Bệnh thoái hóa khớp gối, loãng xương và cách điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương thường đi kèm với nhau, gây ra trở ngại lớn trong cuộc sống của người bệnh, có rất nhiều người chưa hiểu rõ về 2 căn bệnh này, như triệu chứng ra sao để phòng và phát hiện điều trị sớm. Cùng trả lời câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!
1. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối và loãng xương
Theo thời gian, sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp gối sẽ càng phải chịu những áp lực lớn hơn từ cơ thể. Sự tổn thương sụn khớp kéo theo những cơn đau nhức nghiêm trọng về đêm, gần sáng và khi thời tiết thay đổi. Tất cả các vấn đề từ cơ địa, dinh dưỡng cho đến tư thế vận động đều có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối và loãng xương.
Tại sao lại bị loãng xương
Loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:
- Những người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi, phụ nữ thời kỳ mang thai, sinh nở, sau 30 tuổi hay giai đoạn tiền mãn kinh... đều có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác.
- Trẻ em cũng có nguy cơ bị loãng xương do còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu canxi, phốt pho trong chế độ ăn. Thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D cũng làm xương khớp không chắc khỏe khi ở tuổi trưởng thành.
- Lười vận động, ít hoạt động ngoài trời ảnh hưởng tới việc thấp thu vitamin D, thường gặp ở những người như nhân viên văn phòng, giáo viên, lái xe…
- Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không cung cấp đủ protid và canxi.
- Bị các bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protid…
- Có thói quen uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… làm tăng thải canxi qua đường thận, giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa…
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Khớp xương là nơi giúp cơ thể vận động một cách linh hoạt và dễ dàng hơn. Các khớp xương trong cơ thể được cấu tạo chủ yếu gồm hai phần là lớp sụn và bao hoạt dịch có tác dụng giảm lực tác dụng lên khớp, tránh các tổn thương gây đau, viêm.
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi phần sụn giữa hai đầu xương bị hư, kèm theo tình trạng sưng, viêm, giảm lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát khiến hai đầu xương tiếp xúc nhau. Loãng xương là nguyên nhân chính giúp đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối và các khớp quan trọng khác trọng cơ thể.
Do vậy việc phòng tránh loãng xương cũng chính là phương pháp phòng bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. Để có một lộ trình chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người bị thoái hóa khớp, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Thoái hóa khớp và loãng xương
2. Mối liên quan giữa bệnh loãng xương và thoái hóa khớp gối
Bệnh loãng xương thường diễn ra âm thầm, là một tiến trình tự nhiên của cơ thể. Đặc trưng của bệnh này là sự mất xương làm cho xương trở lên giòn và dễ gãy. Hiện tượng loãng xương thường gặp ở người trung tuổi và cao tuổi, đặc biệt là ở phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ hơn do một số nguyên nhân như: di truyền, mang thai, cho con bú hoặc ở những người ít vận động, khung xương nhỏ, người gầy yếu…
Quá trình loãng xương kéo dài trong nhiều năm, sau 30 tuổi xương bắt đầu thoái hóa, xương mất dần khoáng xương. Thường ở tuổi từ 40 đến 70 thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng. Đau xảy ra sớm hơn ở những người làm công việc nặng nhọc hoặc phụ nữ. Loãng xương làm các đốt sống giòn dễ gãy, dễ lún gây đau cột sống kéo dài và thường xuyên, đau sẽ nhiều hơn khi ngồi lâu hoặc đứng lâu và đỡ đau khi năm nghỉ. Đôi khi cũng xuất hiện những cơn cấp tính dữ dội làm cho người bệnh rất hoang mang lo sợ. Loãng xương ở xương tay, chân cũng có thể gây đau nhưng không nhiều. Tuy nhiên, loãng xương tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chống tay hay xoay chân mạnh. Vì xương bị loãng rất yếu, rất dễ gãy.
