Cam kết
hàng chính hãng 100%
Tư vấn sức khỏe,
sản phẩm 24/7
Giao Hàng
Toàn Quốc
Thanh Toán
Khi Nhận Hàng

Chứng nhận - Giải thưởng

Bệnh mất trí nhớ có chữa được không?

Bệnh mất trí nhớ thường xuất hiện ở người già, nhưng hiện nay, mất trí nhớ có dấu hiệu "trẻ hóa" và gây không ít khó khăn trong đời sống sinh hoạt của người bệnh. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu rằng bệnh mất trí nhớ có chữa được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó

1. Những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ

Sự suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ là triệu chứng đặc trưng xuất hiện sớm và điển hình của bệnh mất trí. Đặc biệt là mất trí do bệnh vỏ não Alzheimer. Ở thời kỳ đầu suy giảm trí nhớ có thể nhẹ và thường rõ rệt nhất đối với các sự kiện mới xảy ra như: bệnh nhân hay quên đồ, quên số điện thoại, không nhớ được các sự kiện xảy ra trong ngày, không nhớ được nội dung bài báo vừa đọc, một bản tin vừa xem trên ti vi… Theo tiến trình của bệnh, suy giảm trí nhớ ngày càng nặng hơn.

Rối loạn định hướng
Trí nhớ là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng, do vậy khi mắc bệnh mất trí nhớ người bệnh cũng dần mất đi khả năng định hướng. Những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm.

 
Bệnh mất trí nhớ chữa được không?
Bệnh mất trí nhớ chữa được không?

Rối loạn ngôn ngữ
Rối loạn ngôn ngữ là triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán mất trí nhớ do tổn thương ở vỏ não (Alzheimer, mất trí trong bệnh mạch máu não…). Triệu chứng điển hình và được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán mất trí trong DSM-IV là: vong ngôn. Các rối loạn ngôn ngữ có thể bao gồm: lời nói mơ hồ, nói lặp từ, khó khăn trong việc tìm từ và ghi nhớ những từ ngữ căn bản.

Mất khả năng tư duy
Bệnh nhân thấy khó khăn trong việc đánh giá sự vật, sự việc kém. Khả năng suy luận, phán đoán và giải quyết vấn đề cũng bị suy giảm theo tiến triển của bệnh, và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, và ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động nghề nghiệp, các quan hệ xã hội và ngay cả trong cuộc sống gia đình, hoạt động sống hàng ngày của bản thân người bệnh. Khi bệnh đã tiến triển ở mức độ nặng thì khả năng tư duy và khả năng nhận thức là không còn.

Thay đổi về nhân cách
Bệnh nhân trở nên thu mình lại, không quan tâm tới các sự kiện xã hội, hoặc những người xung quanh, mất đi sự nhiệt tình, năng động.

Họ thường sống trong tâm trạng đầy cảm xúc: đau buồn, lo lắng, cáu kỉnh, giận dữ, độc đoán – mà không rõ vì lý do cụ thể nào.

Hay nghi ngờ một cách bất thường về các thành viên trong gia đình, hoặc lại tin tưởng một cách thái quá với những người khác và xuất hiện các triệu chứng về hành vi, bao gồm đa nghi và ảo tưởng (ví dụ, tin rằng người chăm sóc là kẻ lừa đảo); ảo giác (nhìn thấy hoặc nghe thấy những điều không có thật); hoặc các hành động lặp đi lặp lại mang tính thôi thúc như vò đầu bứt tai hay xé vụn giấy.

2. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh mất trí

Chứng mất trí có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhiều hệ thống cơ thể và khả năng thực hiện nhiệm vụ hàng ngày và dẫn đến các vấn đề như:

Thiếu dinh dưỡng: Gần như tất cả những người mắc bệnh mất trí nhớ sẽ giảm bớt hoặc ngừng ăn uống tại một số điểm. Bởi cơ bắp của họ dần dần cứng lại. Việc nuốt thức ăn ngày càng khó khăn. Việc khó nuốt thức ăn và các dịch uống làm bệnh nhân dễ hít các chất này vào phổi, gây ra viêm phổi hít. Những người bị chứng mất trí cũng bị mất cảm giác đói. Tác dụng phụ của các loại thuốc, hệ tiêu hóa kém, thường xuyên táo bón và các điều kiện khác như bệnh răng miệng cũng có thể khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở lên khó khăn hơn.

Giảm vệ sinh: Giai đoạn trung bình đến nặng của bệnh mất trí nhớ, bệnh nhân sẽ dần mất khả năng độc lập hoàn thành nhiệm vụ cuộc sống hàng ngày. Không còn có thể tắm, ăn mặc, đánh răng và đi vào nhà vệ sinh một mình. Ở giai đoạn cuối họ phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào sự chăm sóc của người nhà.

Khó uống thuốc: Bởi vì bộ nhớ của một người bị ảnh hưởng, ghi nhớ để có đúng số lượng thuốc vào đúng thời điểm có thể được thử thách.

