Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Bệnh nhồi máu cơ tim ở người già

Bệnh nhồi máu cơ tim ở người già là một nỗi lo sợ vô hình của những người cao tuổi, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có nguy cơ tử vong cao. Nhận biết được những nguyên nhân, biểu hiện lâm sàng của bệnh nhồi máu cơ tim sẽ giúp bạn phòng tránh và xử lý được bệnh kịp thời.

Xem ngay >>> 03 loại thuốc tim mạch thường dùng tốt nhất của Mỹ B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi mạch máu tắc nghẽn sẽ khiến cho các tế bào cơ tim không được cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động bơm máu bình thường.
 
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim do tắc nghẽn mạch máu đột ngột

► Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim ở người già

Nguyên nhân chính gây nên cơn nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi là do xơ vữa mạch vành (bệnh mạch vành) gây nên. 
Cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các tế bào bên trong lớp nội mạch của mạch máu bị lão hóa… là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để các mảng xơ vữa xuất hiện gây ra bệnh lý mạch vành, chính vì vậy chúng cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ của nhồi máu cơ tim. Trong khi, đây đều là các bệnh lý khá phổ biến ở người cao tuổi.

 
Các bệnh lý ở người già tác động gây xơ vữa mạch vành
Các bệnh lý ở người già tác động gây xơ vữa mạch vành là nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim
 
Các yếu tố khởi động bệnh nhồi máu cơ tim:

– Gắng sức bất thường, xúc động mạnh


– Chấn thương lồng ngực, trạng thái sốc

– Tim đập nhanh kịch phát, chảy máu nặng

– Lạm dụng thuốc lá

– Suy nghĩ thần kinh căng thẳng

► Dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim ở người già

Biểu hiện thường gặp là

– Đau ngực trái dữ dội, kéo dài hơn 15-30 phút.

– Đau có khi kèm vả mồ hôi và khó thở, mệt nhiều, không dám vận động nặng vì gia tăng cơn đau.

– Đau lan ra cánh tay cẳng tay trái đến ngón út và áp út bàn tay trái, hoặc có thể lan sau lưng hoặc hàm dưới trái.

– Buồn nôn, nôn mửa

– Mệt mỏi bất thường, đầu óc quay cuồng

– Vã mồ hôi lạnh, buồn đi cầu mà không đi được

Dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim có thể khác nhau ở mỗi người cao tuổi. Tuy nhiên, điều quan trọng để nghĩ về một cơn nhồi máu cơ tim là là chúng thường xuất hiện bất ngờ, kéo dài (thường trên 5 phút) và có xu hướng nặng dần theo thời gian.

► Bệnh nhồi máu cơ tim ở người già nguy hiểm như thế nào?

Nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch rất nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức. Nếu không được can thiệp y tế sớm, sự cản trở lưu thông máu kéo dài sẽ gây tổn thương nặng nề tới cơ tim và dẫn đến hàng loạt các biến chứng đe dọa tính mạng như suy tim cấp, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não, vỡ tim, đột tử,... Có tới khoảng 60% người bệnh tử vong trong vòng 1 giờ đầu tiên do nhồi máu cơ tim. 
Sau cơn nhồi máu cơ tim, một phần cơ tim bị tổn thương vĩnh viễn và để lại sẹo, làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền điện trong tim gây ra rối loạn nhịp tim. Nghiên cứu cho thấy có tới 90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim.

► Biến chứng của bệnh nhồi máu cơ tim

Có thể gọi nhồi máu cơ tim như một hậu quả, một kết thúc xấu, một biến chứng cấp mang tính tai biến và nhồi máu cơ tim cũng để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng sau nhồi máu cơ tim được chia làm 3 loại: biến chứng sớm, biến chứng thứ phát và biến chứng muộn.

Biến chứng sớm

– Suy tim: Thường gặp trong 2 tuần đầu, nhất là trên những bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim cũ, hoặc trên những người bị thể nặng, rộng, có cơn đau kéo dài.

– Trụy mạch biểu hiện bằng huyết áp tụt, mạch nhanh, yếu, vã mồ hôi.
 

– Suy tim trái cấp tính biểu hiện bằng cơn khó thở kịch phát, phù phổi cấp, mạch nhanh, tiếng ngựa phi.

– Rối loạn nhịp tim: Nhịp nhanh xoang hay gặp. Nếu nhanh nhiều và kéo dài thì tiên lượng xấu.

– Cơn nhịp nhanh kịch phát ít gặp hơn nhưng rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, đặc biệt với cơn nhịp nhanh thất. Thường xảy ra trong nhồi máu cơ tim nặng thể lan rộng. Loạn nhịp hoàn toàn gặp trong 10 – 15% trường hợp.

