Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không? Những biến chứng khi bị nhồi máu não?

Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không? Sau nhồi máu não người bệnh sẽ phải đối mặt với những hiểm nguy nào? Đây là những thắc mắc của rất nhiều người bị bệnh nhồi máu não. Cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải quyết được những thắc mắc trên.

Nhồi máu não hay còn gọi là tắc mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, bệnh nhân bị bệnh nhồi máu não thường tử vong nhanh và gặp nhiều di chứng nặng nề rất khó hồi phục. Nhồi máu não xuất hiện do cục máu đông chèn mạch máu, làm cho dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn đột ngột, làm cho một số mô thần kinh não bị chết do thiếu máu nuôi dưỡng.

nhoi mau nao co nguy hiem khong
Bệnh nhồi máu não

► Bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không?

Cần khẳng định nhồi máu não là một bệnh nguy hiểm, nó có thể khiến người bệnh tử vong nhanh chóng hoặc gặp phải những biến chứng rất nặng nề như liệt nửa người, liệt mặt, méo miệng, khó nói hoặc không thể nói được.

Việc điều trị nhồi máu não hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, nhiều biện pháp phải được can thiệp trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi phát bệnh, nhưng trước khi tiến hành lại cần phải được xét nghiệm và thăm khám kỹ lưỡng.

Khi bệnh đã tiến triển qua nhiều phút, nhiều giờ thì người bệnh có thể được dùng liệu pháp heparin để ngăn chặn sự trầm trọng hơn của các tổn thương. Ngoài ra, người bệnh còn được điều trị tiêu huyết khối bằng đường tĩnh mạch cùng các biện pháp hỗ trợ dùng thuốc và không dùng thuốc khác.

Nhìn chung, việc can thiệp sớm có thể làm giảm mức độ nguy hiểm của bệnh tật. Có nhiều trường hợp mặc dù đã được chữa trị nhưng người bệnh vẫn phải sống với những di chứng trong suốt quãng đời còn lại.

► Sau nhồi máu não người bệnh sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm này

1. Biến chứng nhồi máu não gây liệt nửa người

Liệt nửa người là di chứng nặng nề sau tai biến nhồi máu não, làm cho người bệnh không thể hoặc khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Thống kê cho thấy có tới 92% người bị nhồi máu não sẽ bị chứng liệt nửa người, ngoài việc giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, thị giác, cảm giác, nhận thức,…

Biến chứng nhồi máu não gây liệt nửa người
Biến chứng nhồi máu não gây liệt nửa người

Di chứng liệt nửa người kéo theo bệnh nhân thường bị loét da tỳ đè, thường xảy ra ở các vị trí có xương nhô lên tạo áp lực đè nén lớn, lâu dài gây thiếu máu nuôi và hoại tử tổ chức. Loét thường xảy ra vùng xuơng cụt, gót chân, ụ ngồi, đầu mặt...

2. Biến chứng nhồi máu não gây rối loạn ngôn ngữ

Ngôn ngữ người bệnh không còn chuẩn (mất tiếng, nói ngọng) là chứng bệnh thường gặp ở những người sau khi bị tổn thương cục bộ ở não và phần não bộ điều khiển ngôn ngữ.

Một số người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói. Đôi khi có người bị mất nhịp điệu tiếng nói, chuyển giọng, âm điệu ngôn ngữ bị biến đổi, nói lắp, họ rất khó khăn khi muốn nói từ nào đó, đôi khi rất cố gắng mà chỉ nói được một từ. Chứng diễn đạt khó khăn cũng thường xảy ra ở những bệnh nhân này, người bệnh không thể hoặc khó gọi ra tên chính xác của sự vật, mặc dù họ rất muốn diễn tả.

3. Biến chứng tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không tự chủ

Tiểu tiện  hay đại tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn cũng là một di chứng thường thấy ở người bệnh tai biến nhồi máu não. Lúc này người bệnh không có khả năng tự chỉ khi đại tiện và tiểu tiện. Bên cạnh đó nhồi máu não cũng rất dễ tái phát hay còn gọi là nhồi máu não tái phát.

/nhoi mau nao co nguy hiem khong
Biến chứng tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không tự chủ

4. Biến chứng rối loạn thị giác

Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác…

5. Biến chứng rối loạn nhận thức

Bệnh nhân bị rối loạn thị giác có biểu hiện là mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt.
nhoi mau nao co nguy hiem khong
Biến chứng rối loạn nhận thức

►Các phương pháp điều trị nhồi máu não

Khi mắc bệnh nhồi máu não, các bệnh nhân có thể sẽ được điều trị theo cách thức sau:

1. Điều trị tiêu huyết khối

Đây là biện pháp điều trị đặc hiệu của nhồi máu não. Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp điều trị này người bệnh phải đáp ứng được một loạt tiêu chuẩn xét nghiệm và thời gian trong đó tiêu chuẩn bắt buộc là thời gian trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát.

2. Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu

Các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu là các thuốc được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng hoặc không dung nạp với thuốc đặc hiệu trong điều trị nhồi máu não.

3. Các thuốc chống đông

 được chỉ định điều trị trong đột quỵ nhồi máu não có rung nhĩ, bệnh van tim và ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.

4. Điều trị thuốc hạ huyết áp

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của đột quỵ não. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp chưa bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp trung bình giảm được 5,8mmHg thì nguy cơ đột quỵ giảm được 42%. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp đã bị đột quỵ, nếu điều trị huyết áp tâm trương giảm được 5mmHg hoặc huyết áp tâm thu giảm được 10mmHg thì nguy cơ tương đối của đột quỵ giảm được 30%. Việc lựa chọn thuốc hạ huyết áp tuỳ từng bệnh nhân cụ thể.

5. Điều trị đái tháo đường trong đột quỵ não

Trong nhồi máu não tất cả bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường được khuyên điều trị để mức đường trong máu về bình thường và HbA1c dưới 7%. Đối với người bệnh nhồi máu não có đái đường, tăng huyết áp thì nhóm thuốc hạ huyết áp được khuyên dùng là nhóm ức chế men chuyển.

► Cách phòng chống bệnh nhồi máu não tái phát

Bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân cần chú ý phát hiện ra nguyên nhân gây nhồi máu não của mình, từ đó điều trị nguyên nhân gây bệnh để phòng nhồi máu não tái phát:

– Phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nhồi máu não như tăng huyết áp, đái tháo đường, các rối loạn nhịp tim và bệnh van tim.

– Theo dõi huyết áp định kỳ (mỗi ngày, mỗi tuần… tùy mức độ bệnh), uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ và tái khám thường xuyên.

– Tuân theo chế độ dinh dưỡng hợp lý như: Chế độ ăn uống hợp lý bao gồm: rau xanh, trái cây, củ quả, dầu thực vật, cá, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt,… Những thực phẩm nên hạn chế: Các chất béo, mỡ, da, nội tạng động vật, gia cầm,bơ thực vật, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, muối, đường, bánh ngọt, nước uống có ga…

– Tăng cường tập thể dục, tập vận động; làm việc nhẹ nhàng vừa sức của mình, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động xã hội để đầu óc nhanh nhạy và minh mẫn. Người cao tuổi sức khỏe có hạn có thể tập những môn đơn giản nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội…
 
– Tự tạo cuộc sống vui vẻ, khoan thai, không ôm đồm lo lắng hay căng thẳng mà nên chia sẻ với người thân để giảm bớt gánh nặng cuộc sống

► Phòng tránh bệnh nhồi máu não sử dụng thực phẩm chức năng Bi-Cozyme

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn và người thân cũng có những cách để hạn chế và phòng tránh hiệu quả nhồi máu não:

Điều trị tốt các bệnh như thiếu máu não thoáng qua, đã từng bị bị tai biến mạch máu não, nhồi máu não… B.sĩ, T.sĩ Phan Đăng Bình khuyên sử dụng Bi-Cozyme® để bảo vệ sức khỏe não bộ, giúp duy trì máu lưu thông dễ dàng, hỗ trợ hoạt động của tim và hệ thống mạch máu. Tránh gây nên các di chứng của bệnh nhồi máu não và bệnh tái phát.

bi-cozyme

Bi-Cozyme - Chống tai biến, đột quỵ 

Tác dụng của Bi-Cozyme.

– Chứng Đau thắt ngực, mệt mỏi, suy tim

– Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch..

– Người bịcao HA, bệnh mạch vành,  các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …

– Xơ vữa Động Mạch, Cao Mỡ Máu, Cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch…

– Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent…

– Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường..

– Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ….

– Hạ Acid Uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch

– Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép …


Xem thêm >>> Thông tin chi tiết về thuốc phòng chống tai biến mạch máu não 
Bi-Cozyme

HOẶC LIÊN HỆ TƯ VẤN 24/24: 0978 307 072

 

Trên đây là tất cá thông tin về vấn đề bệnh nhồi máu não có nguy hiểm không. Mong rằng bài viết có thể cung cấp những thông tin bạn cần biết để phòng bệnh và điều trị bệnh có hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn !
__________________________________
Bài liên quan:
>>> Nhồi máu não diện rộng là gì? Cách điều trị?

>>>  Người bị nhồi máu não ăn gì và không nên ăn gì?
>>> Đừng chủ quan nếu bạn chưa biết hậu quả của nhồi máu não đáng sợ như thế nào

Các tin khác