Bệnh trầm cảm có chữa được không?
Bệnh trầm cảm có chữa được khỏi hẳn không ạ?
Cháu bị trầm cảm hơn 2 năm nay rồi ạ. Cháu đã đến khám và vẫn uống thuốc đều theo đơn của bác sỹ bệnh viện Bạch Mai. Nhưng đầu óc cháu vẫn bị trống rỗng, tư duy không mạch lạc, thông suốt. Có những lúc cháu ngồi ở chỗ đông người, nhưng tự nhiên cứ bần thần người, ngồi như không tiếp nhận bất cứ điều gì từ bên ngoài.
Cháu biết là người ngoài cũng sẽ nhận biết được điều đó, và nhìn cháu với ánh mắt rất lạ, nên cháu rất sợ tiếp xúc nơi đông người. Bởi khi cháu cố gắng ép bản thân thì sẽ tập chung, cử chỉ được bình thường, linh hoạt, nhưng chỉ được một lúc hoặc khoảng buổi sáng là chấu cảm thấy người căng ra, rất khó chịu. Còn nếu cháu không cố ép bản thân thì cháu không tiếp nhận được bất cứ thứ gì bên ngoài, đầu cháu cứ như ở trên mây vậy và sợ tiếp xúc bằng mắt vì đầu óc, ánh mắt không ổn định. Cháu biết một lời khuyên cho những người trầm cảm là chịu khó tiếp xúc với bên ngoài, hoạt động bên ngoài nhiều hơn.
Nhưng khi ra bên ngoài mà cháu cứ đơ như vậy, cháu xấu hổ lắm, và như vậy rất sợ phải ra ngoài. Cháu xin hỏi bác sỹ là bệnh trầm cảm như này có chữa khỏi hẳn được không ạ? Và như cháu thì phải làm như thế nào ạ ? Cháu cảm ơn Bác sỹ !
BS. Nguyễn Thị Hòa-Bác sĩ đa khoa-Bệnh viện đa khoa Đống Đa
Bệnh trầm cảm có chữa được khỏi hẳn không?
Chào bạn!
Để điều trị bệnh trầm cảm cần kết hợp nhiều phương pháp:
Dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trầm cảm phải dùng lâu dài, bao gồm những giai đoạn tấn công và điều trị duy trì. Thời gian điều trị tấn công thường kéo dài từ 6 - 12 tuần, sau đó cần phải tiếp tục điều trị duy trì khi những triệu chứng của trầm cảm đã hết hoàn toàn trong thời gian từ 16 - 20 tuần. Nhiều bệnh nhân sau khi đã khỏi hết các triệu chứng thường không muốn điều trị tiếp và bỏ thuốc.
Trong khi đó mục đích của việc điều trị duy trì là nhằm ngăn chặn tái phát bệnh, đặc biệt là trên những đối tượng có các yếu tố nguy cơ cao như bệnh nhân có nhiều giai đoạn bị trầm cảm, những triệu chứng tổn hại nặng về mặt chức năng học tập, xã hội, có ý tưởng hành vi tự sát, những triệu chứng loạn thần…
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nếu không tiếp tục điều trị thì tỷ lệ tái phát sẽ là 25% trong vòng hai tháng đầu và những bệnh nhân nào tiếp tục được điều trị duy trì trong thời gian 2 năm thì tỷ lệ tái phát sẽ thấp hơn so với những bệnh nhân bỏ thuốc.
Bệnh trầm cảm là một bệnh có tỷ lệ mắc cao, những yếu tố thúc đẩy bệnh hoặc tái phát bệnh thường là những sang chấn tâm lý trong cuộc sống như tai nạn bất ngờ, mất mát người thân, đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, làm ăn thua lỗ… Bệnh này dẫn đến mất khả năng về mặt xã hội của con người như học tập, giao tiếp, công việc… Việc điều trị phải tiến hành càng sớm càng tốt và phải được điều trị đúng bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Nếu được điều trị theo đúng phác đồ, người bệnh có thể làm việc, học tập được bình thường.