– Rối loạn dẫn truyền nhĩ – thất gặp trong 4% trường hợp nhất là trong nhồi máu cơ tim sau. Thường xuất hiện sớm. Blốc nhĩ thất hoàn toàn thường nặng.

– Tai biến tắc nghẽn mạch: Gặp trong 20 – 40% trường hợp, đặc biệt trong các thể nặng. Chủ yếu là:

– Tăng cục nghẽn mạch vành dẫn đến nhồi máu cơ tim (diện tích lớn hơn). Cục nghẽn mạch tạo thành ở trong tim: thường gặp trong nhồi máu cơ tim lan rộng xuyên qua thành tim kèm theo suy tim. Tắc động mạch phổi thường là kết quả của tai biến tắc nghẽn tĩnh mạch chi dưới hoặc nghẽn mạch buồng tim phải.

– Vỡ tim: Gặp trong 5 – 10% trường hợp, xảy ra chủ yếu tuần thứ hai. Thường gặp ở thất trái dẫn đến tràn máu màng ngoài tim làm chết đột ngột hoặc chết nhanh chóng do trụy tĩnh mạch. Vỡ vách liên thất biểu hiện bằng một tiếng thổi tâm thu ở giữa tim, có cường độ mạnh, kèm theo rung mui và suy tim phải cấp tính dẫn đến trụy mạch.

– Chết đột ngột: Gặp trong 10% trường hợp. Thường là hậu quả của những thể nặng, nhất là ở tuần lễ đầu. Nguyên nhân chết đột ngột có thể do cơn nhịp nhanh thất, rung thất, tắc mạch phổi lớn, vỡ tim, trụy mạch nặng.

Biến chứng thứ phát:

Xuất hiện từ 1 – 4 tuần sau khi bệnh khởi phát.

– Biểu hiện lâm sàng là hội chứng viêm màng ngoài tim: đau sau xương ức, đau tăng lên khi thở sâu, khi ho, khi vận động, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước. Nghe có thể phát hiện tiếng cọ màng ngoài tim. Tràn dịch màng phổi, thâm nhiễm phổi. Chụp Xquang lồng ngực: hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim và màng phổi. Điện tâm đồ: không có dấu hiệu hoại tử lan rộng và tái phát

– Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng. Điều trị bằng cocticoid có thể khỏi nhanh hơn. Tuy nhiên hội chứng dễ tái phát và khi tái phát nhiều sẽ trở nên rất phiền phức cho người bệnh.

Biến chứng muộn:

– Đau thần kinh nhạy cảm: Là các cơn đau ngực lan tỏa, cường độ trung bình, giống như cảm giác đau ê ẩm, nặng nề ở vùng trước tim. Những người có chứng đau này thường là những người hay lo lắng, đồng thời bị suy nhược về thể lực và tâm thần. Liệu pháp tâm lý và các thuốc trấn tĩnh thường có thể giải quyết được.

– Đau kiểu thấp khớp: Thường gọi là viêm quanh khớp vai cánh tay, hội chứng vai – bàn tay, hay gặp ở vai và tay trái. Đôi khi chữa bằng các thuốc giảm đau thông thường cũng khỏi. Một số trường hợp phải dùng cocticoid. Tránh tiêm thuốc vào trong khớp nhất là khi bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông.

– Trong một số trường hợp nhồi máu cơ tim thoái triển có thể gặp xơ cứng cân gân tay, co rút và có thể dẫn đến Dupuytren.

– Chứng đau thắt ngực sau nhồi máu cơ tim: khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim tái phát, phải điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.

– Phồng vách tim: Là hậu quả xa của nhồi máu xuyên thành tim. Biểu hiện: nghe tim có tiếng đập phụ ở thì tâm thu, trên mỏm tim. Xquang thấy hình ảnh một cung giãn nở thì tâm thu, chủ yếu ở bờ trái. Điện tâm đồ: có sự tồn tại của dấu hiệu “tổn thương”, đồng thời với dấu hiệu hoại tử.

► Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa  người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngoài ra có thể lưu ý một số phương pháp sơ cứu tại nhà:

– Lưu ý về tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.


– Thực hiện phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông. Ngoài ra, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo,.. tuy nhiên đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.