Trong khi đó, thoái hóa khớp thường xảy ra sớm hơn ở nơi tiếp giáp các đầu xương như: khớp cổ, khớp giữa các đốt sống lưng… Những khớp xương này có vai trò chính là giúp toàn bộ cơ thể vận động dễ dàng. Khớp xương được cấu tạo chủ yếu gồm: các đốt xương được nối với nhau bởi lớp sụn và bao hoạt dịch. Thoái hóa xương gây xẹp lún các đốt xương, sẽ chèn ép phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương. Bệnh thường gặp ở khớp gối, sống lưng, đốt sống cổ, gây nên tình trạng đau mỏi khớp, đau lưng, đau mỏi vai gáy hoặc nặng hơn là thoát vị đĩa đệm. Suy giảm mật độ xương và loãng xương có thể gây ra biến dạng cột sống như: còng lưng, vẹo cột sống gây nên hiện tượng lún và xẹp cột sống lưng.
Người bị thoái hóa khớp thường xuất hiện đau ở đốt sống cổ, khớp gối, sống lưng
Như vậy, quá trình loãng xương và thoái hóa khớp đều là quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi và luôn song hành trên mỗi cơ thể.
Xem thêm >>> Thuốc xương khớp, thực phẩm chức năng xương khớp do B,sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng
3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương
Cần chủ động phòng ngừa loãng xương sau vì theo thời gian xương khớp bắt đầu suy giảm, bạn có thể gặp phải các vấn đề về xương khớp bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp phòng bệnh đúng cách.
- Duy trì trọng lượng cơ thể nằm ở mức ổn định. Vì khi bị thừa cân, béo phì các khớp đặc biệt là xương cột sống, khớp háng, khớp gối và bàn chân sẽ phải gánh chịu một tải trọng lớn.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cần hạn chế ăn những thức ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, các loại thịt chứa nhiều đạm... thay vào đó cần tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống sữa mỗi ngày, các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và omega-3 như cá hồi, tôm, cua, phomai....
- Tập thể dục, thể thao vừa sức để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Các bài tập như yoga, đạp xe, đi bộ, tập thái cực quyền, tập erobic,... sẽ giúp bạn có một tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh và xương khớp dẻo dai.
- Không nên ngồi lâu, nằm lâu hay đứng lâu trong 1 tư thế vì nó sẽ làm hệ tuần hoàn kém lưu thông và gây mỏi cơ, cứng khớp. Đây cũng chính là yếu tố gây thoái hóa khớp gối và loãng xương. Do đó, mọi người cần phải đi lại thường xuyên vừa phòng ngừa lại chữa thoái hóa khớp gối, tránh tái phát bệnh.
- Hạn chế mang vác đồ nặng, đây cũng là việc mọi người cần làm để phòng tránh thoái hóa khớp và loãng xương. Mang vác nặng thường xuyên sẽ khiến sụn khớp dễ bị tổn thương, bào mòn nhanh hơn so với bình thường.
- Nghỉ ngơi đúng lúc, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi sau vận động, việc lặp đi lặp lại một hành động hay tư thế nào đó vượt quá sức của cơ thể sẽ gây tổn thương cho khớp. Chúng ta cần có một lịch trình lao động và nghỉ ngơi hợp lý để khôi phục năng lượng cho cơ thể. Đây cũng chính là cách giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối và loãng xương hiệu quả.
- Đi khám sớm nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu lạ: Cơ thể chúng ta sẽ phát ra lời cảnh báo ngay khi xảy ra bất kỳ những tổn thương nào, trong đó đau nhức, mệt mỏi chính là những dấu hiệu đầu tiên. Lúc này, bạn cần phải nghỉ ngơi kịp thời, nếu cảm giác ấy vẫn tiếp tục kéo dài thì nên đi khám bởi rất có thể đây là dấu hiệu thoái hóa khớp gối, cần được điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn.
Ngoài ra, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương để có thể nhận ra căn bệnh này từ sớm. Khám và điều trị kịp thời có thể giúp bạn đẩy lùi căn bệnh một cách hiệu quả.
Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
_____________________
Bài liên quan:
>>> Chữa bệnh thoái hóa khớp gối bằng đông y có thật sự hiệu quả?
>>> 06 bài thuốc dân gian chữa bệnh thoái hóa khớp gối cực kì hiệu quả
>>> Đau nhức thoái hóa khớp gối nên uống thuốc gì?