Những điều cần lưu ý trong quá trình điều trị:
+ Không nên cố gắng làm việc bằng bất cứ giá nào.
+ Không nên lấy lý do bị trầm cảm để bào chữa cho các vấn đề khó khăn của bản thân trong công việc.
+ Không nên đưa ra những quyết định có tính chất ảnh hưởng đến tương lai trong thời gian đang điều trị.
+ Không nên ngưng việc.
+ Không uống bia, rượu với bất kì lí do nào.
+ Không ngưng thuốc đang dùng hoặc tự ý tiếp tục dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị.
Thời gian điều trị:
Sự kết hợp giữa thuốc chống trầm cảm và điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cần phải tôn trọng thời gian điều trị.
Thường chỉ sau 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ tốt hơn. Hai tháng sau khi điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân dừng lại ở đây thì thật là sai lầm. Kết quả điều trị sẽ là số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ, việc điều trị cần phải kéo dài trong nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điểu trị bệnh.
Theo các bác sỹ, mỗi người trong chúng ta nên cố gắng có một cuộc sống cân bằng, vui vẻ và hài hoà. Có như vậy những căn bệnh như stress, trầm cảm… mới không tấn công chúng ta được.
Chúc bạn sớm bình phục!
Nguồn: diendan.songkhoe.vn
► Thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm do B.sĩ, Th.Sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng.
Super Power PS-100 kích thích bộ não sản xuất dopamine nên cải thiện rõ rệt bệnh trầm cảm. Mức độ dopamine giảm gây ra rối loạn thiếu tập trung nên Super Power PS100 có hiệu quả điều trị căn bệnh “rối loạn sự chú ý” ở trẻ em: ADD và ADHD (Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder). Trẻ mắc bệnh này thường có sự hiếu động quá mức nhưng lại thiếu sự tập trung vào một vấn đề nào đó, có thể nói, cười, nhảy nhót, chơi liên tục mà không biết mệt..

TPCN Super Power PS 100 giúp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm
Super Power PS 100 tăng cường hoạt động của tuyến yên kiến tạo nên trục dẫn truyền dưới đồi-tuyến yên-thượng thận để đối phó với căng thẳng, stress và trầm cảm bằng cách giảm hoạt động các cortisol (hormone catabolic căng thẳng).
Super Power PS-100 bảo vệ cơ thể bằng cách trung hòa chất oxy hóa sinh ra khi tập luyện cường độ cao, bảo vệ collagen của cơ thể, thành phần chính của cơ bắp, gân, sụn, dây chằng và xương giúp giảm tổn thương và hồi phục nhanh trong tập luyện thể thao và hậu phẫu. Super Power PS100 mang lại lợi ích ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nghiên cứu cho thấy Super Power PS100 tạo ra sự hưng phấn, tập trung và chú ý, cải thiện hành vi và học tập tốt ở trẻ em. Sản phẩm bổ não Super Power PS100 là sản phẩm đặc biệt thích hợp cho trẻ em bởi vì nó an toàn ở phạm vi liều dùng rộng (100-500 mg/ngày).
► Tác dụng của Super Power PS-100.
– Bệnh sa sút trí tuệ ở người già như Bệnh Alzheimer, Parkinson.
– Bệnh trầm cảm và cải thiện tâm trạng, hồi phục nhân cách trong các bệnh tâm thần.
– Phục hồi chức năng và bổ dưỡng não sau chấn thương não, tai biến mạch não, đột quỵ…..
– Mất cân bằng nội tiết tố, căng thẳng, stress…
– Chống lão hóa.
– Tăng tốc độ phục hồi, ngăn ngừa đau nhức cơ bắp trong các hoạt động thể thao và viêm hậu phẫu.
>>> Xem ngay thông tin đầy đủ TPCN thuốc điều trị bệnh trầm cảm Super Power PS100
>>> Xem thêm thuốc bổ não cho người trầm cảm do B.sĩ, Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng
>>> Hoặc gửi tin nhắn qua liver chát cho chúng tôi.
Nguồn: BNC medipharm.vn