► Điều trị và phòng bệnh nhồi máu cơ tim ở người già

– Kiểm soát cholesterol máu: Rối loạn Lipid máu hay Cholesterol máu cao sẽ dễ khiến cho Cholesterol tích tụ làm thu hẹp lòng mạch vành đây là yếu tố thuận lợi gây nên nhồi máu cơ tim.
Do đó nếu Cholesterol máu cao hay rối loạn Lipid máu thì sẽ phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nhằm kiểm soát quá trình sản xuất Cholesterol máu tại gan. Đồng thời, nên điều chỉnh chế độ ăn giảm các thực phẩm chứa nhiều Cholesterol, chất béo bão hòa.

– Tránh khói thuốc: Khói thuốc vào phổi gây tổn thương cho thành động mạch, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng Cholesterol trong máu và làm tăng áp lực động mạch. Do vậy, khói thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim lên năm lần, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não lên gấp hai lần.

– Kiểm soát huyết áp ở mức mục tiêu: Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim. Do đó cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu chỉ số huyết áp ở mức cao thì cần thay đổi lối sống theo hướng ăn nhạt hơn, tăng cường rau xanh, quả tươi, không hút thuốc lá, vận động thể chất đều đặn mỗi ngày… 

– Tránh để dư thừa trọng lượng cơ thể: Trong trường hợp trọng lượng cơ thể bình thường, để phòng tránh mắc bệnh tim mạch, hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng, hài hòa, cân đối, hạn chế các loại chất béo bão hòa (nhất là các chất béo có nguồn gốc động vật), muối, đường, rượu và nên ăn nhiều hoa quả.

– Vận động thể lực: Dành tối thiểu 30 phút mỗi ngày đi bộ hoặc chạy bộ, thể dục nhẹ nhàng

– Tránh căng thẳng thần kinh: Khi căng thẳng thần kinh, tim sẽ đập nhanh, nếu hiện tượng này xảy ra đột ngột sẽ càng nguy hiểm. Điều này đôi khi sẽ làm cơn nhồi máu cơ tim diễn ra đột ngột, tỷ lệ tử vong cao.

– Luôn chủ động đề phòng bệnh tái phát: Sau cơn nhồi máu, khả năng tái phát cơn vẫn còn và thường gặp vì nhồi máu chỉ là hậu quả, còn nguyên nhân gây bệnh thì vẫn tồn tại. Do vậy, để tránh tái phát, ngoài thay đổi nếp sống không tốt, người bệnh còn phải dùng thuốc phòng thứ phát các bệnh tim mạch suốt đời, quản lý và kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra nhồi máu cơ tim: đưa trị số huyết áp về mức bình thường bằng thuốc hạ áp, phải kiểm soát được lượng đường trong máu nếu có bệnh tiểu đường...

 
Sống lành mạnh, tinh thần thoải mái
Sống lành mạnh, tinh thần thoải mái mỗi ngày là liều thuốc phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim

► Chăm sóc người già mắc bệnh nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Phát hiện sớm, cấp cứu kịp thời, tránh những biến cố đáng tiếc xảy ra và chăm sóc tốt giúp tăng tỷ lệ sống và phục hồi nhanh cho người bệnh nhồi máu cơ tim.

Nhận định tình hình

Việc nhận định tình hình giúp bác sĩ và người nhà bệnh nhân sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh để có thể xử trí kịp thời các tình huống. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Khi chăm sóc người bệnh, chúng ta cần chú ý các vấn đề như: người bệnh có cảm thấy đau ở ngực không, có khó thở hay tăng – giảm huyết áp khi bị đau không.

Ngoài ra, cần nắm được người bệnh có thường xuyên bị đổ mồ hôi hay chóng mặt, buồn nôn không. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác, thể trọng của người bệnh và biểu cảm, cảm xúc cũng cần được quan tâm để có cách phòng tránh tốt nhất những tác nhân gây ảnh hưởng.

Cần nắm được những biểu hiện bất thường để kịp thời phát hiện bệnh.

Từ những biểu hiện trên, người bệnh có thể nắm bắt và tự tìm cách chăm sóc cho bản thân mình khi không có người thân bên cạnh. Ý thức tự giác của người bệnh cũng góp phần giảm thiểu những nguy cơ từ bệnh nhồi máu cơ tim.

