Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Bệnh viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến thường gặp phải ở mọi lứa tuổi nhưng trong đó người lớn với nếp sống sinh hoạt không ổn đinh nên dễ mắc phải hơn trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh mãn tính thường xuyên tái lại nhiều lần và có chiều hướng xấu đi nếu không được điều trị, phòng ngừa đúng cách.

1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Bệnh viêm loét dạ dày là một trong những chứng bệnh của đau dạ dày. Khi dạ dày viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày. Theo mô học thì bệnh viêm loét dạ dày được coi là hiện tượng hoại tử niêm mạc dạ dày với mức độ tổn thương và kích thước viêm loét lớn hơn hoặc bằng 0.5cm.
Vị trí viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở khu vực tá tràng (phần đầu ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với viêm loét ở khu vực dạ dày. Theo thống kê có khoảng đến 4% các trường hợp bị viêm loét dạ dày do các khối u ác tính

 
Viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày
Viêm loét sẽ xuất hiện các lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do hiệu ứng ăn da của các acid và pepsin bên trong lòng dạ dày

2. Cách nhận biết và nguyên nhân gây nên viêm loét dạ dày 

Cách nhận biết:

+ Đau bụng trên hoặc vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay dưới ức), ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn.
+ Đói đau, no quá cũng đau. Đang đói, đau, ăn nhẹ thì hết đau. Đau tăng khi ăn các thức ăn như: chuối tiêu, dứa, dưa chua,…
+ Xuất huyết (nếu có): Phân đen, mịn như cà phê hoặc nôn ra máu đỏ, da xanh tái, tim đập nhanh, vã mồ hôi, giảm huyết áp.

Nguyên nhân:

- Chế độ ăn uống gây viêm loét dạ dày – tá tràng: Ăn quá nhiều chất béo hoặc các gia vị cay nóng thường khiến dạ dày bị kích thích và bị bào mòn dần gây viêm loét. Việc ăn uống thất thường và quá vội vàng cũng rất dễ gây ra bệnh. Bên cạnh đó những người uống nhiều bia rượu và nghiện hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

– Việc dùng thuốc cũng có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng: Một số loại thuốc trị bệnh như kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm nếu sử dụng lâu dài cũng rất dễ gây bệnh dạ dày nói chung và gây viêm loét dạ dày – tá tràng nói riêng.

 – Viêm loét dạ dày – tá tràng là do nhiễm khuẩn: Vi khuẩn Hp được xác định là ‘thủ phạm’ chính gây ra các bệnh lý về dạ dày nói chung và viêm loét dạ dày – tá tràng nói riêng.

 – Yếu tố tâm lý cũng có thể là căn nguyên: Stress, căng thẳng kéo dài tác động không nhỏ đến việc hình thành và tiến triển của bệnh. Đó là lý do giải thích tại sao viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người làm việc chịu nhiều áp lực, những người có tâm lý bất ổn hay lo lắng, sợ hãi.

- Ngoài ra, một số bệnh lý khác như: Đái tháo đường, hạ đường huyết, hội chứng cushing, xơ gan,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.

3. Chế độ ăn uống và cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày

Người viêm loét dạ dày nên ăn:

- Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày. Sữa nên uống sữa nóng; trứng nên ăn dạng hấp hoặc cho vào cháo, một tuần chỉ nên ăn 2-3 lần.
- Các thực phẩm giàu đạm dễ tiêu: thịt nạc, cá nạc, nên dùng dưới dạng luộc, hấp, kho, om thì dễ hấp thu.

-  Rau củ tươi: chọn loại rau củ non, ưu tiên họ cải (cải bắp, củ cải, rau cải) vì rau họ cải có chứa vitamin U giúp chóng liền các vết thương đường tiêu hóa. Các loại rau củ phải ăn chín.

- Các thức ăn chứa tinh bột ít mùi vị, dễ tiêu như cơm nát, bánh mì, cháo, khoai củ nấu, luộc chín kỹ.

