu.
- Đồ ăn chiên xào, các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, các chất kích thích, đồ uống có cồn,… là những loại thực phẩm cấm kị đối với thoái hóa cột sống cổ. Bệnh nhân nên hạn chế hoặc tốt nhất là nói không với những thực phẩm này.
- Ăn nhiều rau xanh đặc biết là các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải chíp, rau bina… và hoa quả nhằm cung cấp vitamin, dưỡng chất cần thiết
- Tắm nắng vào sáng sớm nhằm hấp thụ vitamin D đặc biệt là trẻ em, lứa tuổi đang phát triển về hệ xương khớp
- Ăn nhiều đậu nành, uống sữa giàu canxi
- Nên ăn chuối tiêu – tác dụng ngăn ngừa thoái hóa hệ xương khớp
Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên bổ sung các loại TPCN để điều trị bệnh
Đặc biệt người bệnh thoái hóa đốt sống cổ và người bắt đầu có những triệu chứng, biểu hiện các bệnh về khớp nên dùng các thực phẩm chức năng bổ sung hàng ngày có chứa các thành phần sau đây để bảo vệ cũng như hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Glucosamin:
Là thành phần cấu tạo nên sụn và glucosamin là chất có trong thành phần phân tử của ít nhất 2 glucosaminoglycans: chondroitin và acid hyaluronic. Vì thế glucosamin đóng vai trò đồng hóa trong quá trình kiểm soát bệnh viêm xương khớp và kích thích tế bào sụn tổng hợp glucosaminoglycans và proteoglycan.
- Chondroitin sulfat:
Tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành động mạch. Chondroitin sulfat có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là bệnh viêm xương khớp. Bảo vệ khớp bằng cách tăng cường các enzym tổng hợp acid hyaluronic (là chất giúp khớp hoạt động tốt).
Methyl sulfonyl methane (MSM): nguồn bổ sung sulfur tự nhiên, đặc biệt khi cơ thể không được cung cấp đủ giúp phòng hoặc hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. MSM tác dụng như một dẫn chất cộng hưởng với tác dụng của Glucosamine và Chondroitine có khả năng giảm đau, kháng viêm, tăng cường sức khỏe ở người bị ốm.
- Hyaluronic Acid:
Là thành phần quan trọng trong chất nhờn bôi trơn cho sức khỏe của sụn và khớp, da, mắt và tim, là những cơ quan đòi hỏi vận động nhiều và chịu đựng ma sát nhiều. Ở hệ thống khớp, Hyaluronic Acid là một trong những thành phần không thể thiếu trong dịch khớp để bảo vệ khớp không bị thoái hóa.
- Collagen Type II tự nhiên:
Đây là một dạng collagen Type II không biến tính (với tên gọi khác là phức hợp UC-II) là thành phần chính của sụn khớp chiếm 90% các sợi collagen có trong chất căn bản của sụn khớp, không bị biến tính khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cơ thể hấp thu tốt. Collagen type 2 thiên nhiên giúp nuôi dưỡng sụn, tạo chất nhờn, tăng độ bền, dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ-gân-sụn khớp.
Colagen type II có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả, kích hoạt hệ thống miễn dịch và bảo vệ khớp. Collagen type II là một dạng thực phẩm chức năng mới cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe của khớp, sụn và sữa chữa các hư hỏng ở khớp là nguyên nhân gây ra đau, sưng liên quan đến các bệnh viêm khớp. Collagen type 2 có tác dụng ngăn cản lão hóa và thoái hóa khớp theo 2 cách: và bảo vệ các đầu khớp xương làm cho xương chuyển động trơn tru tại các khớp.
- Boswellia Extract:
Boswellia Extract đã được thử nghiệm lâm sàng cho kết quả rõ rệt trong các bệnh viêm mãn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, hen phế quản, viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Triển vọng trong tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh trong bệnh viêm khớp, phòng chống ung thư...
- Bột rễ Gừng:
Bột rễ gừng là một loại thảo dược chống viêm mạnh mẽ và gần đây đã có nhiều quan tâm đến việc sử dụng nó cho các vấn đề về khớp, đặc biệt là thấp khớp. Nó cũng đã được chỉ định cho viêm khớp, sốt, nhức đầu, đau răng, ho, viêm phế quản, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, để giảm bớt viêm gân, giảm cholesterol và huyết áp...
Bi-JCare Hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả các bệnh lý xương khớp |
Công dụng: Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm. Đối tượng sử dụng: Người bị dãn dây chằng, viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, dãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm. Xem thông tin chi tiết >>> Bi-JCare |
Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Giúp bạn trả lời được thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
-------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:
>>> Thoái hóa đốt, cột sống cổ nên uống thuốc gì?
>>> Những bài tập thể dục trị thoái hóa đốt sống cổ đơn giản hiệu quả tại nhà
>>> Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6