 
Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu về bệnh nhồi máu cơ tim sớm nhất
Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu về bệnh nhồi máu cơ tim sớm nhất

Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim

Chăm sóc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim nhằm mục đích ngăn chặn suy tim tiến triển, ngừa các rối loạn nhịp tim nguy hiểm, ngăn chặn nhồi máu cơ tim tái phát,… và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Khi chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim, cần cho người bệnh có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nên để bệnh nhân ở tư thế nằm, đầu kê lên một chiếc gối mềm, có độ dày vừa đủ để bệnh nhân hô hấp dễ dàng. Trường hợp, bệnh nhân khó thở, người chăm sóc cần cho bệnh nhân ngồi dậy, tựa lưng vào gối hoặc cho bệnh nhân thở bằng máy thở oxy nếu cần thiết. Đối với người chăm sóc là điều dưỡng viên hoặc có kinh nghiệm, có thể cho người bệnh uống thuốc hoặc tiêm thuốc trợ tim theo chỉ dẫn từ bác sĩ.


– Trấn an tinh thần của người bệnh: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim rất nhạy cảm, họ dễ rơi vào trạng thái tinh thần suy sụp, chán nản. Do đó, khi người bệnh gặp chuyện không vui, người chăm sóc cần trấn an lập tức để bệnh nhân yên tâm trước những vấn đề đó. Đồng thời cần tạo ra niềm vui giúp bệnh nhân quên đi những chuyện buồn và vui vẻ trở lại.

– Theo dõi nhịp tim thông qua máy đo nhịp tim để có thể xử trí kịp thời. Trường hợp, nhịp tim bị rối loạn, người bệnh có biểu hiện thở gấp hoặc sốc cần cho người bệnh uống thuốc trợ tim và đưa tới ngay cơ sở y tế gần nhất.

– Hàng ngày, nên cho người bệnh ăn các thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa tươi, sữa pha nóng,… Ngoài ra, cần bổ sung đầy đủ nước giúp hoạt động lưu thông máu trở nên dễ dàng. Nên cho bệnh nhân hạn chế thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Tốt nhất, bệnh nhân nên ăn các món như:

Đậu: Các loại đậu như đậu đen, đậu trắng nấu chín rất giàu kali và chất xơ. Ăn các loại đậu có chứa kali, mà không chứa quá nhiều natri sẽ giúp cân bằng natri và kali trong chế độ ăn uống. Ngoài ra người bị nhồi máu cơ tim cũng có thể bổ sung kali và chất xơ từ cà chua, bí đỏ và rau bina. Các thực phẩm này đều có khả năng kiểm soát huyết áp tự nhiên, giúp các bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngăn ngừa sự phát triển của các bệnh tim mạch khác.


• Sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa tách béo
Tiêu thụ sữa tách béo và các sản phẩm từ sữa tách béo sẽ làm giảm lượng calo, kiểm soát lượng cholesterol. Tuy nhiên cần lưu ý phô mai – một sản phẩm từ sữa, có thể chứa nhiều muối, nên hạn chế sử dụng và thay thế bằng các sản phẩm khác có lượng muối thấp hơn.


• Bột yến mạch: Sau điều trị người bị nhồi máu cơ tim nên ăn nhiều chất xơ. Chất xơ hòa tan trong bột yến mạch và các loại ngũ cốc khác tác động tích cực đến Cholesterol trong máu, giúp ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch vành – nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim.

• Chuối: Chuối là loại trái cây được đánh giá rất cao về khả năng làm giảm huyết áp. Đây là loại trái cây chứa nhiều kali nhất đồng thời có lượng natri thấp nhất. Chuối cũng là nguồn cung cấp chất xơ giúp làm giảm cholesterol trong máu.
 

► Bi-Cozyme giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bi-Cozyme giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu, ổn định huyết áp...

bi-cozyme

Bi-Cozyme® là sản phẩm nâng cấp thế hệ mới của Rutozym, giúp khắc phục những hạn chế mà Rutozym còn chưa đáp ứng được như tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt đổng, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mỗ bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng. 

Sử dụng Bi-Cozyme® hàng ngày là liệu pháp an toàn nhất để loại bỏ các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm lượng cholesterol xấu, làm trẻ hoá, mềm mại mạch máu giúp điều hoà huyết áp, giảm các cơn đau thắt ngực, phòng chống tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Bệnh nhồi máu cơ tim ở người già rất phổ biến, vì vậy những người lớn tuổi có dấu hiệu hoặc đang mắc các bệnh lý về tim mạch nên nắm vững đầy đủ thông tin về bệnh nhồi máu cơ tim để phòng ngừa và xử lí kịp thời. 

 

Xem thêm >>> Thông tin chi tiết về TPCN Bi-Cozyme phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch

________________________________
Bài liên quan:
>>> 
Ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp đến tim mạch bạn đừng bao giờ chủ quan
>>> Các biểu hiện cảnh báo bệnh tim mạch cần cấp cứu và cách điều trị
>>> Tìm hiểu về bệnh tim mạch ở người già

Các tin khác