- Dầu ăn sống với số lượng ít (5-10ml/bữa) có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị. Nên chọn các loại dầu chế biến từ các loại hạt như dầu hướng dương, dầu vừng, dầu hạt cải, dầu đậu nành…

Chữa viêm loét dạ dày tá tràng bằng nghệ và mật ong

Cách điều trị:

- Nghệ và mật ong là bài thuốc dân gian được lưu truyền từ ngàn xưa. Cả nghệ vàng và nghệ đen đều được sử dụng và có tác dụng giảm triệu chứng trong bệnh Viêm dạ dày. Tuy nhiên, khi bệnh nhân đang có vết loét, không nên sử dụng nghệ đen và nghệ vàng bởi tác dụng làm hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, đặc biệt trong môi trường acid dạ dày vết loét khó lành có thể làm vết loét bị nặng hơn.
Mật ong là một vị thuốc được sử dụng làm thuốc bổ cho cả người lớn và trẻ em. Mật ong giúp làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, làm giảm các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh.


- Cải bắp: Trong bắp cải có lượng nước cao, bắp cải có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, B1, B2, canxi, photpho, sắt… và đặc biệt là vitamin U có tác dụng làm lành vết loét. Do vậy, bắp cải cũng được sử dụng là bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng rất hiệu quả. Sử dụng khoảng 250g nước ép bắp cải nấu sôi và sử dụng trước bữa ăn 2 lần mỗi ngày. Bạn nên sử dụng liên tục trong 10 ngày để làm giảm bớt các triệu chứng đau nhức và làm lành vết loét tốt hơn.

- Củ cải và ngó sen có tác dụng chữa xuất huyết dạ dày: Lấy lượng bằng nhau củ cải và ngó sen đem rửa sạch và giã nát lọc lấy nước uống. Mỗi lần uống 50g và 2 lần/ngày.
- Sử dụng hạt đinh hương nhét vào quả lê hầm chín để ăn cũng là bài thuốc giúp giảm các triệu chứng nôn mửa do viêm loét dạ dày tá tràng. Lấy khoảng 15 hạt đinh hương nhét vào quả lê đã khoét rỗng ở giữa sau đó đem hầm chín để ăn.

- Chế độ ăn uống hợp lý: Bạn cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh. Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể cùng với những loại thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày và kiêng sử dụng những loại thực phẩm gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

- Ăn chậm, nhai kỹ
- Không ăn quá no hay để quá đói
- Ăn điều độ, đúng giờ
- Tránh những loại thực phẩm làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày: tránh những loại gia vị cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn tẩm nhiều gia vị.
- Tránh những loại đồ uống có gas, có cồn, tránh hút thuốc


>>> Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị về bệnh viêm loét dạ dày như: Prilosec OTC™ 20.6 mg

TPCN Prilosec hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày
TPCN Prilosec hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày
 

Prilosec OTC™ 20.6 mg là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Prilosec OTC™ 20.6 mg chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.

Công dụng thuốc trị đau bao tử, viêm loét dạ dày, hành tá tràng Prilosec OTC 20.6mg:

- Giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả

- Chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị.

- Điều trị triệu chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. 
 

>>> Xem thông tin đầy đủ thuốc chữa dạ dày Prilosec OTC

>>> Xem ngay các loại thuốc chữa dạ dày tốt nhất hiện nay
 

► Liên hệ ngay với chúng tôi để được B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình Trực tiếp tư vấn sức khỏe và sản phẩm tốt hơn.
 

>>> Hotline: 0978 307 072
>>> Hoặc gửi tin nhắn qua liver chát cho chúng tôi.

>>> Linke fanpage của chúng tôi để cập nhật những tin bài mới nhất hàng ngày. https://www.facebook.com/bncmedipharm.vn/

 

Nguồn: BNC medipharm.vn

 

 

Các tin khác