Suy giảm sức khỏe tình cảm: Mất trí làm thay đổi hành vi và nhân cách của con người. Người bệnh có thể tỏ ra thờ ơ và lãnh đạm, đặc biệt trong bối cảnh đòi hỏi phải giao tiếp và tư duy. Đồng thời, người bệnh trở lên thụ động với môi trường xung quanh và có nguy cơ dẫn đến trầm cảm, thất vọng, thiếu kiềm chế và mất phương hướng.

Ngoài những biến chứng trên thì nguy hiểm nhất là vào giai đoạn cuối của bệnh mất trí, bệnh nhân mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ ăn uống khó khăn, không kiềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà nên dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.

3. Bệnh mất trí nhớ có chữa được không? Chữa như thế nào?

Đây là một bệnh mạn tính của người già, thực tế thì không thể chữa khỏi bởi quy luật của bệnh là trí nhớ suy giảm dần dần nhanh hay là chậm khi có sự can thiệp từ bên ngoài. Liệu pháp điều trị thực tế là để kìm hãm sự giảm nhanh đột ngột của trí nhớ chứ không làm bệnh khỏi.

Còn đối với một số trường hợp với người trẻ tuổi bị mất trí nhớ ngắn hạn thì vẫn có thể đưa ra một số phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới để điều trị bệnh mất trí nhớ như:


Chữa mất trí nhớ bằng trị liệu tâm lý:
Việc chữa bệnh mất trí nhớ bằng liệu pháp trị liệu tâm lý giúp người bệnh có thể học hỏi các kĩ năng đối phó với bệnh và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống. Tuy nhiên, phương pháp này, người cố vấn không thể thay thế cho việc dùng thuốc men mà chỉ có vai trò giúp việc điều trị chứng mất trí nhớ trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phục hồi mất trí nhớ nhờ tâm lý xã hội
Đây là cách chữa bệnh mất trí nhớ dựa trên điểm mạnh, các dịch vụ giúp đỡ về kĩ năng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như: quản lí tiền bạc, vệ sinh cá nhân, nấu nướng,… giúp bệnh nhân chủ động và nhanh chóng phục hồi hơn.

Sử dụng thực phẩm chức năng điều trị bệnh mất trí
Trên thực tế không có nhiều chất có khả năng xuyên qua hàng rào mạch máu não để tác động trực tiếp vào não bộ, giúp bảo vệ não bộ khỏi sự tấn công của các loại enzym có hại để cải thiện quá trình ghi nhớ. Ngày nay khoa học phát triển, các chuyên gia y tế đã tìm và chiết xuất ra một loại viên uống có khả năng giúp tăng cường trí nhớ, phục hồi các chức năng của não bộ, có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên đó là Super Power Neuro Max

Super Power Neuro Max là một sản phẩm hoàn hảo để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với sự kết hợp các thành phần giữ vai trò quan trọng đặc biệt trong não như: CDP-Choline, Corti-PS, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carnitine, L-Glutamine và Taurine để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não.

Super Power Neuro Max thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự kết hợp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả. Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh nhất để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Super Power Neuro max

Thuốc bổ não Super power Neuromax tăng cường trí nhớ

Tác dụng của Super power Neuro Max.

– Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sut trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

– Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

– Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

– Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não ….

– Hồi phục di chứng bệnh não mạn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

– Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như học sinh, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý…

– Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính,rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

– Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

– Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy. 

– Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

– Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương
 

Điều trị mất trí nhớ bằng thay đổi lối sống, sinh hoạt

Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục làm máu lưu thông lên não tốt hơn, giúp làm chậm quá trình lão hóa các giác quan. Làm cho giác quan tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và não lưu giữ thông tin lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ.

Xây dựng lối sống lành mạnh
- Nên ăn xanh, ăn sạch. Chế độ ăn nhiều trái cây và rau cải. Đây là thức ăn chứa nhiều chất chống oxy hóa để bảo vệ tế bào não. Hạn chế chất béo và tránh ăn khuya.

- Luyện trí não thường xuyên, bằng các bài học, bài toán đơn giản…

- Tích cực học hỏi những cái mới và luyện khả năng ghi nhớ.

- Ngủ đúng giờ và đầy đủ giấc. Đối với người trưởng thành được khuyến khích dành 8 tiếng mỗi ngày cho giấc ngủ để não bộ được phục hồi.

- Giữ tinh thần sảng khoái, vui vẻ, thoải mái trong tâm hồn.


-  Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lí và  tăng cường bổ sung những chất giàu omge-3, omega-6, DHA, Sắt nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và não phát triển.

- Không uống rượu bởi người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Hi vọng với bài viết này đã cung cấp được cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất, giúp các bạn trả lời được câu hỏi bệnh mất trí nhớ có chữa được không?. Kính chúc các bạn thật nhiều sức khỏe, niềm vui trong cuộc sống, xin chân thành cảm ơn. !
 

Xem ngay >>> Thuốc tăng cường trí nhớ của mỹ tốt nhất hiện nay

 

--------------------------------------------------------------------------------------------------
Bài liên quan:

>>> Những món ăn tăng cường trí nhớ cho mùa thi
>>> Cách điều trị mất trí nhớ ở người già
>>> Thuốc giúp tăng cường trí nhớ cho học sinh thanh niên tốt nhất

Các tin khác